Nông nghiệp Việt Nam nên mừng hay lo?

16/05/2013 08:56
16-05-2013 08:56:55+07:00

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương – TPP:

Nông nghiệp Việt Nam nên mừng hay lo?

Cũng như nhiều nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, thời gian gần đây Việt Nam đang nỗ lực thực hiện nhiều hoạt động nhằm thúc đẩy đàm phán hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương – TPP. Đây là một trong những hiệp định đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế thương mại nói chung, phát triển ngành nông nghiệp nói riêng, mà Việt Nam đang hướng tới.

Cơ hội “lột xác” cho nông nghiệp Việt Nam

Một trong những vấn đề cơ bản quan trọng nhất trong việc tham gia TPP chính là việc chuẩn bị hạ tầng, kỹ thuật và khả năng quản lý trong nông nghiệp

Kim ngạch trong quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ đã tăng trưởng nhanh chóng trong hơn một thập kỷ vừa qua, tăng từ 2 tỉ USD năm 2001 lên đến 26 tỉ USD năm 2012. Cũng trong năm này, trao đổi thương mại nông nghiệp hai chiều giữa Mỹ với mười quốc gia TPP khác đạt mốc 94 tỷ USD, chiếm 39% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nông nghiệp của Hoa Kỳ với thế giới.

Trong đó, xuất khẩu nông nghiệp Hoa Kỳ vào 10 nước đối tác TPP đạt hơn 45 tỉ USD, tương đương 32% tổng lượng xuất khẩu Hoa Kỳ trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, các đối tác TPP cũng là nguồn cung cấp quan trọng các sản phẩm nhập khẩu nông sản vào Hoa Kỳ. Kim ngạch xuất khẩu của các nước này chiếm đến 47% nhập khẩu của Hoa Kỳ.

Một trong những vấn đề cơ bản quan trọng nhất trong việc tham gia TPP chính là việc chuẩn bị hạ tầng, kỹ thuật và khả năng quản lý trong nông nghiệp. Bên cạnh đó, cạnh tranh gay gắt khi tham gia TPP cũng buộc Việt Nam phải có những thay đổi tích cực để sản phẩm nông nghiệp Việt Nam có chỗ đứng. Những cải cách đó bắt nguồn từ khâu cung ứng: cải cách phương thức sản xuất, công nghệ, bảo quản, tăng chất lượng; đến khâu xuất khẩu: phương thức tiếp thị, đảm bảo chất lượng sản phẩm, tăng cường sản phẩm mới…

Như vậy, nếu được gia nhập một sân chơi tập trung nhiều nước “chất lượng cao” như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc… đó sẽ là cơ hội lớn cho cải cách nông nghiệp Việt Nam. Đồng thời, sản phẩm nông nghiệp Việt Nam cũng có điều kiện tiếp cận thị trường chất lượng cao trong phân khúc thị trường thế giới, giúp nông nghiệp Việt thoát khỏi hình ảnh “nông nghiệp giá rẻ”.

Khó tấn công, “long đong” phòng thủ

Tuy nhiên, mặt trái của TPP đối với nông nghiệp Việt Nam không phải là ít. Nên nhớ rằng, “sức lực” hay khả năng chịu đựng và “tính thích nghi” sẽ là hai yếu tố quan trọng khi Việt Nam tham gia vào TPP.

Bên cạnh việc nhập công nghệ chất lượng cao, điều đáng nói là việc du nhập của lượng hàng hoá khủng từ đối tác. Nông nghiệp Hoa Kỳ là một ngành nông nghiệp có khả năng “tấn công nhanh” nhờ lực lượng doanh nghiệp hùng hậu, nhiều kinh nghiệm, và chất lượng sản phẩm mang tính ưu việt. Hoa Kỳ cũng có khả năng phòng thủ rất tốt trước nông sản các nước. Với khả năng sở hữu các mặt hàng chất lượng cao, đi cùng các rào cản kỹ thuật, Hoa Kỳ có khả năng duy trì và bảo vệ nền nông nghiệp quốc gia trước những thách thức về nhập khẩu. Những bài học về kiện chống bán phá giá, cấm vận nhập khẩu do sản phẩm thiếu chất lượng… của Hoa Kỳ trong tiến trình xâm nhập thị trường Hoa Kỳ của Việt Nam là điều cần phải chú ý để tránh thiệt hại cho nông dân. Bài học từ Nhật Bản đối với TPP là một điều Việt Nam nên lưu ý. Theo bộ Nông nghiệp Nhật Bản và đảng Dân chủ tự do, chính phủ nước này đang phải xem xét phương thức bồi hoàn cho nông dân Nhật Bản khi nước này tham gia TPP. Những thâm hụt sản xuất trong ngành nông nghiệp – vốn được bảo hộ nhờ thuế nhập khẩu nông sản cao – sẽ là rất lớn, do TPP đã xoá thuế quan các mặt hàng nông nghiệp nhập khẩu.

Ngoài kêu gọi, trong cải cách

Như vậy, các thách thức mà Việt Nam phải vượt qua để có thể “tấn công lẫn phòng thủ” chính là: hạ tầng, công nghệ, quản lý và chính sách phát triển ngành nông nghiệp.

Muốn vượt thách thức, Việt Nam trước nhất phải kêu gọi, thu hút sự hỗ trợ và đầu tư của các quốc gia khác, điển hình là Hoa Kỳ. Các vấn đề hạ tầng, kỹ thuật, quản lý sẽ nhanh chóng được giải quyết nhờ vào nguồn lực mạnh mẽ và mong muốn tăng cường quan hệ Mỹ – Việt của nước này. Muốn thế, chính sách thu hút đầu tư, thiện chí trong cải cách mở cửa phải được thực hiện nhanh chóng, mạnh mẽ và triệt để.

Bên cạnh đó, thay vì chỉ “chờ người” giúp đỡ, Việt Nam phải chủ động tự cứu mình. Chính sách cải cách nông nghiệp từ khâu ruộng đất, hỗ trợ vốn, kỹ thuật, công nghệ, phương thức sản xuất, cải thiện chất lượng sản phẩm, tiếp cận thị trường đầu ra… phải được thực hiện nhằm tạo thế mạnh, sức chịu đựng và khả năng chống xâm nhập cho nông sản Việt. Khi đó, kết hợp với lợi thế dồi dào về nguồn lao động và điều kiện tự nhiên, không lo sản phẩm Việt không “đấu” lại sản phẩm các nước.

Irys Nguyễn

sài gòn tiếp thị







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đốn hơn 400 cây xanh để xây metro số 2: TPHCM trồng số lượng lớn cây thay thế

Thông tin về việc đốn hạ hơn 400 cây xanh làm Metro Bến Thành - Tham Lương, đại diện Sở Xây dựng khẳng định TPHCM sẽ trồng mới cây xanh sau khi hoàn tất việc thi...

Bộ trưởng Công Thương: Mua giá 0 đồng điện mặt trời mái nhà dư thừa để ngăn trục lợi chính sách

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã giải thích về giải pháp giá 0 đồng đối với điện mặt trời mái nhà trong trường hợp phát lên lưới điện quốc gia. Bộ trưởng Công Thương...

Doanh nghiệp giảm được gần 15% tiền điện từ việc điều chỉnh phụ tải

Một số doanh nghiệp tham gia chương trình điều chỉnh phụ tải điện đã tiết giảm được 25-30% tổng công suất tiêu thụ điện từ đó tiết kiệm được gần 15% tiền điện.

Việt Nam chỉ có 18 tháng để tham gia cuộc đua bán dẫn

Đây là phát biểu của ông Trương Gia Bình – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT tại “Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn”, tổ chức vào chiều ngày...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là "đột phá của đột phá"

Kết luận tại “Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn” tổ chức vào chiều ngày 24/04, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quan điểm phải coi...

Đề xuất 'gói' giải pháp gỡ khó cho dự án BOT giao thông triển khai trước khi có Luật PPP

Đây là kiến nghị của một số bộ, ngành tại cuộc làm việc về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án BOT giao thông, do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ...

Đối tượng nào được tham gia trao đổi trên thị trường carbon?

Ở Việt Nam, thị trường trao đổi tín chỉ carbon đã có nhiều hoạt động giao dịch dưới hình thức thỏa thuận, trong khi thị trường trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà...

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng: 'Các nhà thầu không lo thiếu tiền'

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cam kết các nhà thầu thi công đến đâu, tiền sẽ thanh toán, giải ngân đủ đến đó, không lo thiếu tiền để thi công “3 ca, 4 kíp”.

Khởi tố và bắt tạm giam Phó Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc

Ông Nguyễn Văn Khước, Phó chủ tịch UBND, Chủ tịch Hội đồng thẩm định giá đất tỉnh Vĩnh Phúc, bị bắt với cáo buộc nhận hối lộ liên quan tập đoàn Phúc Sơn.

Bộ Công Thương điều chỉnh kế hoạch cung ứng điện mùa nắng nóng 2024

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 924/QĐ-BCT điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024 và các tháng cao điểm mùa khô...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98