Lợi nhuận ngành khoáng sản chìm theo “ông lớn”

21/08/2013 14:04
21-08-2013 14:04:56+07:00

Lợi nhuận ngành khoáng sản chìm theo “ông lớn”

Tất cả 19 công ty ngành khoáng sản đã công bố báo cáo kết quả kinh doanh bán niên năm 2013 với tổng lợi nhuận toàn ngành chưa bằng phân nửa so với cùng kỳ quý 2/2012 và kể cả lũy kế 6 tháng năm 2012 theo thống kê của Vietstock.

* Doanh nghiệp nào đang bi đát nhất sàn?

* Toàn cảnh lợi nhuận quý 2/2013 qua những con số

* Nhóm “đại gia” thủy sản Hùng Vương đang "ở đâu"?

* Lợi nhuận ngành điện tăng trưởng mạnh

* Điểm mặt doanh nghiệp có của để dành vượt vốn

* Xuất hiện những khoản phải thu đột biến

Mặc dù có đến 16 công ty báo lãi, khả quan hơn con số 13 công ty lãi trong quý 2/2012 nhưng tổng mức lãi chỉ đạt 92.6 tỷ đồng, bằng 43% cùng kỳ. Hầu hết các công ty trong ngành đều ghi nhận tăng trưởng âm về lợi nhuận, ngoại trừ LBM tăng trưởng 13% còn KSS, MICKSH đã có lợi nhuận dương.

Bảng thống kê và so sánh lợi nhuận công ty khoáng sản niêm yết

Đáng chú ý trong số này là KSS, với mức lỗ hơn 11.6 tỷ đồng trong quý 2/2012 thì qua quý 2/2013 công ty đã có lợi nhuận hơn 2 tỷ đồng, một mức tăng đáng kể so với vị thế của công ty trong ngành. Việc KSS có được mức lợi nhuận nguyên nhân được công ty lý giải là do tiết giảm được tối đa một số khoản chi phí đầu vào.

“Ông lớn” suy giảm

Việc tổng lợi nhuận các cổ phiếu ngành khoáng sản ở quý 2/2013 và 6 tháng đầu năm 2013 giảm mạnh phần lớn do ảnh hưởng bởi “ông lớn” Khoáng sản Sài Gòn – Quy Nhơn (HOSE: SQC) với mức lợi nhuận rất thấp so với cùng kỳ.

SQC là doanh nghiệp lớn nhất trong ngành, với vốn điều lệ 1,100 tỷ đồng nhưng lợi nhuận công ty này đạt được không tương xứng với quy mô, lãi ròng quý 2/2013 “bé nhỏ”, tầm 1.6 tỷ đồng trong khi cùng kỳ đạt 44 tỷ đồng. Điều này được công ty lý giải bởi mức giá vốn hàng bán tăng cao trong kỳ.

So sánh lợi nhuận công ty khoáng sản niêm yết Q2/2013 và Q2/2012
ĐVT: Triệu đồng

Lũy kế 6 tháng đầu năm, lợi nhuận sau thuế của SQC không nhỉnh hơn là bao khi ghi nhận con số 1.7 tỷ đồng. Với mức lợi nhuận này, công ty chỉ hoàn thành vỏn vẹn 5% kế hoạch năm 2013. Được biết, trong 6 tháng đầu năm 2013, SQC đã thoái vốn tại Du lịch Sài Gòn Hàm Tân và đầu tư dài hạn vào CTCP Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn – SPT. SQC cũng là cổ phiếu có giao dịch trầm lắng trên sàn, hầu như không xảy ra giao dịch và biến động giá. Tổng khối lượng giao dịch của SQC trong quý 2 rất thấp, chỉ có 600 cổ phiếu và giá đứng ở mức 79,800 đồng/cp.

Lãi dồn về 3 công ty

Lãi ròng toàn ngành chủ yếu tập trung ở 3 công ty là HGM, KSBBMC. Tổng mức lợi nhuận của 3 đơn vị dẫn đầu này chiếm hơn 75% tổng lợi nhuận của các công ty báo lãi. Tuy nhiên, lợi nhuận tại các công ty này đều suy giảm so với cùng kỳ.

Tỷ lệ lãi ròng quý 2/2013 của các công ty khoáng sản niêm yết

Đứng đầu là Cơ khí & Khoáng sản Hà Giang (HNX: HGM) với mức lãi sau thuế quý 2/2013 gần 28 tỷ đồng, chiếm hơn 33% tổng lợi nhuận của toàn ngành khoáng sản đang niêm yết nhưng mức lợi nhuận này giảm gần 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 6 tháng đầu năm, HGM đạt hơn 84.8 tỷ đồng doanh thu thuần, 52 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt giảm 8% và 22% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, nếu so sánh với kế hoạch năm thì HGM đang là điểm sáng khi hoàn thành 74% kế hoạch lãi trước thuế cả năm 2013. Công ty đã đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế 75.6 tỷ đồng, trong khi đó, lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm ở mức hơn 55.5 tỷ đồng.

Khoáng sản & Xây dựng Bình Dương (HOSE: KSB) đứng vị trí thứ hai về lợi nhuận sau thuế quý 2/2013 với gần 23 tỷ đồng, chiếm hơn 27% tổng lợi nhuận toàn ngành. Cũng tương tự HGM, lợi nhuận sau thuế của KSB bị sụt giảm, mất gần 24% so với cùng kỳ.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của KSB đạt gần 251 tỷ đồng, giảm nhẹ gần 5% và lợi nhuận sau thuế ở mức gần 39 tỷ đồng, giảm hơn 17% so với 6 tháng đầu năm 2012. Tương ứng mức lợi nhuận này, công ty chỉ hoàn thành hơn 44% kế hoạch cả năm 2013.

Công ty còn lại có mức ảnh hưởng đáng kể đến tổng lợi nhuận toàn ngành khoáng sản là Khoáng sản Bình Định (HOSE: BMC). Quý 2/2013, BMC đạt gần 95.5 tỷ đồng doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế ở mức gần 19 tỷ đồng, giảm lần lượt gần 14% và gần 40% so với quý 2/2012. Với mức lợi nhuận này, BMC chiếm 23% tổng lợi nhuận của ngành trong quý 2/2013.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2013, doanh thu thuần đạt gần 196 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ nhưng lợi nhuận sau thuế vẫn giảm hơn 20%, về mức hơn 42.7 tỷ đồng, tương ứng hoàn thành 53% kế hoạch năm.

Việc lợi nhuận của HGM, BMC và KSB giảm chủ yếu do doanh thu suy giảm, bên cạnh đó, các chi phí trong kỳ vẫn còn duy trì ở mức tương đối cao.

Biểu đồ lợi nhuận của HGM, BMC và KSB
ĐVT: Triệu đồng

Mặc dù là các cổ phiếu đứng đầu về doanh thu và lợi nhuận, nhưng giao dịch của các cổ phiếu trên sàn không mấy sôi nổi. Cụ thể, tổng khối lượng giao dịch của HGM trong quý 2 chỉ vỏn vẹn 168.7 ngàn đơn vị, còn KSB có tổng khối lượng giao dịch cũng chỉ hơn 1 triệu đơn vị. Đáng kể nhất, BMC với tổng khối lượng giao dịch gần 8 triệu đơn vị, nhưng tính bình quân, BMC cũng chỉ giao dịch hơn 130 ngàn đơn vị/phiên, khá thấp so với mức biến động mạnh của chỉ số và khối lượng giao dịch ở quý 2/2013.

Kể từ cuối quý 2/2012 đến nay, ngành khoáng sản niêm yết chỉ đón thêm một nhân tố mới duy nhất là Khoáng sản Quang Anh (HNX: KSQ), nhưng nhân tố này chưa tạo được hiệu ứng gì đặc biệt cả về lợi nhuận lẫn giao dịch trên sàn. Về kết quả kinh doanh quý 2/2013, KSQ đạt hơn 7 tỷ đồng doanh thu thuần, lợi nhuận sau thuế 1.5 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm doanh thu thuần gần 10.6 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hơn 2.3 tỷ đồng. Nhưng mức lợi nhuận này có thể chấp nhận được bởi quy mô của công ty là không lớn, vốn điều lệ của công ty chỉ 30 tỷ đồng.

Duy Hoàng

Infonet







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (8)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

BV Land cùng hai doanh nghiệp bị phạt do vi phạm liên quan đến công bố thông tin

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành quyết định xử phạt 3 công ty do vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin. Trong đó, phạt nặng nhất CTCP BV Land (UPCoM: BVL) số...

HNG lỗ ròng 47 tỷ đồng trong quý 1

Do kinh doanh dưới giá vốn, CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HOSE: HNG) lỗ ròng hơn 47 tỷ đồng trong quý 1/2024. Lỗ lũy kế gần 8,150 tỷ đồng.

ITA, TDH cùng 2 doanh nghiệp khác bị cưỡng chế dừng thủ tục hải quan do nợ thuế

Ngày 02/05/2024, Chi cục Hải quan Quản lý Hàng đầu tư thuộc Cục Hải quan TPHCM đã thông qua quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng...

PTB báo lãi quý 1 tăng 40%, cổ phiếu lập đỉnh gần 2 năm

Các cổ đông của CTCP Phú Tài (HOSE: PTB) được dịp cười tươi khi Công ty kinh doanh thuận lợi và tạo động lực để giá cổ phiếu thăng hoa.

Bidiphar (DBD): Kế hoạch doanh thu 2,000 tỷ đồng, cổ tức tối thiểu 20%

Năm 2024, Bidiphar lên kế hoạch doanh thu chạm mốc 2,000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế tương đương thực hiện 2023, là 320 tỷ đồng. Kế hoạch cổ tức tối thiểu 20%.

Nhân sự tăng gấp đôi trong quý 1, Taseco Land dự kiến khởi công loạt dự án năm 2024

Năm nay, Taseco Land lên kế hoạch khởi công 4 dự án mới gồm khu công nghiệp Taseco Đồng Văn 3 vào tháng 6, tổ hợp thương mại dịch vụ hỗn hợp Nam Thái vào quý 2...

Thuduc House tiếp tục lỗ trong quý 1, nhận 2 quyết định cưỡng chế do nợ thuế gần 92 tỷ 

Không chỉ lỗ trong quý 1/2024, CTCP Phát triển Nhà Thủ Đức (HOSE: TDH) khó khăn chồng chất khi nhận 2 quyết định cưỡng chế từ Cục thuế TPHCM và Cục Hải quan TPHCM.

TOS khép lại quý 1 với doanh thu cao nhất 10 quý, tài sản lập mốc mới

CTCP Dịch vụ biển Tân Cảng (UPCoM: TOS) có quý 1 kinh doanh tích cực với doanh thu thuần 509 tỷ đồng, cao nhất 10 quý. Tổng tài sản tạo cột mốc mới 3,856 tỷ đồng...

Hòa Phát bán hơn 800 ngàn tấn thép trong tháng 4, tăng 76% so với cùng kỳ

Trong tháng 4/2024, CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HOSE: HPG) ghi nhận sản lượng tiêu thụ cao nhất trong 2 năm, kéo dài chuỗi ngày phục hồi của hãng thép lớn nhất Việt Nam.

Giá vé máy bay tăng mạnh trong năm 2024, có tuyến tăng gấp rưỡi

Theo Cục Hàng không Việt Nam (Cục HKVN), giá vé máy bay tuy tăng mạnh, nhưng vẫn trong khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách theo quy định hiện hành.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98