M&A: Vẫn nóng bất động sản và ngân hàng

08/08/2013 21:34
08-08-2013 21:34:02+07:00

M&A: Vẫn nóng bất động sản và ngân hàng

Tại Diễn đàn M&A Việt Nam 2013 do báo Đầu tư và Công ty AVM Vietnam phối hợp tổ chức ngày 08/08, nhiều diễn giả kỳ vọng sau một năm 2012 đầy khó khăn, trong năm nay sẽ có nhiều giao dịch được hoàn tất nhờ vào các yếu tố kinh tế cơ bản và cam kết mạnh mẽ của Chính phủ.

Tiềm năng nhưng vẫn còn rào cản pháp lý

Trong 5 năm qua, giá trị thương vụ M&A tại Việt Nam đã tăng gần 5 lần và đạt xấp xỉ 5 tỷ USD vào năm 2012. Tổng giá trị các thương vụ từ 2009 đến nay ước đạt 14.8 tỷ USD, tố độ tăng trưởng bình quân đạt 65%/năm.

Năm 2013 cũng đang chứng kiến nhiều thương vụ mua bán sáp nhập quy mô lớn trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, từ sản xuất công nghiệp, bất động sản, đến dịch vụ. Riêng quý 1/2013 đã có 14 thương vụ với tổng trị giá 675.5 triệu USD, trong đó những thương vụ quy mô lớn thuộc lĩnh vực bất động sản. Đặc biệt, những thương vụ này không chỉ vốn ngoại đổ vào Việt Nam mà giữa các nhà đầu tư nội địa cũng đã tiến hành sáp nhập.

Theo khảo sát của KPMG, Việt Nam hiện được coi là điểm đến M&A với khả năng thu hút đầu tư không thua kém hoặc thậm chí hơn các nước trong khu vực. Vì thế thời gian tới hoạt động này sẽ tiếp tục tăng mạnh, trong đó nhà đầu tư chủ yếu từ châu Á Thái Bình Dương, đặc biệt là Nhật Bản. Lĩnh vực hấp dẫn nhất là ngành hàng tiêu dùng, dược, nông nghiệp và bán lẻ (trông chờ vào yếu tố nhân khẩu học thuận lợi).

Những thương vụ M&A lớn nhất 2012 – Q1/2013

Theo ông John Ditty – Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc KPMG Việt Nam và Campuchia, các yếu tố chính mà nhà đầu tư tìm kiếm ở một công ty mục tiêu là chất lượng quản trị, khả năng triển khai của ban giám đốc và tiềm năng thị trường trong dài hạn; có cùng tầm nhìn chiến lược và liên tục mong muốn chinh phục các thử thách; vị trí vững chắc trên thị trường với tiềm năng phát triển mạnh.

Khi đã chọn được mục tiêu thì việc định giá và soát xét doanh nghiệp đó để thực hiện M&A cũng gặp không ít khó khăn trong các vấn đề liên quan đến kế hoạch kinh doanh, khả năng quản trị, sự minh bạch, chất lượng số liệu kế toán, pháp lý…

Đặc biệt, thủ tục pháp lý luôn là vấn đề gây khó khăn nhất cho hoạt động M&A khi quy định trần của tỷ lệ đầu tư và sau đó là giấy phép sửa đổi.

Liên quan đến vấn đề này, đại diện Bộ kế hoạch và đầu tư lý giải, Việt Nam phải thực hiện cam kết theo lộ trình WTO, đồng thời hiện vẫn chưa có một nghiên cứu bài bản cho pháp lý trong M&A bởi nó bị chi phối nhiều quy định và ngành nghề khác nhau. Hoạt động M&A vẫn còn rất tiềm năng vì thế cần có một thể chế đầy đủ. Ông đưa ra đề nghị, các doanh nghiệp nên lập ra một cơ quan đại diện nhằm tập hợp những khó khăn, vướng mắc trong pháp lý để Bộ Kế hoạch Đầu tư xem xét trình Chính phủ.

Ngoài ra, hoạt động đầu tư vào các công ty nhà nước còn hạn chế do nhiều công ty nhà nước không muốn thay đổi và tìm kiếm sự hiệu quả. Đây là những doanh nghiệp độc quyền và không chịu sức ép của thị trường.

Vẫn nóng M&A bất động sản và ngân hàng

CTCP Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cùng 1 số đơn vị khác được nhận danh hiệu “Nhà tư vấn M&A Tiêu biểu nhất Việt Nam năm 2012

Theo dự báo năm 2013-2014, M&A trong lĩnh vực bất động sản vẫn có tiềm năng lớn. Các nhà đầu tư từ Nhật bản, Hàn Quốc, Singapore và Trung Quốc đẩy mạnh việc mua lại các khu văn phòng cho thuê, khu trung tâm thương mại. Còn nhà đầu tư trong nước tập trung mua bán các dự án nhà ở. Tuy nhiên, nhìn chung nhiều công ty trong nước gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn và hạn chế trong quản lý, dẫn đến hiện trạng thị trường Việt Nam đang bị định giá thấp và trở thành điểm thu hút nhà đầu tư nước ngoài.

Đối với hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng, thời gian qua đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm của công chúng. Mục tiêu chính của M&A trong ngân hàng là tái cơ cấu một cách căn bản và toàn diện hệ thống các tổ chức tín dụng để phát triển một hệ thống hiện đại, an toàn, hiệu quả theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế.

Phó thống đốc NHNN Đoàn Minh Tú cho biết, 13 ngân hàng đã có cổ phần của nước ngoài tham gia đang hoạt động hiệu quả như tăng năng lực tài chính, điều hành bằng việc cơ cấu bộ máy, mở rộng quan hệ đại lý… vì thế hình ảnh của các ngân hàng Việt Nam đã từng bước được nâng lên. Còn 9 ngân hàng yếu kém cần sáp nhập đã đưa ra những phương án tích cực và hiện đã có những kết quả bước đầu khả quan. Vì thế, việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng đang thực hiện đúng lộ trình.

Các diễn giả tại Hội thảo

Theo ông Sanjay Kalra – Đại diện thường trú Quỹ Tiền tệ Quốc tế tại Việt Nam và Lào, Ngân hàng Nhà nước nên được trao trách nhiệm chính trong việc thực hiện kế hoạch cải cách, trong khi Bộ Tài chính chịu trách nhiệm phối hợp với NHNN thực hiện kế hoạch xử lý nợ xấu và xác định những nhu cầu về vốn của NHTM nhà nước.

Ngoài ra, ông cho rằng để cải cách lĩnh vực ngân hàng cũng cần can thiệp sớm các vấn đề về chất lượng tài sản nhằm hạn chế chi phí ngân sách. Nghĩa là tập trung giải quyết nợ xấu để giảm bớt tỷ lệ nợ xấu thông qua việc bán tài sản thế chấp, bán nợ xấu cho Công ty Mua bán nợ và tài sản (DATC), bán nợ xấu cho các tổ chức phi tín dụng và các công ty quản lý tài sản ngân hàng (AMCs) và xóa nợ xấu.

Ông cũng có chia sẻ trong việc xử lý các tài sản “có vấn đề”. Theo đó, với các nhà làm luật thì không nên bắt một ngân hàng tốt lại phải chịu các vấn đề của một ngân hàng yếu kém; và giải quyết vấn đề vốn có như là một phần của quá trình xử lý. Còn đối với các bên mua, bảo đảm thương vụ mua bán nằm trong lợi ích của các cổ đông. Đồng thời hiểu rất rõ mục tiêu đưa ra cho người mua là gì và liệu mua lại có phải là cách tốt nhất để đạt được điều đó không? Mạnh dạn và cương quyết trong việc bảo vệ những gì mình có thông qua việc mua lại chỉ dựa trên các điều khoản được điều chỉnh theo rủi ro.

Thanh Nụ

Infonet



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Vi phạm liên quan đến trái phiếu, 2 công ty liên quan Shark Thủy bị xử phạt

Ngày 25/04, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) có quyết định xử phạt hành chính đối với 2 công ty liên quan đến Shark Thủy là CTCP Phát triển Giáo dục iGARTEN và...

Theo dấu dòng tiền cá mập 26/04: Khối ngoại mua 274 tỷ đồng MWG

Phiên ngày 26/04, khối tự doanh công ty chứng khoán và khối ngoại chuyển động ngược chiều. Trong khi tự doanh bán ròng gần 150 tỷ đồng, khối ngoại mua ròng gần 135...

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 26/04

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

26/04: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay.

Vi phạm liên quan đến trái phiếu, chủ quản chuỗi The Coffee House bị xử phạt

Ngày 23/04/2024, Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP Seedcom (Địa chỉ trụ sở chính: L17-11...

Theo dấu dòng tiền cá mập 25/04: Tự doanh cùng khối ngoại bán ròng gần 940 tỷ đồng

Phiên giao dịch ngày 25/04, tự doanh công ty chứng khoán và khối ngoại lần lượt bán ròng gần 539 tỷ đồng và gần 397 tỷ đồng.

Vietstock LIVE: Đọc vị kết quả kinh doanh Q1/2024 và triển vọng kinh tế Việt Nam

Thị trường sẽ diễn biến ra sao trong bối cảnh kinh tế đầy biến động và đâu là chiến lược thích hợp cho nhà đầu tư trong thời gian tới?

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 25/04

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

25/04: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay. 

Theo dấu dòng tiền cá mập 24/04: Tự doanh và khối ngoại giao dịch ngược chiều

Phiên giao dịch ngày 24/04, trong khi tự doanh công ty chứng khoán mua ròng gần 996 tỷ đồng, thì khối ngoại lại xả gần 149 tỷ đồng. 


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98