Phân tích kỹ thuật cổ phiếu ”nóng”: SHS - CTCP Chứng Khoán Sài Gòn - Hà Nội

19/08/2013 13:47
19-08-2013 13:47:57+07:00

Phân tích kỹ thuật cổ phiếu ”nóng”: SHS - CTCP Chứng Khoán Sài Gòn - Hà Nội

Theo Phòng Nghiên cứu Vietstock, do cổ phiếu này chưa phá vỡ ngưỡng hỗ trợ dài hạn Fibonacci Retracement 61.8% nên những nhà đầu tư mạo hiểm có thể mua vào trong vùng 5,200 – 5,600 nhưng với quan điểm cần cắt lỗ nhanh chóng nếu giá xuyên thủng vùng này.

TÍN HIỆU KỸ THUẬT QUAN TRỌNG

Dài hạn: Fibonacci Retracement 61.8% hỗ trợ rất tốt. Ngưỡng này được giới phân tích kỹ thuật đánh giá là ngưỡng mạnh và có độ tin cậy cao. Trong các đợt thoái lùi gần đây, Fibonacci Retracement 61.8% đều hỗ trợ rất mạnh cho giá.

Mặt khác, ngưỡng này cũng trùng với vùng giao dịch dày đặc của giai đoạn tháng 09/2012 nên sự vững chắc càng được củng cố.

Nếu ngưỡng này bị thủng thì có thể khiến xu hướng tăng trưởng trung hạn bị đảo ngược từ tăng trưởng sang giảm điểm mạnh. Theo đánh giá của giới phân tích kỹ thuật thì khả năng này không quá lớn.

Lo ngại về việc nhóm MA dài hạn bị phá vỡ. Trong đợt điều chỉnh mạnh vừa qua, giá đã phá vỡ cùng lúc rất nhiều đường MA dài hạn, điển hình là SMA 100 và SMA 200. Đây đều là những ngưỡng quan trọng về mặt chiến lược và được giới phân tích kỹ thuật lưu ý.

Nếu trong những tuần tới giá vẫn còn duy trì bên dưới những đường này thì nguy cơ sụt giảm sâu là rất cao.

Ngắn hạn: Thanh khoản chưa bứt phá. Khối lượng khớp lệnh mặc dù duy trì ổn định nhưng vẫn khá yếu và duy trì bên dưới mức trung bình 20 phiên gần nhất (tương đương 500,000 đơn vị/phiên). Điều này cho thấy lực cầu không thực sự mạnh.

Stochastic Oscillator đang duy trì trong vùng thấp nên khả năng giảm sâu bất ngờ không cao.

Các ngưỡng hỗ trợ/kháng cự đáng chú ý xác định theo Fibonacci:

• Ngưỡng 0%       : 8,300

• Ngưỡng 23.6%  : 7,200

• Ngưỡng 38.2%  : 6,500

• Ngưỡng 50.0%  : 5,900

• Ngưỡng 61.8%  : 5,400

• Ngưỡng 100.0%: 3,600

Chiến lược trading: Do cổ phiếu này chưa phá vỡ ngưỡng hỗ trợ dài hạn Fibonacci Retracement 61.8% nên những nhà đầu tư mạo hiểm có thể mua vào trong vùng 5,200 – 5,600 nhưng với quan điểm cần cắt lỗ nhanh chóng nếu giá xuyên thủng vùng này.

MỘT SỐ THÔNG TIN ĐÁNG CHÚ Ý

Doanh thu chủ yếu đến từ doanh thu khác và hoạt động đầu tư. Chi phí tiếp tục được cắt giảm. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2013, doanh thu của SHS đạt 65 tỷ đồng, giảm 39.4% so với cùng kỳ và kéo theo lợi nhuận sau thuế xuống mức 14.1 tỷ đồng, giảm 54.4% so với nửa đầu năm 2012.

Kết quả kinh doanh của SHS suy giảm so với cùng kỳ chủ yếu là do: (1) Doanh thu hoạt động đầu tư chứng khoán góp vốn chỉ đạt gần 22 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái đạt 46.3 tỷ đồng. (2) Thu nhập khác cũng chỉ đạt 22.2 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ là gần 46 tỷ đồng (xem thêm nhận định bên dưới).

Hoạt động đầu tư chứng khoán góp vốn của SHS đã có lời trở lại, khi chi phí của hoạt động này chỉ có 14.2 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lên tới gần 70 tỷ đồng,

Trong khi đó, mức hoàn nhập dự phòng trong 6T/2013 đạt gần 30 tỷ đồng, thấp hơn so với cùng kỳ đạt 61 tỷ đồng. Những chi phí lên quan đến hoạt động kinh doanh chứng khoán (nhân công, các chi phí khác) trong 6 tháng đầu năm tiếp tục được SHS cắt giảm.

Trong 6T/2013, doanh thu khác của SHS đạt 22.2 tỷ đồng, đóng góp nhiều nhất cho tổng doanh thu với tỷ lệ 34.15%. Tiếp theo là hoạt động đầu tư chứng khoán, góp vốn đạt 21.7 tỷ đồng (33.38%), hoạt động môi giới đạt 13.3 tỷ đồng (20.46%); trong khi hoạt động tư vấn đạt 3.4 tỷ đồng (5.2%), bảo lãnh phát hành đạt 2.95 tỷ đồng (4.5%) và doanh thu lưu ký chứng khoán đạt 1.45 tỷ đồng (2.23%).

Lượng tiền gửi khách hàng tăng nhẹ. Tổng lượng tiền mặt của SHS tại cuối quý 2/2013 là 680 tỷ đồng, giảm nhẹ 8% so với số cuối năm 2012; trong đó, tiền gửi của khách hàng gần 137 tỷ đồng, tăng nhẹ so với mức 128 tỷ đồng cuối năm 2012.

Lượng tiền mặt hiện có của SHS là khá tốt, chiếm hơn 42.8% tổng tài sản. Điều này có thể giúp SHS dễ dàng gia tăng hoạt động hỗ trợ khách hàng (cho vay margin, ứng trước….), hoàn trả nghĩa vụ nợ hay gia tăng đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh trong thời gian tới.

Tổng giá trị đầu tư ngắn hạn và dài hạn đến cuối quý 2/2013 là hơn 465 tỷ đồng. Trong đó:

Đầu tư ngắn hạn hơn 400 tỷ đồng, tăng 17.2% so với đầu năm. Đầu tư ngắn hạn chủ yếu là đầu tư chứng khoán niêm yết với hơn 348 tỷ đồng và đầu tư khác 52 tỷ đồng. Dự phòng cho khoản mục đầu tư chứng khoán niêm yết là 93 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ 23.25%

Theo báo cáo tài chính kiểm toán năm 2012, đầu tư ngắn hạn của SHS tập trung chủ yếu ở cổ phiếu của ngân hàng có liên quan SHB với 203 tỷ đồng (dự phòng 71.9 tỷ đồng), cổ phiếu MBB với 51.8 tỷ đồng (dự phòng 8.7 tỷ đồng) và cổ phiếu VRC với 43.7 tỷ đồng.

Đầu tư dài hạn không thay đổi, với giá trị gần 65 tỷ đồng, chủ yếu tập trung vào Tổng CTCP Bảo hiểm SHB-Vinacomin.

Tăng mạnh cho vay đầu tư chứng khoán để thu hút khách hàng. Duy trì Top 10 môi giới trên HNX. Tại cuối quý 2/2013, tổng các khoản phải thu là 727 tỷ đồng, tăng nhẹ 10.6% so với cuối năm 2012. SHS đã trích lập dự phòng nợ khó đòi với 202 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ 27.8%.

Khoản phải thu khách hàng gia tăng chủ yếu do SHS đẩy mạnh cho nhà đầu tư vay tiền để mua chứng khoán (nằm trong khoản phải thu khác). Theo đó, khoản mục cho nhà đầu tư vay tiền để mua chứng khoán đã tăng từ 477 tỷ đồng cuối năm 2012 lên 557 tỷ đồng cuối tháng 6/2013.

So với cùng kỳ năm ngoái thì khoản cho nhà đầu tư vay tiền để mua chứng khoán hiện tại cao hơn 95 tỷ đồng. Do đó, nhiều khả năng thu nhập khác sụt giảm so với cùng kỳ là do SHS đã chủ động giảm lãi suất cho vay margin để thu hút khách hàng. Trong 2 quý đầu năm 2013, SHS đã duy trì trong Top 10 CTCK có thị phần môi giới lớn nhất trên sàn HNX.

Cuối tháng 09/2013 đáo hạn 150 tỷ đồng nợ vay trái phiếu từ SHB. Hiện SHS có 244 tỷ đồng nợ vay ngắn hạn, trong đó có khoản vay bằng trái phiếu 150 tỷ đồng phát hành cho Công ty Quản lý và Khai thác Tài sản – Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB) sẽ đáo hạn vào ngày 30/09/2013.

Với lượng tiền mặt hiện có như phản ánh trên báo cáo tài chính thì áp lực trả nợ này sẽ không quá nặng nề. Cũng không loại trừ khả năng lượng trái phiếu này sẽ tiếp tục được SHB gia hạn hoặc thay thế bằng một khoản vay nợ khác.

Giao dịch và định giá cơ bản. SHS là cổ phiếu đầu cơ cao trên HNX với hệ số beta lên đến 2.19, khối lượng giao dịch trung bình 52 tuần đạt gần 1.4 triệu đơn vị/phiên. Hiện SHS đang giao dịch ở mức P/B 0.79 lần, nhưng PE trailing lên đến 44.54 lần.

(Nguồn dữ liệu: VietstockFinance)

Mỹ Hà ghi

infonet



MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (5)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 09/05: Tâm lý thận trọng đang bao trùm

VN-Index và HNX-Index tăng giảm trái chiều cùng với thanh khoản có sự sụt giảm đáng kể trong phiên sáng cho thấy nhà đầu tư đang khá cẩn trọng trong giao dịch.

Ngày 09/05/2024: 10 cổ phiếu nóng dưới góc nhìn PTKT của Vietstock

Các cổ phiếu nóng được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: GAS, GEX, HPG, HDB, MSN, OCB, STB, TPB, VIB và VPB.

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 08/05: Thị trường diễn biến phân hóa 

VN-Index và HNX-Index tăng giảm trái chiều cùng với khối lượng giao dịch có sự gia tăng đáng kể trong phiên sáng cho thấy tâm lý phân vân của các nhà đầu tư.

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 07/05: Tâm lý phân vân dần hiện hữu

VN-Index và HNX-Index tăng giảm trái chiều cùng với khối lượng giao dịch có sự sụt giảm trong phiên sáng cho thấy tâm lý của các nhà đầu tư đang khá phân vân.

Ngày 07/05/2024: 10 cổ phiếu nóng dưới góc nhìn PTKT của Vietstock

Các cổ phiếu nóng được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: BVH, DPM, HPG, HDB, MSN, OCB, STB, TPB, VIC và VPB.

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 06/05: Đà phục hồi tiếp tục được duy trì

VN-Index và HNX-Index đồng loạt tăng điểm cùng với khối lượng giao dịch có sự gia tăng trong phiên sáng cho thấy tâm lý nhà đầu tư đang khá lạc quan.

Tuần 06-10/05/2024: 10 cổ phiếu nóng dưới góc nhìn PTKT của Vietstock

Các cổ phiếu nóng được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: BVH, DPM, HPG, HDB, MSN, OCB, STB, TPB, VIC và VPB.

Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 06-10/05/2024

Chiến lược đầu tư & Phân tích kỹ thuật chuyên sâu thị trường chứng khoán Việt Nam.

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 03/05: Tín hiệu trái chiều xuất hiện

VN-Index và HNX-Index đồng loạt tăng điểm nhưng khối lượng giao dịch có sự sụt giảm nhẹ trong phiên sáng cho thấy nhà đầu tư vẫn khá thận trọng.

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 02/05: Trạng thái giằng co chi phối thị trường

VN-Index và HNX-Index đồng loạt giảm điểm nhẹ cùng với khối lượng giao dịch có sự gia tăng trong phiên sáng cho thấy tâm lý nhà đầu tư đang khá phân vân.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98