5 điều cần chú ý về cuộc họp của Fed ngoài QE

17/09/2013 18:13
17-09-2013 18:13:57+07:00

5 điều cần chú ý về cuộc họp của Fed ngoài QE

Tâm điểm của thị trường về cuộc họp của ủy ban thiết lập lãi suất thuộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong hai ngày thứ Ba và thứ Tư chính là liệu ngân hàng trung ương có cắt giảm tốc độ của chương trình mua tài sản hàng tháng, được biết đến với tên gọi nới lỏng định lượng, hay QE.

* Tổng thống Obama chấp thuận Lawrence Summers rút khỏi cuộc đua Chủ tịch Fed

* 5 sự kiện sắp "xâm chiếm" tâm trí nhà đầu tư phố Wall

 

Có quy mô 85 tỷ USD/tháng, chương trình này ra đời vào tháng 9/2012 với mục đích hạ thấp lãi suất dài hạn và thúc đẩy nền kinh tế. Hiện giới quan sát Fed đều có chung quan điểm cho rằng Fed sẽ cắt giảm rất nhẹ, có lẽ khoảng 5-10 USD.

Cuộc tranh luận về việc thu hồi QE đã làm lu mờ các vấn đề quan trọng khác đáng để nhà đầu tư theo dõi. MarketWatch đã liệt kê 5 điểm mà nhà đầu tư cần lưu ý tại cuộc họp của Fed ngoài QE.

1. Quan điểm của Fed về tình hình thị trường lao động

Kể từ khi Fed khởi động đợt mua tài sản thứ 3 vào tháng 9/2012, tỷ lệ thất nghiệp đã giảm từ 8.1% xuống 7.3%. Tuy nhiên, phần lớn đà sụt giảm này phản ánh việc các cá nhân đang rút khỏi lực lượng lao động hơn là cho thấy các công nhân đang tìm việc làm.

Hiện đang xảy ra cuộc tranh luận về việc liệu đà sụt giảm của tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là mang tính hệ thống hay chu kỳ. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng việc làm đã suy yếu từ mức 205,000 việc làm/tháng trong 4 tháng đầu năm xuống còn 155,000 việc làm/tháng.

2. Dự báo của Fed về triển vọng kinh tế

Vào tháng 6 vừa qua, Chủ tịch Ben Bernanke gợi ý rằng Fed có thể kết thúc quá trình thu hồi kích thích khi tỷ lệ thất nghiệp chạm 7%. Trong tháng 8, chỉ báo này giảm xuống còn 7.3%.

Bên cạnh đó, Fed đã thiết lập mục tiêu tỷ lệ thất nghiệp 6.5% làm cơ sở cho việc nâng lãi suất.

“Nếu tỷ lệ thất nghiệp sớm chạm mức 7% vì tỷ lệ tham gia lực lượng lao động tiếp tục suy giảm, khi đó Fed có thể điều chỉnh một số mục tiêu đã chia sẻ với thị trường dùng để xác định thời điểm ngừng chương trình mua tài sản và xem xét nâng lãi suất”, nhận định của ông Carl Tannenbaum, nhà kinh tế trưởng tại Northern Trust, Chicago.

Một số nhà quan sát Fed dự báo các nhà làm chính sách có thể hạ thấp mức thềm 6.5% để xoa dịu mối lo sợ rằng Fed có thể nâng lãi suất sớm hơn dự kiến.

3. Ước tính đầu tiên của Fed về tăng trưởng GDP 2016

Các quan chức Fed sẽ đưa ra ước tính sơ bộ về tăng trưởng, tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát năm 2016. Cũng có tầm quan trọng không kém là các dự báo của Fed về mục tiêu lãi suất ngắn hạn.

Mike Moran, nhà kinh tế trưởng người Mỹ tại Daiwa Capital Markets America Inc., cho biết Fed có thể đưa ra mức dự báo tỷ lệ thất nghiệp dưới 6%. Điều này đồng nghĩa với việc lãi suất ngắn hạn có thể “về rất sát mức bình thường” khoảng 4%. Theo ông Moran, đó không phải là kỳ vọng của thị trường lúc này.

Các dự báo dài hạn cũng sẽ cho thấy ước tính của Fed về tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.

4. Quan điểm của Fed về lĩnh vực nhà ở

Có vẻ như các quan chức của Fed, và đa số các nhà kinh tế đều kỳ vọng các hoạt động của lĩnh vực nhà ở sẽ kéo nền kinh tế ra khỏi khó khăn. Tuy nhiên, hầu hết các số liệu kể từ cuộc họp lần trước của Fed đều khá thất vọng.

Nhà kinh tế Dan Silver tại J.P. Morgan Chase cho biết: “Nhất định là bức tranh hiện nay không được khả quan như cách đây 5 hay 6 tháng”.

Trong thông báo chính sách tại cuộc họp cuối tháng 7, Fed lưu ý rằng lãi suất thế chấp đã tăng nhẹ trở lại. Trong suốt quá trình tranh luận tại cuộc họp, xuất hiện nhiều ý kiến trái chiều về triển vọng của thị trường nhà ở trong tháng 7. Tuy nhiên theo biên bản cuộc họp, dường như phần lớn các quan chức đều cho rằng đà phục hồi của thị trường nhà ở sẽ khả quan bất chấp lãi suất tăng cao.

5. Phản ứng của Fed trước tình trạng lạm phát thấp

Lạm phát đã giảm sâu xuống dưới mục tiêu 2%/năm của Fed khi chạm 0.9% trong tháng 4.

Tại cuộc họp tháng 7, Fed cuối cùng cũng lên tiếng cho rằng tình trạng lạm phát thấp kéo dài có thể là một vấn đề đáng lo ngại. Còn trong tháng trước, James Bullard - Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ khu vực St. Louis, cho biết không có nhiều dấu hiệu cho thấy lạm phát sẽ tăng trở lại mục tiêu của ngân hàng trung ương.

Trong khi đó, theo các nhà kinh tế tại J.P. Morgan, Fed có thể thiết lập cận dưới cho chỉ báo lạm phát. Các nhà kinh tế này cho rằng ngân hàng trung ương sẽ không nâng lãi suất nếu triển vọng lạm phát trong 1 đến 2 năm tới vẫn duy trì dưới 1.5%.

Hiện nay, Fed chỉ thiết lập cận trên cho chỉ báo lạm phát và cho rằng sẽ giữ nguyên chỉ tiêu tỷ lệ thất nghiệp ở mức 6.5% miễn là triển vọng lạm phát vẫn còn dưới 2.5%.

Phước Phạm (Theo MarketWatch)





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Giới chuyên gia: Đồng Nhân dân tệ hạ giá chỉ là tạm thời

Chỉ số giá trị của đồng NDT so với các đối tác thương mại chính của Trung Quốc tăng gần 3% do đồng yen của Nhật Bản giảm mạnh 9% và đồng won Hàn Quốc giảm 5% so với...

Nhật Bản ghi nhận thặng dư tài khoản vãng lai cao kỷ lục

Thâm hụt thương mại của Nhật Bản giảm gần 80% xuống 3.570 tỷ yen nhờ xuất khẩu tăng 2,1% lên 101.870 tỷ yen trong khi nhập khẩu giảm 10,3% xuống 105.440 tỷ yen.

Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc sụt giảm tính đến cuối tháng Tư

Tính đến cuối tháng Tư vừa qua, quy mô dự trữ ngoại hối của nền kinh tế Trung Quốc đạt 3.200,8 tỷ USD, giảm 1,38% so với cuối tháng Ba.

Tiền mất giá, lãi suất có tăng mạnh?

Ngày 24-4, Ngân hàng Trung ương (NHTW) Indonesia bất ngờ nâng lãi suất ngắn hạn lên 6,25%/năm nhằm hỗ trợ đồng Rupiah, sau khi đồng tiền này rơi xuống đáy 4 năm...

Các ông lớn Phố Wall chạy đua trên thị trường trái phiếu

Sau khi chinh phục thị trường cổ phiếu, các công ty giao dịch công nghệ cao cuối cùng cũng giành được chỗ đứng trong phân khúc trái phiếu.

Nhật Bản: Đồng yen có thể suy yếu xuống mức kỷ lục của 38 năm trước

Đồng yen của Nhật Bản là “nạn nhân” rõ ràng nhất của sự chênh lệch lãi suất ngày càng lớn giữa Nhật Bản với Mỹ, và thậm chí cả hoạt động đầu cơ.

Các đồng tiền châu Á sắp có tuần tăng giá mạnh nhất trong 2 tháng

Các đồng tiền châu Á sắp ghi nhận tuần tăng tốt nhất trong 2 tháng, khi các nhà hoạch định chính sách ở các nước đẩy mạnh can thiệp để hỗ trợ tỷ giá.

Nikkei: Báo động đỏ về biên lãi ròng của các ngân hàng Trung Quốc

Theo kết quả khảo sát 58 ngân hàng thương mại được niêm yết tại Trung Quốc đại lục và Khu hành chính đặc biệt Hong Kong của tờ Nikkei, biên lãi ròng của 39 ngân...

Microsoft cam kết đầu tư 1,7 tỷ USD phát triển hạ tầng AI cho Indonesia

Giám đốc Điều hành Microsoft cho biết hãng sẽ sớm xây dựng các trung tâm dữ liệu ở Indonesia, cũng như giúp quốc gia này đào tạo hàng trăm nghìn lao động trong lĩnh...

Hơn 100 cửa hàng KFC tại Malaysia phải đóng cửa

QSR đã thay đổi chiến lược xây dựng thương hiệu theo hướng mang tính Hồi giáo hơn trên trang web của mình, nhưng nhiều người Malaysia vẫn tiếp tục quay lưng với...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98