Khối lượng giao dịch cạn kiệt: Nên mừng hay nên lo?

26/09/2013 11:04
26-09-2013 11:04:14+07:00

Ông Nguyễn Quang Minh - Trưởng Bộ phận PTKT Vietstock:

Khối lượng giao dịch cạn kiệt: Nên mừng hay nên lo?

Lập luận khối lượng thấp cho thấy lượng cung giá thấp đang cạn kiệt và nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu hạn chế bán ra không phải lúc nào cũng đúng. Đôi khi nó chỉ phản ánh việc bên bán tạm ngưng việc bán ra để thị trường hồi phục nhẹ trở lại để tiếp tục thoát hàng.

Sự liên quan mật thiết giữa khối lượng và giá

Khối lượng thường đi trước giá và được xem là động lực tăng trưởng chính của giá. Các nhà phân tích kỹ thuật luôn đánh giá rất cao vai trò của yếu tố này.

Trong một xu hướng giá tăng (uptrend), nếu khối lượng gia tăng một cách từ từ cùng với giá thì sẽ là sự hỗ trợ cho đà tăng trưởng. Tuy vậy, nếu có sự gia tăng một cách đột biến (thường là trên 150% so với khối lượng trung bình 20 phiên) thì có khả năng đó là sự chốt lời đồng loạt của nhà đầu tư trên thị trường.

Khi giá đạt đến một tầm cao nhất định sẽ kích thích lòng tham của những nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu trên thị trường do lợi nhuận kỳ vọng đã đạt được. Điều này sẽ dẫn đến hành động chốt lời mạnh khiến cho thanh khoản đột ngột gia tăng.

Vậy nếu khối lượng duy trì ở mức thấp thì có tốt hay không? Điều này cần được xem xét dưới nhiều khía cạnh.

Khi giá đang trong một xu hướng xuống (downtrend) thì việc khối lượng tăng trưởng sẽ là dấu hiệu cho thấy đà giảm giá có thể sẽ được hãm lại nhờ vào lực cầu bắt đáy (bottom-fishing). Thông thường, trong trường hợp này sẽ có một độ trễ nhất định giữa sự phục hồi khối lượng và phục hồi của giá.

Tuy nhiên, điều mà nhiều nhà đầu tư quan tâm trong giai đoạn hiện nay là liệu tình trạng giao dịch cầm chừng với thanh khoản kém kéo dài liên tục thì liệu có tốt không?

Nếu giá vừa trải qua một đợt sụt giảm bất ngờ (thrust down) thì việc khối lượng liên tục duy trì ở mức dưới trung bình lại là tích cực. Vì điều này cho thấy lượng cung giá thấp đang cạn kiệt và nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu hạn chế bán ra (do mức thua lỗ đã khá nghiêm trọng). Điều này sẽ được phân tích kỹ hơn trong trường hợp thực tế của thị trường Việt Nam ở phần dưới.

Đặc điểm thú vị của yếu tố khối lượng tại thị trường Việt Nam

Khi quan sát sự biến thiên của khối lượng giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam qua nhiều năm, chúng tôi nhận thấy đặc điểm khá thú vị.

Kết quả của những giai đoạn thanh khoản thấp và giá giằng co (sau một đợt giảm sâu trước đó) phụ thuộc khá lớn vào động thái của khối ngoại trên thị trường. Trong vòng 6 năm gần đây nhất (giai đoạn 2008 – 2013) thì có hai giai đoạn điển hình cho tính chất này.

Thứ nhất là giai đoạn cuối năm 2008 – đầu 2009, có đến hai đợt khối lượng lình xình khá lâu ở mức thấp trong 6 – 8 tuần sau một đợt giảm sâu trước đó trong tháng 10/2008 và tháng 01/2009. Trong các giai đoạn này, khối ngoại đều bán ra rất mạnh và dẫn đến hiệu ứng bán mạnh trên toàn thị trường và VS100 tiếp tục giảm sâu sau đó. 

Thứ hai là giai đoạn cuối năm 2012. Trong giai đoạn này thanh khoản cũng duy trì mức rất thấp bên dưới trung bình 20 phiên gần nhất trong 6 tuần liền. Tuy nhiên, sau đó khối ngoại không bán ra mà mua vào khá mạnh nên giúp cho VS100 chững lại đà rơi và phục hồi trở lại.

Như vậy, lập luận khối lượng thấp cho thấy lượng cung giá thấp đang cạn kiệt và nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu hạn chế bán ra không phải lúc nào cũng đúng. Đôi khi nó chỉ phản ánh việc bên bán tạm ngưng việc bán ra để thị trường hồi phục nhẹ trở lại để rồi tiếp tục thoát hàng.

Phân tích thị trường hiện nay dựa trên yếu tố khối lượng

Trong khoảng 2 tuần gần đây, thanh khoản thị trường nhìn chung vẫn duy trì mức khá thấp. Đây đang là mối lo ngại chính của giới phân tích hiện nay. Khối lượng khớp lệnh của VS 100 hiện vẫn chưa vượt lên trên mức trung bình 20 phiên gần nhất (tương đương mức 29 triệu đơn vị/phiên) cho thấy lực cầu không thực sự mạnh.

Chỉ khi nào khối lượng tăng trưởng trở lại một cách vững chắc thì giá mới có thể tạo đáy ngắn hạn cũng như trung hạn. Mức hiện tại chỉ giúp cho thị trường không giảm sâu, chứ chưa thể hồi phục mạnh ngay được.

Tuy nhiên, điểm đáng chú ý là khối ngoại tiếp tục mua ròng trên thị trường trong 2 tuần gần đây khi đường EMA 5 ngày của chỉ số NetValForVN vẫn tiếp tục duy trì bên trên mức 0 và tăng trưởng khá ổn định. Điều này giúp cho nguy cơ giảm sâu trong thời gian tới là không cao.

Minh Hằng ghi





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 06-10/05/2024

Chiến lược đầu tư & Phân tích kỹ thuật chuyên sâu thị trường chứng khoán Việt Nam.

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 03/05: Tín hiệu trái chiều xuất hiện

VN-Index và HNX-Index đồng loạt tăng điểm nhưng khối lượng giao dịch có sự sụt giảm nhẹ trong phiên sáng cho thấy nhà đầu tư vẫn khá thận trọng.

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 02/05: Trạng thái giằng co chi phối thị trường

VN-Index và HNX-Index đồng loạt giảm điểm nhẹ cùng với khối lượng giao dịch có sự gia tăng trong phiên sáng cho thấy tâm lý nhà đầu tư đang khá phân vân.

Tuần 02-03/05/2024: 10 cổ phiếu nóng dưới góc nhìn PTKT của Vietstock

Các cổ phiếu nóng được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: BVH, DPM, HPG, HDB, MSN, OCB, STB, TPB, VIC và VPB.

Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 02-03/05/2024

Chiến lược đầu tư & Phân tích kỹ thuật chuyên sâu thị trường chứng khoán Việt Nam.

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 26/04: Tín hiệu tốt xấu đan xen

VN-Index và HNX-Index tăng giảm trái chiều trong bối cảnh chỉ báo MACD tiếp tục thu hẹp khoảng cách với đường Signal. Nếu chỉ báo cho tín hiệu mua trở lại thì triển...

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 25/04: Thị trường diễn biến phân hóa

VN-Index và HNX-Index đồng loạt giảm điểm cùng với khối lượng giao dịch có sự sụt giảm nhẹ trong phiên sáng cho thấy tâm lý nhà đầu tư đang khá thận trọng.

Ngày 25/04/2024: 10 cổ phiếu nóng dưới góc nhìn PTKT của Vietstock

Các cổ phiếu nóng được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: BVH, DPM, HPG, HDB, MSN, NLG, STB, TPB, VIC và VPB.

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 24/04: Tín hiệu tích cực xuất hiện

VN-Index và HNX-Index đồng loạt tăng điểm trong bối cảnh chỉ báo Stochastic Oscillator vừa xuất hiện tín hiệu mua trở lại trong vùng quá bán (oversold) cho thấy...

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 23/04: Tâm lý thận trọng vẫn hiện hữu

VN-Index và HNX-Index đồng loạt giảm điểm kèm khối lượng giao dịch chưa có sự cải thiện rõ ràng trong phiên sáng cho thấy tâm lý của các nhà đầu tư vẫn còn đang khá...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98