Kinh tế vĩ mô năm 2014: Dự báo lạc quan

23/10/2013 22:25
23-10-2013 22:25:53+07:00

Kinh tế vĩ mô năm 2014: Dự báo lạc quan

Tại hội thảo “Cập nhật tình hình kinh tế toàn cầu và kinh tế vĩ mô Việt Nam” do Ngân hàng ANZ tổ chức tại TP.HCM ngày 23-10, các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước đã đưa ra nhiều nhận định lạc quan về tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam trong những tháng cuối năm 2013 và năm 2014.

Xuất khẩu tích cực

Nhận định về triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2013, ông Glenn Maguire, Chuyên gia kinh tế trưởng khu vực châu Á- Thái Bình Dương cho rằng, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2013 sẽ ở dưới mức 7%, tăng trưởng GDP sẽ đạt 5,1% và sẽ cải thiện trong năm 2014 ở mức 5,25%. Trong khi đó, lạm phát sẽ giảm xuống mức thấp ở khoảng 6-8% do cầu trong nước yếu sẽ giữ chỉ số giá tiêu dùng không tăng trong trung hạn.

Theo ông Glenn Maguire, mặc dù hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước vẫn yếu tuy nhiên đã có dấu hiệu khởi sắc. Ngoài ra, việc tăng đầu tư nước ngoài đặc biệt là đầu tư từ Nhật Bản cũng đang là những yếu tố thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.

Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Nguyễn Huế

Đáng chú ý là tuy cán cân thương mại có thâm hụt nhẹ nhưng hoạt động xuất khẩu lại phát triển theo xu hướng tích cực. Nếu như 3 năm trước Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là các mặt hàng có giá trị gia tăng thấp thì đến nay kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng có giá trị gia tăng cao như hàng điện tử, điện thoại di động đã tăng mạnh. Trong đó, riêng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng điện thoại di động đã chiếm tỉ trọng 15% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Theo Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh doanh, thành viên Hội đồng Tư vấn Tài chính- Tiền tệ của Chính phủ, chỉ số phát triển công nghiệp và kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đã tăng khá nhanh trong tháng 9 và có thể giữ tốc độ giữ ổn định trong các tháng cuối năm

Chỉ số FDI cũng tăng nhanh trong quý 3 và đặc biệt tăng mạnh trong các tháng gầy đây đưa tổng số vốn FDI đăng kí trong 9 tháng đầu năm đạt mức 15 tỉ USD, tăng 36% so với cùng kì năm 2012, trong đó FDI giải ngân cũng tăng 6,4% so với cùng kì năm 2012. Đáng chú ý là chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của Việt Nam sau 4 tháng nằm dưới mức 50 điểm thì trong tháng 9 vọt lên mức trên 51,5 điểm. Theo dự báo chỉ số này có thể duy trì tốt trong các tháng còn lại của năm 2013 và năm 2014.

Các số liệu trên đã cho thấy, Chính phủ có cơ sở nhất định để khẳng định, quý 4 tăng trưởng kinh tế sẽ cao hơn nhiều so với quý 3 và tăng trưởng kinh tế bình quân cả năm 2013 có thể đạt mức 5,3-5,4%.

Nhiều yếu tố thuận lợi

Nhận định về tình hình kinh tế vĩ mô trong năm 2014, Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa cho rằng, ngoài tốc độ tăng trưởng kinh tế có dấu hiệu phục hồi bắt đầu từ tháng 9- 2013, còn có một số yếu tố thuận lợi khác cho nền kinh tế trong năm 2014.

Cụ thể, làn sóng đầu tư nước ngoài đang đổ vào Việt Nam để tận dụng các lợi thế khi Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và một loạt các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam sẽ thực hiện vào những năm sau đó.

Bên cạnh đó, Bộ Chính trị đã cho phép tăng thâm hụt ngân sách lên 5,3% GDP và dành toàn bộ phần thâm hụt ngân sách cho đầu tư công để hoàn thành các công trình trọng điểm còn dở dang thuộc hai lĩnh vực giao thông, vận tải, vận chuyển và điện. Đây là hai lĩnh vực then chốt và sức lan tỏa rộng nhất so với lĩnh vực kinh tế khác.

Ngoài ra, Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa cũng cho rằng, khi ngân hàng Trung ương bắt đầu xử lí nợ xấu thì tốc độ tăng trưởng tín dụng trong năm 2014 sẽ tăng hơn rất nhiều so với năm 2013. Nhờ đó, đầu tư của khu vực tư nhân, khu vực doanh nghiệp sẽ phụ hồi trở lại.

Đồng thời, với vai trò khá lớn trong xử lí nợ xấu của Công ty mua bán nợ VAMC sẽ cho phép các Ngân hàng thương mại đẩy được vốn ra nền kinh tế, tạo điều kiện cho các DN tiếp cận vốn dễ hơn. Do vậy, đầu tư của khu vực doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp quốc doanh được dự báo sẽ tăng mạnh hơn trong năm tới.

Từ căn cứ trên, dự kiến tốc độ tăng tỉ lệ đầu tư trên GDP của Việt Nam sẽ vào khoảng 29,5% trong năm 2013 và sẽ đạt khoảng từ 32-33% trong năm 2014. Với tỉ lệ đầu tư như vậy, kì vọng tốc độ tăng trưởng GDP trong năm 2014 sẽ vào khoảng 5,7-5,8%.

Nguyễn Huế

báo hải quan





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII: Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử

Chiều 12/04/2025, sau 3 ngày làm việc khẩn trương, với tinh thần trách nhiệm cao, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII đã hoàn thành toàn bộ nội...

50 năm non sông liền một dải - Bài 4: Năng động, dám nghĩ, dám làm, tạo kỳ tích kinh tế TPHCM

Trọng trách đầu tàu kinh tế đất nước luôn thôi thúc một TPHCM năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm. Tinh thần đó được kế thừa từ truyền thống của TP Sài Gòn, Chợ...

Từ chuyện thuế quan đến tái cơ cấu động lực tăng trưởng kinh tế

Nếu nhìn theo chiều hướng tích cực, chính sách thuế đối ứng mới đây của Mỹ có lẽ cũng là hồi chuông cảnh tỉnh để Việt Nam có thêm động lực chuyển dịch mô hình tăng...

Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nghĩ về tư duy hội nhập trong kỷ nguyên mới

Hội nhập quốc tế đã trở thành một bộ phận hữu cơ của chiến lược phát triển quốc gia kể từ công cuộc Đổi mới. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều...

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) là gì?

Dù vấn đề thuế quan đang rất nóng và dự kiến tạo ra nhiều thách thức, nhưng Chính phủ Việt Nam vẫn đặt mục tiêu duy trì tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩm trong nước...

Thêm một triệu doanh nghiệp: Tiềm năng lớn từ 5 triệu hộ kinh doanh

Thêm một triệu doanh nghiệp xuất hiện, cùng với khoảng gần 1 triệu doanh nghiệp hiện có, sẽ bổ sung thêm vốn đầu tư tư nhân, tạo thêm động lực cho tăng trưởng của...

TP.HCM trong cuộc đua 90 ngày sắp tới!

Nhìn lại bức tranh tổng thể xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ năm 2024 đạt gần 120 tỷ USD, tăng hơn 23% so với năm trước. Cán cân thương mại nghiêng mạnh về Việt Nam...

UOB thay đổi dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 

Ngân hàng UOB (Singapore) vừa phát hành Báo cáo tăng trưởng kinh tế Việt Nam quý 1/2025 của Bộ phận Nghiên cứu thị trường và Kinh tế toàn cầu cập nhật các dự báo vĩ...

TS. Nguyễn Trí Hiếu: Việt Nam sẽ bị tác động gián tiếp khi thương chiến Mỹ - Trung leo thang

TS. Nguyễn Trí Hiếu đánh giá 90 ngày tới là thời gian vàng để đưa ra các kịch bản ứng phó. Tuy nhiên, nếu đàm phán thành công, kỳ vọng mức thuế sẽ có thể đưa về...

TP.HCM: Đầu tàu kinh tế sau gần 50 năm đổi mới

Gần 50 năm sau ngày thống nhất đất nước, TP.HCM vươn lên mạnh mẽ, trở thành trung tâm kinh tế, tài chính hàng đầu cả nước với thu nhập bình quân đầu người đạt 7.600...


TIN CHÍNH

FIT tổ chức ĐHĐCĐ 2025 bất thành

FIT tổ chức ĐHĐCĐ 2025 bất thành

Sáng ngày 11/04/2025, ĐHĐCĐ thường niên 2025 của Tập đoàn F.I.T (HOSE: FIT) được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Tuy nhiên do không đủ số lượng cổ phần có quyền biểu quyết tham dự, đại hội không đủ điều kiện để tiếp tục diễn ra.




Hotline: 0908 16 98 98