Qui định mới về vốn tại khu vực euro làm giảm nguồn vốn cho vay

27/11/2013 14:45
27-11-2013 14:45:47+07:00

Qui định mới về vốn tại khu vực euro làm giảm nguồn vốn cho vay

Để thực hiện qui định mới về vốn do Liên minh châu Âu thông qua ngày 17/7/2013 và bắt đầu áp dụng từ ngày 01/01/2014 với tỉ lệ nguồn vốn cấp 1 và cấp 2 lên đến 10,5%, các ngân hàng châu Âu đang gấp rút điều chỉnh bảng cân đối tài sản, gây tác động không nhỏ đến khả năng mở rộng tín dụng, nhất là đối với khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME).

Theo tính toán của Ngân hàng Hoàng gia Scotland (Royal Bank of Scotland), các ngân hàng lớn tại khu vực đồng tiền chung euro sẽ phải giảm thêm khoảng 2.600 tỉ euro từ bảng cân đối kế toán, sau khi đã cắt giảm 3.500 tỉ euro trong thời gian từ tháng 5/2012 đến nay. Mặc dù phải điều chỉnh giảm bảng cân đối tài sản, các ngân hàng trong khu vực euro vẫn đứng đầu thế giới về qui mô tài sản. Tính đến tháng 9/2013, tổng tài sản của các ngân hàng hàng đầu khu vực euro là 31.300 tỉ euro.

Theo dữ liệu của NHTW châu Âu (ECB), kể từ tháng 11/2011 đến nay, tín dụng đối với nền kinh tế giảm 361 tỉ euro (tương đương 7,5%), tập trung vào thời gian từ tháng 5/2012 đến nay (giảm tới 308 tỉ euro, tương đương 6,5%). Cũng từ giữa năm 2012, qui định khắt khe về vốn đã khiến các ngân hàng phải tăng lãi suất và thắt chặt điều kiện cho vay, cản trở tốc độ tăng trưởng tín dụng tại hầu hết các nước euro, nhất là tại các nước ngoại vi, riêng dư nợ tín dụng đối với các doanh nghiệp Tại Tây Ban Nha giảm 22% xuống 651 tỉ euro.

Tuy nhiên, khu vực SME vẫn là đối tượng chịu tổn thương trầm trọng nhất, ảnh hưởng xấu đến tốc độ phục hồi kinh tế vốn rất yếu ớt sau khủng hoảng và suy thoái kéo dài. Trong hoạt động cho vay, tín dụng đối với khu vực SME thường có mức độ rủi ro cao, buộc các ngân hàng phải tăng tỉ lệ trích lập dự phòng rủi ro. Tuy nhiên, thiếu thông tin chính xác về năng lực trả nợ vẫn là rào cản lớn nhất, nên rất ít doanh nghiệp có thể tiếp cận được tín dụng ngân hàng.

Trong khi tín dụng đối với các doanh nghiệp giảm mạnh, các ngân hàng lại bị kẹt vốn do nắm giữ quá nhiều trái phiếu chính phủ. Đầu tư mua trái phiếu chính phủ là loại hình tín dụng an toàn, nhưng các ngân hàng đang đối mặt với rủi ro lớn nhất sau khủng hoảng do các chính phủ đứng trước nguy cơ vỡ nợ.

Chưa hết, số lượng doanh nghiệp gia tăng cũng làm tăng lượng trái phiếu phát hành lên con số kỷ lục 325,2 tỉ euro, dẫn đến sự phân nhánh ngày càng rõ rệt trong khu vực doanh nghiệp thành nhóm có khả năng huy động vốn trên thị trường tài chính và nhóm lệ thuộc vào nguồn vốn ngân hàng.

Theo kết quả nghiên cứu của Viện Tài chính quốc tế (IIF), Trong 5 năm qua, các khoản cho vay mới đối với khu vực SME tại các nước ngoại vi khu vực euro giảm tới 50% do lãi suất cho vay cao gấp 3 lần so với các doanh nghiệp cùng loại tại CHLB Đức, trầm trọng nhất là tại Ireland với mức cho vay mới giảm tới 82%. Đối với những khoản vay dưới 1 triệu euro, các SME tại CHLB Đức chỉ phải vay với lãi suất 3%/năm, trái lại những doanh nghiệp cùng loại tại Ireland, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Italia phải vay với lãi suất tới 4,5-6,5%, cá biệt có doanh nghiệp phải vay với lãi suất 7-9%

Khu vực SME tạo ra khoảng 2/3 việc làm cho người lao động và hoạt động của khu vực doanh nghiệp này ảnh hưởng quyết định đến sự sống còn của khu vực euro, nhưng lãi suất cao và điều kiện cho vay khắt khe đã ảnh hưởng xấu đến triển vọng kinh tế của khu vực này. Tín dụng suy giảm đang gây tác động trực tiếp trên thị trường lao động, làm tăng thêm đội quân thất nghiệp vốn đang chiếm 12,2% trong khu vực euro, trên 25% tại Hy lạp và Tây Ban Nha.

Trong 5 năm qua, tăng trưởng tín dụng tại Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha giảm lần lượt là 66% và 45%, ngay đến nền kinh tế được cho là tương đối lành mạnh là Italia cũng chịu mức suy giảm 21%. Do các ngân hàng châu Âu thường có các chi nhánh rải khắp khu vực euro, nên khó khăn về nguồn vốn cho vay cũng ảnh hưởng đến các nền kinh tế hàng đầu trong khu vực. Trong đó, các khoản cho vay mới đối với khu vực SME tại Cộng hòa Pháp và Vương quốc Hà Lan giảm lần lượt 37% và 32%.

Quang Hải – (Bloomberg, WS Journal)

sbv





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đồng yen của Nhật Bản trượt giá xuống mức thấp nhất trong 34 năm

Giá đồng yen giảm sau khi Mỹ công bố các dữ liệu lạm phát mới cao hơn dự tính, đẩy giá đồng USD lên mức cao nhất trong 5 tháng và càng củng cố niềm tin rằng Fed sẽ...

Indonesia bất ngờ nâng lãi suất

Ngân hàng Trung ương Indonesia bất ngờ nâng lãi suất trong ngày 24/04 nhằm hỗ trợ đồng Rupiah, sau khi đồng tiền này rơi xuống đáy 4 năm.

Nhiều nước bày tỏ lo ngại trước việc đồng USD tăng giá mạnh

Đồng USD ở mức cao nhất kể từ tháng 11/2023 so với các đồng tiền mạnh khác và trên đà tăng tháng thứ tư liên tiếp khiến các nhà hoạch định chính sách từ Nhật Bản...

IEA dự báo 50% xe điện bán ra trong năm 2024 sẽ đến từ Trung Quốc

Trong báo cáo vừa công bố, Tổ chức Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo doanh số xe điện sẽ tăng mạnh trong năm 2024 và ngày càng gây áp lực lên nhu cầu dầu. Họ cho rằng...

Apple thất thế trước Huawei ở Trung Quốc

Doanh số iPhone rớt mạnh ở Trung Quốc trong quý đầu năm khi công ty đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các dòng điện thoại của Huawei.

Các công ty quản lý tài sản khổng lồ đang chi phối hệ thống tài chính Mỹ

Các công ty quản lý tài sản hàng đầu của Mỹ như Blackstone, Franklin Templeton, BlackRock và KKR, đang lấn lướt các ngân hàng ở Phố Wall để chi phối hệ thống tài...

Vì sao đồng USD tăng mạnh trở lại?

Thị trường tài chính thế giới đang đối mặt với một lực lượng mà họ không ngờ tới: Đồng đô la mạnh trở lại và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Các đồng tiền ổn định sau những biến động trên thị trường

Đồng yen tương đối ổn định và đồng USD duy trì gần mức cao sau những diễn biến địa chính trị và các hành động chính sách trong tuần trước.

Đồng won giảm mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008

Trong phát biểu ngày 19/4, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) Rhee Chang-yong cho biết tỷ giá hối đoái đồng won có thể giữ ổn định nếu căng thẳng ở Trung...

Giới đầu tư ồ ạt rút vốn khỏi thị trường

Giá cổ phiếu tăng cao khiến nhà đầu tư lo lắng, kích thích tâm lý lo lắng và gây ra làn sóng rút hàng tỷ đô la khỏi cổ phiếu và trái phiếu rác trong tuần qua.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98