Thị trường gạo chờ cơ hội từ TPP

16/12/2013 22:36
16-12-2013 22:36:00+07:00

Thị trường gạo chờ cơ hội từ TPP

Xuất khẩu sang thị trường châu Mỹ chỉ mới chiếm chưa đến 10% tỷ trọng xuất khẩu gạo của Việt Nam 11 tháng đầu năm. Tuy nhiên đây là thị trường nhiều triển vọng do xuất khẩu tăng trưởng mạnh cùng với việc Việt Nam tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Nhu cầu các thị trường truyền thống giảm làm ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam

Theo báo cáo tình hình xuất khẩu 11 tháng đầu năm của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), 11 tháng đầu năm, thị trường châu Mỹ chiếm 7,02% và tăng mạnh, 37,66% do tăng từ các thị trường mới ngoài Cuba, gồm có Mỹ, Haiti, Mexico, Chile. Lâu nay xuất khẩu gạo Việt Nam vào châu Mỹ chủ yếu là thị trường Cuba thông qua các hợp đồng cấp Chính phủ.

VFA nhận định xu hướng tới là gạo Việt Nam có khả năng thâm nhập và phát triển ở khu vực thị trường này nhờ có giá cạnh tranh, nhất là với Mỹ sau khi kết thúc đàm phán TPP. Hiện tại có 5 nước châu Mỹ là Mỹ, Canada, Chile, Peru, Mexico tham gia đàm phán TPP.

Sở dĩ có mức tăng trưởng mạnh kể trên, theo giám đốc một công ty xuất khẩu gạo là gần đây gạo Việt Nam cạnh tranh tốt với gạo Thái Lan, vốn trước đây "làm mưa làm gió" ở thị trường này.

Theo vị này, thị trường các nước châu Mỹ như Mexico, Brazil, Mỹ… tiêu thụ chủ yếu gạo phẩm cấp cao 5% tấm, kèm theo một số điều kiện cao hơn so với một số thị trường châu Á, châu Phi về chất lượng gạo và quy cách đóng bao.

Mới đây, ông Dương Ngọc Minh, Chủ tịch Công ty cổ phần thủy sản Hùng Vương, người mới tham gia vào lĩnh vực cung ứng hàng nông sản cho hệ thống bán lẻ ở các siêu thị, chợ của cộng đồng người châu Á nói chung và người Việt nói riêng ở Mỹ, cho biết, gạo trắng cao cấp nhập khẩu từ Việt Nam đang được nhiều nhà hàng châu Á ở Mỹ ưa chuộng hơn gạo Thái Lan và gạo Mỹ do phù hợp với nhiều cách chế biến ở đây. Giá bán lẻ gạo trắng cao cấp vào nhà hàng, ông Minh tiết lộ lên đến 1.000 đô la Mỹ/tấn trong khi giá gạo xuất khẩu phẩm cấp cao 5% tấm của Việt Nam chỉ trên dưới 420 đô la Mỹ/tấn.

Không chỉ có thị trường Mỹ, Nhật cũng là một khách hàng lớn cùng tham gia TPP, được các doanh nghiệp xuất khẩu gạo đặt nhiều kỳ vọng. VFA đề xuất với Chính phủ “chuẩn bị điều kiện mở thị trường gạo với Mỹ, Nhật sau khi kết thúc TPP”.

Năm 2013, theo VFA, lượng gạo xuất khẩu sẽ rơi xuống thấp nhất trong vòng 3 năm. Số lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong năm nay dự kiến giảm 1,12 triệu tấn so với năm 2012, tương đương 14,5%. Giá bán bình quân trong 11 tháng đầu năm giảm 14,53% so với cùng kỳ.

Nguyên nhân là do gạo xuất khẩu Việt Nam thiếu nhu cầu từ các thị trường truyền thống ở Đông Nam Á trong 6 tháng cuối năm, do Indonesia không nhập khẩu, Philippines và Malaysia giảm mạnh. Xuất khẩu 6 tháng cuối năm sút giảm liên tục.

Cho đến nay, đã có 12 nước tham gia vào đàm phán TPP (bao gồm New Zealand, Brunei, Chile, Singapore, Australia, Peru, Mỹ, Malaysia, Việt Nam, Canada, Mexico và Nhật Bản). Đàm phán TPP đã không kết thúc vào cuối năm 2013 như dự tính mà sẽ tiếp tục kéo dài qua năm 2014.

Phạm Thái

tbktsg







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Ngành sắn đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 2 tỷ USD vào năm 2023

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) dự kiến đến năm 2030 diện tích trồng sắn áp dụng quy trình canh tác bền vững đạt 50%. Kim ngạch xuất khẩu sắn và...

3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cá tra sang thị trường UAE tăng 67% so với cùng kỳ

Tháng 3, Việt Nam xuất khẩu hơn 2 triệu USD cá tra sang UAE, tăng 62%. Lũy kế 3 tháng đầu năm 2024, giá trị xuất khẩu sang thị trường này đạt hơn 7 triệu USD, tăng...

Lần đầu tiên Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore

Ba tháng đầu năm 2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Singapore đạt khoảng 36,15 triệu SGD, tăng hơn 80% so với cùng kỳ năm ngoái

FAO: Sản lượng thủy sản nuôi và khai thác đạt kỷ lục vào năm 2022

Theo số liệu của FAO, sản lượng thủy sản nuôi và khai thác toàn cầu đạt 223.2 triệu tấn vào năm 2022, đây là mức cao nhất kể từ năm 1950.

Chỉ số hàng hóa MXV-Index lấy lại đà tăng sau 3 ngày suy yếu

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, sắc xanh đỏ đan xen trên bảng giá, phản ánh diễn biến giá phân hoá của giá hàng hoá nguyên liệu thế giới...

Giá cà phê trong nước tăng như vũ bão, tiến sát 120.000 đồng/kg

Giá cà phê trong nước và quốc tế đồng loạt tăng từng ngày, phá vỡ mọi đỉnh lịch sử.

Sầu riêng sụt giá mạnh

Ngày 16-4, tại một số tỉnh ở ĐBSCL, giá sầu riêng giảm 45.000 - 50.000 đồng/kg so với cách đây 1 tháng. Thương lái hiện mua sầu riêng xô tại vườn với giá 65.000 -...

Chỉ số hàng hóa MXV-Index trở lại vùng đỉnh 7 tháng

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, kết thúc ngày giao dịch 10/4, lực mua chiếm ưu thế trở lại trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới...

Việt Nam có 4 loại hạt tỷ USD: Giá bán cao kỷ lục, sản lượng top đầu thế giới

Trúng thầu lớn, giá cao kỷ lục lịch sử, hàng trong kho sắp cạn, từ chối bớt đơn hàng… là những thông tin được đề cập khi nói đến 4 loại hạt tỷ USD của Việt Nam. Cả...

Giá cà phê tăng cao, nguy cơ đổ vỡ các hợp đồng liên kết

Thực tế hiện nay ngành cà phê Việt Nam đang phải đối mặt là giá tăng quá nhanh, ở mức quá cao, dẫn đến tình trạng tranh mua tranh bán, và có nguy cơ đổ vỡ hợp đồng.

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98