Bèo nhèo EPS ngành Bất động sản

13/03/2014 13:14
13-03-2014 13:14:20+07:00

Bèo nhèo EPS ngành Bất động sản

Chỉ có 10 doanh nghiệp bất động sản trên sàn tương đối nổi trội trong ngành khi có EPS năm 2013 vượt được bình quân ngành với sự dẫn đầu của VIC.

* EPS 2013: Ngành nào dẫn đầu?

* Doanh nghiệp nào có EPS 2013 khủng nhất?

Theo số liệu của Vietstock, EPS năm 2013 bình quân của ngành bất động sản là 1,635 đồng bao gồm 60 công ty bất động sản niêm yết trên HOSE và HNX. Trong đó chỉ có 10 doanh nghiệp vượt được bình quân ngành, chiếm tỷ lệ 17% và không có doanh nghiệp nào ghi nhận EPS trên 10,000 đồng.

Với lãi ròng 2013 hơn 6,756 tỷ đồng, EPS của Tập đoàn Vingroup (HOSE: VIC) tăng hơn gấp 3 lần so với năm 2012 khi đạt 7,774 đồng. Đây cũng là mức cao nhất trong số các doanh nghiệp BĐS trên sàn. Trong năm vừa qua, khối lượng cổ phiếu (KLCP) đang lưu hành bình quân của VIC tăng hơn 240 triệu cp qua những đợt phát hành cổ phiếu để chuyển đổi trái phiếu và phát hành cổ phiếu hoán đổi.

Cách khá xa đơn vị đứng đầu, Phát triển hạ tầng Vĩnh Phúc (HNX: IDV) có mức EPS 2013 ở mức 4,737 đồng, tăng gần gấp hai lần so với năm 2012, tương ứng với tỷ lệ tăng của lãi ròng. Trong năm 2013, IDV đạt hơn 18 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế nhờ tăng trưởng cả về doanh thu hoạt động chính lẫn doanh thu tài chính.

Cũng ở mức trên 4x, Địa ốc Chợ Lớn (HNX: RCL) có EPS năm 2013 đạt 4,041 đồng. Tuy nhiên, so với năm 2012 thì EPS của RCL đã giảm 22% do lợi nhuận sụt giảm cộng hưởng với pha loãng cổ phiếu khi niêm yết bổ sung gần 540,000 cp.

Trong số những doanh nghiệp có EPS vượt bình quân ngành còn lại, Tập đoàn Hà Đô (HOSE: HDG) và Nhà Đà Nẵng (HNX: NDN) là hai doanh nghiệp cần lưu ý, mặc dù ghi nhận tăng trưởng EPS mạnh so với năm 2012 nhưng đây là những con số không ấn tượng trong quá trình hoạt động những năm qua của cả hai doanh nghiệp.

Trường hợp khác trong ngành có EPS quanh mức 2,000 đồng bao gồm TIX, KHA, SZL. Trong đó, EPS 2013 của TIX đạt 2,808 đồng, giảm mạnh 27% so với năm trước (tương ứng hơn 1,000 đồng) mặc dù KLCP đang lưu hành đã giảm nhờ mua lại cổ phiếu quỹ. Có thể thấy, lợi nhuận trong năm 2013 của TIX đã sụt giảm đáng kể, xấp xỉ 30%, ghi nhận lãi 65 tỷ đồng.

Doanh nghiệp BĐS có EPS cao hơn bình quân ngành

Nguồn: VietstockFinace

Hàng loạt ông lớn có EPS thấp

Trở lại với 50 doanh nghiệp có EPS thấp hơn bình quân ngành hay không tính được lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu do hoạt động thua lỗ, có thể điểm ra được nhiều doanh nghiệp lớn như NBB, SCR, DPR, KBC, ITC

Trong số đó, Năm Bảy Bảy (HOSE: NBB) gây chú ý nhiều nhất sau động thái điều chỉnh số liệu BCTC năm 2012. Theo đó, lãi ròng năm 2012 theo đó tăng vọt từ 172 tỷ đồng lên 284.9 tỷ đồng, tương ứng EPS điều chỉnh từ 9,613 đồng lên mức 15,953 đồng (mức cao thứ 2 toàn thị trường trong năm 2012, sau HGM với EPS tại 22,405 đồng).

Ấn tượng năm cũ bao nhiêu thì năm 2013 cổ đông NBB sẽ “kém vui” bấy nhiêu khi lãi ròng của NBB trong năm này chỉ còn hơn 25 tỷ đồng, EPS tương ứng theo đó chỉ đạt 1,133 đồng, bằng 1/14 lần so với năm 2012.

Cũng có EPS trên 1,000 đồng, Đầu tư xây dựng Bình Chánh (HOSE: BCI) không còn giữ được tăng trưởng so với năm 2012 khi lãi ròng có sự sụt giảm đáng kể. Cụ thể, lãi ròng 2013 của BCI đạt hơn 96 tỷ đồng, giảm 45% so với năm trước đó, kéo theo EPS 2013 chỉ còn 1,329 đồng, giảm hơn 1,000 đồng.

Doanh nghiệp BĐS có EPS 2013 giảm

Nguồn: VietstockFinace

Khó khăn hơn, với EPS 2013 chỉ ở mức 55 đồng, Sacomreal (HNX: SCR) thuộc top 5 doanh nghiệp có EPS thấp nhất đang niêm yết và cũng là doanh nghiệp có EPS giảm nhiều thứ hai (sau NBB) so với năm trước, với mức giảm 93%, hay 710 đồng. Có hai nguyên nhân, thứ nhất là lãi ròng 2013 chỉ bằng 10% so với năm trước khi đạt 7.3 tỷ đồng (do lỗ 16 tỷ công ty liên kết và thuế TNDN hoãn lại gấp 6 lần). Thứ hai là do SCR đã phát hành thêm hơn 7 triệu cp trong năm 2013 để trả cổ tức cho năm 2012.

Hay trường hợp của BĐS Phát Đạt (HOSE: PDR), EPS năm 2013 chỉ đạt 22 đồng, mức thấp nhất kể từ khi doanh nghiệp này lên sàn. Cũng phải nói thêm, liên tục từ năm 2011 đến nay, PDR vẫn chưa thể phát hành thành công 18 triệu cp để tăng vốn, còn lợi nhuận thì liên tục sụt giảm. Dự kiến tại ĐHĐCĐ thường niên 2014, HĐQT PDR lại tiếp tục trình cổ đông phương án này.

Riêng Tập đoàn Đất Xanh (HOSE: DXG) có điểm khác biệt trong số doanh nghiệp có EPS thấp khi lợi nhuận 2013 tăng 43% so với năm trước nhưng EPS 2013 lại giảm, đạt 1,783 đồng. Nguyên nhân do DXG thay đổi KLCP đang lưu hành trong kỳ do phát hành thêm 10.5 triệu cổ phiếu để trả cổ tức và tăng vốn điều lệ đã làm cho EPS theo đó bị pha loãng.

Song, đó chưa phải là những điều tệ nhất đối với những doanh nghiệp BĐS trong năm 2013 khi có đến 15 doanh nghiệp tính được EPS do lợi nhuận là những con số âm. Nổi bật trong số đó phải kể đến ITC, NVN, KDH, PXA, PTL

Kết quả kinh doanh những doanh nghiệp có EPS 2013 bị âm trong 4 năm gần nhất

Nguồn: VietstockFinace

Sanh Tín

Công Lý







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (18)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Cơ cấu sở hữu tại TTE sắp có biến động lớn?

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của TTE thông qua nhiều nội dung quan trọng, trong đó có việc cho phép VPG nhận chuyển nhượng dẫn đến sở hữu trên 25% tổng số cổ phiếu có...

Suy giảm doanh thu mảng năng lượng, HDG ghi nhận lợi nhuận quý 1 đi lùi 27%

Với việc doanh thu mảng năng lượng suy giảm, CTCP Tập đoàn Hà Đô (HOSE: HDG) ghi nhận lợi nhuận quý 1/2024 đi lùi so với cùng kỳ.

VPBankS lãi sau thuế quý 1 gần 146 tỷ, 40% tài sản ở dạng trái phiếu

Quý 1/2024, CTCP Chứng khoán VPBank (VPBankS) lãi sau thuế gần 146 tỷ đồng, giảm 44% so với cùng kỳ.

Vì sao RDP có lãi quý 1/2024 gấp hơn 4 lần cùng kỳ?

Theo BCTC hợp nhất quý 1/2024 vừa công bố, CTCP Rạng Đông Holding (HOSE: RDP) có lãi ròng gấp hơn 4 lần cùng kỳ, dù lãi gộp giảm 65%.

Hụt đáng kể tiền bồi thường, lãi ròng quý 1 GVR giảm 14% 

GVR công bố BCTC quý 1/2024 với lãi ròng gần 476 tỷ đồng, giảm 14% so với cùng kỳ, chủ yếu do giảm mạnh khoản thu nhập từ bồi thường thu hồi đất, trả đất về địa...

"Cháy vé" tàu về quê dịp Tết, ngành đường sắt thắng lớn quý đầu năm

Nhu cầu đi lại tăng cao, tiết giảm chi phí tốt, giá vé hợp lý... là một trong những nguyên nhân chính giúp Đường sắt Hà Nội và Sài Gòn lãi đậm trong quý 1/2024...

Doanh thu cao nhất 15 năm, Ninh Vân Bay có lãi trở lại sau 2 quý lỗ ròng liên tiếp

Quý 1/2024, Ninh Vân Bay lãi ròng 3.6 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lỗ 5.6 tỷ đồng. Kết quả này có thể xem là khả quan đối với doanh nghiệp bất động sản nghỉ dưỡng sau...

Ghi nhận doanh thu từ bàn giao dự án, Hải Phát chuyển lỗ thành lãi trong quý 1

Với việc doanh thu thuần tăng đột biến, CTCP Đầu tư Hải Phát (HOSE: HPX) đã chuyển lỗ thành lãi trong quý 1/2024.

Vinalines lãi ròng hơn 342 tỷ trong quý 1, tiền và tương đương tiền cao kỷ lục

Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam - CTCP (Vinalines, UPCoM: MVN) vừa công bố BCTC quý 1/2024 với lãi ròng hơn 342 tỷ đồng, tăng 32% so với cùng kỳ. Tiền và tương đương...

Lãi ròng GEG tăng 40% nhờ điện gió Tân Phú Đông 1

Với đặc trưng gió thuận lợi ở thời điểm đầu năm, CTCP Điện Gia Lai (HOSE: GEG) trải qua quý 1 tích cực với lợi nhuận ròng tăng 40% so với cùng kỳ.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98