Đường sắt tái cơ cấu chậm nhất trong các 'ông lớn'

28/03/2014 22:31
28-03-2014 22:31:00+07:00

Đường sắt tái cơ cấu chậm nhất trong các 'ông lớn'

Trong số các “ông lớn” của nhà nước đã được duyệt đề án tái cơ cấu, Tổng công ty Lương thực miền Bắc và Tổng công ty Đường sắt được “điểm danh” là 2 đơn vị triển khai với tốc độ ì ạch nhất.

Thoái vốn, cổ phần hóa đều chậm

Theo báo cáo của Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương về tình hình tái cơ cấu các Tập đoàn, Tổng công ty (TCT) và ngân hàng từ 2011 đến nay, trong khối có 32 đơn vị đều là các DNNN lớn với tổng vốn chủ sở hữu đến cuối 2013 hơn 1 triệu tỉ đồng. Tổng doanh thu đạt trên 1,8 triệu tỉ đồng và nộp ngân sách 297.023 tỉ đồng.

Về lộ trình tái cơ cấu, trong 32 đơn vị thuộc khối này quản lý có 24 đơn vị đã có đề án được phê duyệt và cơ cấu lại theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Tuy nhiên, theo đánh giá một số đơn vị triển khai rất chậm như: TCT Lương thực miền Bắc được phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngày 14.12.2012 nhưng đến ngày 17.5.2013 mới ban hành kết luận chỉ đạo việc tổ chức thực hiện; TCT Đường sắt Việt Nam có Đề án được phê duyệt ngày 21.1.2013, đến ngày 17.6.2013 Hội đồng thành viên mới có quyết định phê duyệt danh sách cổ phần hoá năm 2013…

Bên cạnh đó, kết quả thực hiện tái cơ cấu, đặc biệt là cổ phần hoá, sắp xếp lại DN còn rất hạn chế. Đến nay, trong tổng số 80 DN cần cổ phần hoá, mới thực hiện xong 10 DN. Về thoái vốn, trong tổng số 642 DN cần thực hiện thoái toàn bộ vốn nhà nước, mới có 167 DN thực hiện thoái vốn xong, tổng số vốn đã thoái thu về đạt trên 7,8 nghìn tỉ đồng.

Chưa giải quyết được lao động dôi dư, mất việc

Tại một số tập đoàn, TCT theo đánh giá năng lực quản trị còn chưa tương xứng với quy mô, vị trí của đơn vị, công tác quản lý tài chính, đầu tư, quản trị rủi ro, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí còn lỏng lẻo. Việc thực hiện công khai, minh bạch thông tin, áp dụng công nghệ thông tin và các công cụ hiện đại trong quản trị DN còn yếu. Hiệu quả hoạt động của các DN trong khối chưa cao, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) giảm 2,5% trong 3 năm qua. Một số đơn vị chậm được phê duyệt điều lệ, vốn điều lệ chưa được cấp đủ hoặc quy mô còn nhỏ, không tương xứng với vị trí, nhiệm vụ được giao.

Ngoài ra, công tác sắp xếp lại lao động còn nhiều vướng mắc. Ở một số đơn vị như TCT Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin), Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam, EVN, Agribank số lao động dôi dư cần sắp xếp khá lớn nhưng vẫn chưa giải quyết được đang ảnh hưởng đến tâm tư, cuộc sống của người lao động và hiệu quả của doanh nghiệp.

Đảng ủy Khối DN Trung ương chỉ ra rằng, nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạng chậm tiến độ này là do hầu hết các đề án tái cơ cấu đều mới được phê duyệt, các cơ chế, chính sách chưa được ban hành kịp thời, đồng bộ, đồng thời trong 3 năm qua thị trường chứng khoán suy giảm sâu, tình hình kinh tế, tài chính khó khăn, không thuận lợi cho cổ phần hoá và thoái vốn. Nguyên nhân chủ quan là các đơn vị chưa thực sự quyết liệt, chưa có động lực và thiếu nguồn lực tài chính để thực hiện tái cơ cấu.

Anh Vũ

thanh niên



MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Bộ Công Thương thông tin về chính sách phát triển điện mặt trời mái nhà

Chiều 04/05, phát biểu tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân đã có những chia sẻ về chính sách phát triển điện mặt trời mái nhà.

Lập Tổ công tác giúp việc đôn đốc tiến độ triển khai đường sắt đô thị Hà Nội và TPHCM

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải vừa ký quyết định...

Việt Nam đang thu hút ngày càng nhiều tập đoàn công nghệ lớn

Trong ngành bán dẫn, Thứ trưởng Đỗ Thành Trung cho rằng ngày càng nhiều tập đoàn lớn của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và đặc biệt là các tập đoàn của Hoa Kỳ đầu tư...

Lý do loạt địa phương giải ngân đầu tư công thấp dưới mức bình quân

Tỉnh Bình Thuận, tỉnh Gia Lai, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương, tỉnh Bình Phước, tỉnh Tây Ninh... nằm trong số các địa phương có mức giải ngân đầu tư công năm 2024...

Cựu chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng bị khởi tố

Ông Mai Tiến Dũng, cựu bộ trưởng, chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, bị khởi tố, ra lệnh bắt tạm giam với cáo buộc có sai phạm liên quan một dự án tại Lâm Đồng.

Một số dự án trọng điểm giải ngân chậm

Theo số liệu từ Bộ Tài chính, 3 tháng đầu năm, giải ngân vốn đầu tư công các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải mới đạt...

'Nhiều tập đoàn công nghệ lớn muốn đầu tư ngành bán dẫn tại Việt Nam'

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho hay nhiều doanh nghiệp công nghệ lớn toàn cầu muốn đầu tư vào ngành điện tử, chip, bán dẫn tại Việt Nam.

Xây dựng Luật khu công nghiệp: Đón dòng đầu tư chất lượng cao

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết khu công nghiệp là khu vực trọng điểm thu hút các dự án đầu tư trong và ngoài nước, là điểm đến của nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới.

Nguyên Bí thư Tỉnh ủy gửi đơn tố cáo hành vi thông thầu ở Ninh Thuận

Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Ninh Thuận có đơn tố cáo hành vi thông thầu trong đấu giá đất công, gây thất thoát tài sản nhà nước

Doanh nghiệp liên quan vụ bán dự án điện mặt trời cho Trung Quốc, đề xuất làm 2 nhà máy điện gió ở Lâm Đồng

Mới đây, CTCP Đầu tư HLP đề xuất đầu tư xây dựng 2 dự án nhà máy điện gió Tà Năng 1 và Tà Năng 2 tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98