Trực tuyến ĐHĐCĐ Sacombank: Cổ đông bức xúc việc nhận sáp nhập Southernbank

25/03/2014 08:42
25-03-2014 08:42:32+07:00

Trực tuyến ĐHĐCĐ Sacombank: Cổ đông bức xúc việc nhận sáp nhập Southernbank

Ngân hàng sẽ tiếp tục tìm kiếm đối tác ngoại

Sáng 25/03, tại ĐHĐCĐ thường niên 2014 của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Sacombank (HOSE: STB), nhiều cổ đông khá bức xúc về việc nhận sáp nhập Southernbank, bởi Sacombank đã là ngân hàng vững mạnh, Southernbank sẽ làm "vướng chân vướng tay" Sacombank.

* Chủ tịch mới của Sacombank là ai?

* Sacombank thay đổi Chủ tịch

* SouthernBank - Sacombank: Ai thâu tóm ai?

11h50: 97.3% cổ đông thông qua chủ trương nhận sáp nhập Southernbank

Hầu hết các tờ trình đều được thông qua với tỷ lệ trên 99%, riêng tờ trình xin chấp thuận chủ trương sáp nhập Southernbank vào Sacombank có tỷ lệ đồng ý là 97.3% và tỷ lệ 2.6% không đồng ý mặc dù có khá nhiều ý kiến bức xúc tại đại hội.

Đại hội kết thúc và thông qua tất cả các tờ trình.

10h20: Thảo luận - Cổ đông bức xúc về việc Southernbank sáp nhập vào Sacombank

Vào phần thảo luận, nhiều cổ đông khá bức xúc và đề nghị HĐQT ngân hàng giải thích về việc Southernbank sáp nhập vào Sacombank.

Ông Kiều Hữu Dũng đại diện HĐQT ngân hàng cho biết, cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt nên Sacombank cần có những bước phát triển mới. Đặc biệt là về mặt quản trị điều hành. Sacombank cần mở rộng quy mô hoạt động để tăng cạnh tranh. Sacombank sẽ nghiên cứu đề án chi tiết và xem xét điểm thuận lợi và không thuận lợi nếu sáp nhập thành công.

Ngay sau đó, một cổ đông khác bật lại rằng việc sáp nhập này là do Nhà nước và HĐQT có lợi nhưng cổ đông của Sacombank không có lợi. Hiện Sacombank đã là ngân hàng vững mạnh, Southernbank sẽ làm "vướng chân vướng tay" Sacombank. Vì thế, theo cổ đông này, không nên để Southernbank sáp nhập vào Sacombank.

Một cổ đông tổ chức bổ sung thêm, Southernbank có nợ xấu cao, lợi nhuận không tốt, chưa chắc làm tăng sức cạnh tranh cho Sacombank. Còn nhiều ngân hàng khác tốt hơn để sáp nhập.

Theo ý kiến của cổ đông khác, trước khi ra biển lớn, ngân hàng phải có tầm cỡ thì mới cạnh tranh được. Cổ đông đã dành thời gian để đến Đại hội vì thế HĐQT cần lắng nghe ý kiến của cổ đông, không phải cứ Nhà nước bắt buộc là phải sáp nhập! Nên rà soát lại hoạt động của các chi nhánh, phòng giao dịch trong hệ thống.

Phần thảo luận về việc sáp nhập nóng đến phút chót và phải khép lại với nhiều ý kiến được Ban chủ tọa hứa hẹn sẽ trả lời bằng văn bản và công bố trên website của ngân hàng sau đó. Ông Kiều Hữu Dũng cho biết HĐQT đang tiến hành những nghiên cứu và đánh giá ban đầu. Sau khi được thông qua về chủ trương thì HĐQT mới tiến hành xây dựng đề án cụ thể và xem xét điểm mạnh yếu cũng như khả năng nâng cao tính cạnh tranh của ngân hàng. Sau đó, HĐQT sẽ trình lại cho cổ đông thông qua đề án chi tiết trước khi đi đến bước cuối cùng.

Về phần sửa đổi Điều lệ, các cổ đông không đồng ý ủy quyền cho HĐQT sửa đổi Điều lệ do "không biết việc sửa đổi có lợi ích gì cho cổ đông không, khi sửa đổi phải được sự đồng ý của cổ đông và sẽ không ủy quyền một cách mơ hồ như vậy".

Bên cạnh đó, cổ đông còn thắc mắc về vấn đề cổ tức của ngân hàng. Đại diện ngân hàng cho biết trong năm 2011, Sacombank dự kiến trả cổ tức 14% và thực hiện trong năm 2012. Tuy nhiên do ngân hàng phải thực hiện thanh tra trong năm 2012 nên việc thanh toán cổ tức tạm thời dừng lại. Đồng thời do phải trích lập dự phòng nhiều nên lợi nhuận trong năm 2012 của Sacombank giảm xuống còn hơn 1,000 tỷ đồng. Đến giữa năm 2013, Sacombank đã thực hiện thanh toán 14% cổ tức bằng cổ phiếu của năm 2011 và 6% cổ tức bằng tiền mặt cho năm 2012. Cổ tức năm 2013 thực hiện theo tỷ lệ 16% (8% tiền mặt đã thanh toán và 8% bằng cổ phiếu) là mức cao nhất từ trước đến nay của Sacombank và dự kiến thanh toán trong quý 2, 3/2014 này.

 

10h15: Chủ tịch từ nhiệm, giữ nguyên số lượng 9 thành viên HĐQT

Ông Kiều Hữu Dũng – Chủ tịch HĐQT mới trình đại hội về việc xin từ nhiệm Chủ tịch và Thành viên HĐQT của ông Phạm Hữu Phú, đồng thời không bầu mới và giữ nguyên số lượng thành viên HĐQT là 9 người.

Được biết, ông Phạm Hữu Phú được Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank - EIB) cử sang Sacombank vào kỳ Đại hội chuyển giao quyền lực năm 2012. Trước khi qua Sacombank, ông giữ chức Phó Chủ tịch HĐQT Eximbank, ngân hàng này đang nắm giữ gần 10% vốn Sacombank.

Ông Kiều Hữu Dũng (trái) và ông Phạm Hữu Phú (phải)

09h20: Kế hoạch 3,000 tỷ đồng lãi trước thuế năm 2014

Ông Phan Huy Khang – Tổng giám đốc Sacombank trình cổ đông kế hoạch kinh doanh năm 2014. Theo đó, Sacombank đặt chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2014 đạt 3,000 tỷ đồng, tăng 6% so với năm trước, tỷ lệ cổ tức từ 10-12%.

Tổng tài sản năm 2014 ở mức 183,000 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2013. Tổng nguồn vốn huy động dự kiến 160,500 tỷ đồng, tăng 14%, trong đó huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư tăng 19% lên 156,000 tỷ đồng. Tổng dư nợ cho vay của Sacombank dự kiến tăng 13% so với năm trước và đạt 124,600 tỷ đồng, kiểm soát tỷ lệ nợ xấu dưới 3%. Tỷ lệ an toàn vốn tổi thiểu (CAR) đạt trên 10%.

Ngân hàng sẽ tiếp tục tìm kiếm đối tác nước ngoài và đẩy nhanh tiến độ thành lập ngân hàng con 100% vốn tại Lào. Đặc biệt là Sacombank sẽ tập trung triển khai kế hoạch sáp nhập Southernbank vào Sacombank sau khi ĐHĐCĐ và các cơ quan quản lý thông qua đề án sáp nhập.

Được biết kể từ ngày 14/03, cổ phiếu STB đã hết bị khống chế room ngoại (từ mức khống chế room 10% về lại mức tối đa 30%) do chưa tìm được đối tác chiến lược nước ngoài trong thời gian qua.

09h00: Đại diện ngân hàng trình đại hội kết quả kinh doanh trong năm 2013

STB đạt lợi nhuận trước thuế 2,838 tỷ đồng, vượt 1.3% kế hoạch năm và cao gấp đôi so với năm trước. Tỷ lệ chia cổ tức 16%, trong đó 8% bằng tiền mặt (đã tạm ứng trong năm 2013) và 8% chi trả bằng cổ phiếu.

Về hoạt động kinh doanh của công ty con và các đơn vị thành viên, lợi nhuận trước thuế lũy kế của các công ty con năm 2013 đạt 99.5 tỷ đồng, tương đương 72% kế hoạch. Trong đó, lợi nhuận trước thuế của Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản – SBA 69.3 tỷ, Công ty Kiều hối – SBR 15 tỷ, Công ty Cho thuê tài chính – SBL 74.8 tỷ đồng, riêng Công ty Vàng bạc Đá quý – SBJ lỗ hợp nhất 59.6 tỷ đồng.

Về các đơn vị hoạt động tại nước ngoài, lãi trước thuế của Chi nhánh Lào đạt 2.62 triệu USD và Sacombank Campuchia đạt 1.43 triệu USD.

08h30: Khai mạc Đại hội

Đại hội có sự tham dự của 607 cổ đông, đại diện tỷ lệ 77.52% cổ phiếu có quyền biểu quyết. Đại hội còn có sự tham dự của ông Mạch Thiệu Đức - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Phương Nam - Southernbank (PNB).

 ĐHĐCĐ thường niên 2014 của Sacombank sáng 25/03/2014.

Trước thềm đại hội

Mới đây, ngày 24/03/2014, Sacombank vừa công bố đã thông qua đơn xin từ nhiệm chức Chủ tịch HĐQT của ông Phạm Hữu Phú vì lý do cá nhân để đảm nhận nhiệm vụ tại đơn vị khác. Ông Phú trước đây từng là Phó Chủ tịch HĐQT của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu VN – Eximbank (HOSE: EIB) đồng thời là đại diện vốn của cổ đông lớn Eximbank, ông được điều động qua Sacombank tham gia HĐQT vào tháng 05/2012 và sau đó đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT. Eximbank hiện nắm 10% vốn của Sacombank và có khả năng sẽ thoái vốn theo như nhận định của một công ty chứng khoán.

HĐQT Sacombank đã thống nhất bầu ông Kiều Hữu Dũng – Phó Chủ tịch HĐQT (thành viên HĐQT độc lập) giữ chức danh Chủ tịch HĐQT kể từ ngày 24/03/2014. Ông Kiều Hữu Dũng tham gia vào HĐQT STB từ tháng 05/2012 và bầu làm Phó Chủ tịch HĐQT từ tháng 06/2012.

Theo tài liệu đại hội, STB sẽ trình cổ đông thông qua chủ trương cho Ngân hàng TMCP Phương Nam – SouthernBank (PNB) sáp nhập vào Sacombank và ủy quyền cho HĐQT triển khai nghiên cứu, xây dựng đề án khả thi và thực hiện các thủ tục cần thiết để xin phép các cơ quan chức năng cũng như quyết định các vấn đề liên quan đến việc sáp nhập. Thời gian thực hiện dự kiến trong năm 2014.

Trong năm 2013, Sacombank đã bán toàn bộ cổ phiếu nhận cấn trừ của một số cổ đông trước đây để thanh toán các khoản cho vay, đầu tư trái phiếu và các khoản phải thu khác có liên quan với tổng giá trị ban đầu gần 1,600 tỷ đồng. Khoản trái phiếu chuyển đổi do CTCP Chứng khoán Ngân hàng cổ phần Sài Gòn Thương Tín (SBS) phát hành trong các năm trước cũng đã thanh lý hết. Tính đến cuối năm 2013, tỷ lệ nợ xấu của STB giảm từ 2.04% xuống còn 1.46%, ngân hàng đã bán nợ cho VAMC 815.58 tỷ đồng và trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành là 629 tỷ đồng.

Do không tìm được đối tác chiến lược, STB đã điều chỉnh tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài (room) từ 10% về 30%.

Về kết quả hoạt động kinh doanh, trong năm 2013, STB đạt lợi nhuận trước thuế 2,838 tỷ đồng, vượt 1.3% kế hoạch năm và cao gấp đôi so với năm trước. Tỷ lệ chia cổ tức 16%, trong đó 8% bằng tiền mặt (đã tạm ứng trong năm 2013) và 8% chi trả bằng cổ phiếu.

Ngân hàng đặt chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2014 đạt 3,000 tỷ đồng, tăng 6% so với năm trước. Tỷ lệ cổ tức từ 10-12%. Tổng tài sản năm 2014 ở mức 183,000 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2013. Tổng nguồn vốn huy động dự kiến 160,500 tỷ đồng, tăng 14%, trong đó huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư tăng 19% lên 156,000 tỷ đồng. Tổng dư nợ cho vay của Sacombank dự kiến tăng 13% so với năm trước và đạt 124,600 tỷ đồng, kiểm soát tỷ lệ nợ xấu dưới 3%. Tỷ lệ an toàn vốn tổi thiểu (CAR) đạt trên 10%.

Sacombank sẽ chia cổ phiếu quỹ và cổ phiếu thưởng 114,251,159 cp từ thặng dư vốn cổ phần theo tỷ lệ 100:10 và trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 8% để tăng vốn điều lệ trong năm 2014.

Minh Hằng

công lý







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (4)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

ĐHĐCĐ Hodeco: Muốn huy động ngàn tỷ từ trái phiếu, trọng điểm dự án The Light City

Tổng Giám đốc Lê Viết Liên cho biết sắp tới có thể sẽ chuyển nhượng bớt các dự án nhỏ để tập trung nguồn lực cho các dự án lớn. The Light City tiếp tục được xem là...

Tập đoàn Mai Linh: Kế hoạch lãi 60 tỷ, đầu tư hơn 2,200 xe năm 2024

Ngày 29/04, CTCP Tập đoàn Mai Linh (MLG) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 để thông qua kế hoạch lợi nhuận sau thuế 60 tỷ đồng.

EVNGENCO3 sẵn sàng sản xuất điện cao điểm mùa khô 2024

Trước tình hình nắng nóng gay gắt, kéo dài trên diện rộng, dự báo nhu cầu tiêu thụ điện trong thời gian mùa khô (tháng 5 đến tháng 7) được dự báo tăng trưởng rất...

Không có doanh thu từ mảng cho thuê đất KCN, KBC lỗ 86 tỷ trong quý 1

Không ghi nhận doanh thu từ mảng cho thuê đất và cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (HOSE: KBC) lỗ ròng gần 86 tỷ đồng...

Trùm chăn nuôi Dabaco lãi lớn so với cùng kỳ lỗ nặng

Hưởng lợi từ giá nguyên liệu đầu vào giảm trong khi giá heo hơi phục hồi, CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (HOSE: DBC) trải qua quý 1/2024 với bức tranh kinh doanh...

Nhờ đâu doanh thu quý 1 của DXG gấp gần 3 lần cùng kỳ?

Bùng nổ doanh thu từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản và dịch vụ môi giới giúp kết quả kinh doanh quý 1/2024 của CTCP Tập đoàn Đất Xanh (HOSE: DXG) cải thiện...

Tự doanh và môi giới thu đậm, VCI báo lãi quý 1 gấp gần 3 lần

Nhờ thị trường tích cực, CTCP Chứng khoán Vietcap (HOSE: VCI) báo lãi ròng quý 1/2024 khả quan với mức tăng tưởng tới 171%.

Lợi nhuận Ricons đi lùi trong quý đầu năm

CTCP Tập đoàn Đầu tư Xây dựng Ricons công bố BCTC hợp nhất quý 1/2024 với doanh thu thuần 1,619 tỷ đồng và lãi ròng hơn 14 tỷ đồng, giảm lần lượt 6% và 9% so với...

YeaH1 báo lãi ròng quý 1 gấp 4.2 lần cùng kỳ

Kết thúc quý đầu năm 2024, CTCP Tập đoàn Yeah1 (HOSE: YEG) - nhà sản xuất show “Chị đẹp đạp gió rẽ sóng” - ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan với hơn 73 tỷ đồng...

Dừng nhà máy bảo dưỡng định kỳ, lợi nhuận BSR đi lùi 30%

Việc phải dừng nhà máy bảo dưỡng định kỳ và cracking spread sụt giảm là nguyên nhân kéo lợi nhuận quý 1/2024 của CTCP Lọc hóa Dầu Bình Sơn (UPCoM: BSR) đi xuống.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98