Ngân hàng trung ương thế giới chuẩn bị cho thời kỳ thắt chặt tiền tệ

23/06/2014 17:52
23-06-2014 17:52:40+07:00

Ngân hàng trung ương thế giới chuẩn bị cho thời kỳ thắt chặt tiền tệ

Ngân hàng trung ương các nước đang lên kế hoạch giảm nắm giữ nợ dài hạn để tránh thua lỗ, khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) chấm dứt chương trình mua lại trái phiếu mùa thu này.

Khảo sát của tạp chí Central Banking Publications và HSBC trên 69 lãnh đạo ngân hàng trung ương cho thấy phần lớn các cơ quan đã sẵn sàng điều chỉnh danh mục đầu tư để chuẩn bị cho thời kỳ thắt chặt tiền tệ. Rất nhiều ngân hàng có thể chuyển sang các tài sản rủi ro hơn, như chứng khoán. Xu hướng này có vẻ sẽ kéo dài, khi mới có một nửa tiết lộ khả năng đổ tiền vào cổ phiếu hoặc quỹ tín thác (ETF). Còn một số ngân hàng thì cho biết sẽ giảm nắm giữ trái phiếu.

Các ngân hàng trung ương đang giảm nắm giữ trái phiếu

Khi kinh tế toàn cầu có dấu hiệu khôi phục tình trạng bình thường, FED và ngân hàng trung ương các nền kinh tế phát triển khác, như Anh, bắt đầu cân nhắc thắt chặt tiền tệ. Khả năng tăng lãi suất đang làm dấy lên nỗi lo giá trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 30 năm sẽ giảm trong vài năm tới.

Các chương trình mua lại trái phiếu quy mô lớn và giảm lãi suất xuống thấp kỷ lục được đánh giá đã ngăn chặn thành công một cuộc đại suy thoái nữa. Tuy nhiên, các ngân hàng trung ương sẽ bị thiệt hại nặng nhất nếu quay về tình trạng trước đây, do đã đầu tư rất mạnh vào trái phiếu chính phủ các nền kinh tế phát triển.

FED đã mua gần 2.000 tỷ USD trái phiếu Chính phủ Mỹ trong 6 năm qua, qua chương trình nới lỏng định lượng. Tuy nhiên, chương trình này sẽ chấm dứt vào mùa thu. Khi việc này xảy ra, giá trái phiếu Chính phủ Mỹ có thể sẽ giảm.

FED là cơ quan nắm giữ nợ Mỹ lớn nhất. Tuy nhiên, ngân hàng trung ương các nước khác cũng theo rất sát, khi phần lớn tài sản trong tổng dự trữ 11.700 tỷ là trái phiếu chính phủ Mỹ.

Trái phiếu này rất được ưa chuộng do quy mô thị trường lớn và thanh khoản cao. Dù vậy, các lãnh đạo ngân hàng trung ương cũng cho biết họ đang cân nhắc mở rộng sang các loại tiền tệ khác ngoài USD.

Cuối năm ngoái, hơn 62% các khoản đầu tư của các ngân hàng trung ương là tài sản niêm yết bằng USD, theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). Trong khi đó, tỷ lệ này với đồng euro chỉ là gần 25%. Gần đây, các loại tiền tệ đem lại lợi nhuận cao, như đôla Australia, đôla Canada hay NDT đã trở nên hấp dẫn hơn do trái phiếu Chính phủ Mỹ đem lại lợi nhuận thấp.

Xu hướng chuyển dịch đầu tư sang cổ phiếu đã khiến thị trường chứng khoán liên tục tăng mạnh thời gian qua. Từ đầu năm 2009, chỉ số MSCI các nước phát triển đã tăng 150%, trong khi S&P 500 của Mỹ tăng 190%.

Hà Thu

vnexpress





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Các đồng tiền châu Á sắp có tuần tăng giá mạnh nhất trong 2 tháng

Các đồng tiền châu Á sắp ghi nhận tuần tăng tốt nhất trong 2 tháng, khi các nhà hoạch định chính sách ở các nước đẩy mạnh can thiệp để hỗ trợ tỷ giá.

Nikkei: Báo động đỏ về biên lãi ròng của các ngân hàng Trung Quốc

Theo kết quả khảo sát 58 ngân hàng thương mại được niêm yết tại Trung Quốc đại lục và Khu hành chính đặc biệt Hong Kong của tờ Nikkei, biên lãi ròng của 39 ngân...

Microsoft cam kết đầu tư 1,7 tỷ USD phát triển hạ tầng AI cho Indonesia

Giám đốc Điều hành Microsoft cho biết hãng sẽ sớm xây dựng các trung tâm dữ liệu ở Indonesia, cũng như giúp quốc gia này đào tạo hàng trăm nghìn lao động trong lĩnh...

Hơn 100 cửa hàng KFC tại Malaysia phải đóng cửa

QSR đã thay đổi chiến lược xây dựng thương hiệu theo hướng mang tính Hồi giáo hơn trên trang web của mình, nhưng nhiều người Malaysia vẫn tiếp tục quay lưng với...

Bất động sản Trung Quốc vẫn gặp khó dù tăng cho vay, nới lỏng hạn chế

Các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc đã phải cắt giảm mạnh mẽ lực lượng lao động khi họ phải gánh chịu các nghĩa vụ nợ ngày càng tăng và doanh số bán hàng sụt...

Nhật Bản: Đồng yen tiếp tục trượt dốc, giảm xuống mức thấp kỷ lục mới

Đồng yen tiếp tục trượt dốc xuống mức thấp kỷ lục khi Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) ngày 26/4 duy trì lãi suất hiện nay sau cuộc họp chính sách tiền tệ kéo dài hai ngày.

Thêm một ngân hàng Mỹ phá sản

Trong ngày 26/04, Quỹ Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) đã thông báo về việc đóng cửa ngân hàng Republic First Bank, đánh dấu vụ sụp đổ ngân hàng đầu tiên tại...

Đồng yen của Nhật Bản trượt giá xuống mức thấp nhất trong 34 năm

Giá đồng yen giảm sau khi Mỹ công bố các dữ liệu lạm phát mới cao hơn dự tính, đẩy giá đồng USD lên mức cao nhất trong 5 tháng và càng củng cố niềm tin rằng Fed sẽ...

Indonesia bất ngờ nâng lãi suất

Ngân hàng Trung ương Indonesia bất ngờ nâng lãi suất trong ngày 24/04 nhằm hỗ trợ đồng Rupiah, sau khi đồng tiền này rơi xuống đáy 4 năm.

Nhiều nước bày tỏ lo ngại trước việc đồng USD tăng giá mạnh

Đồng USD ở mức cao nhất kể từ tháng 11/2023 so với các đồng tiền mạnh khác và trên đà tăng tháng thứ tư liên tiếp khiến các nhà hoạch định chính sách từ Nhật Bản...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98