Chuyên gia Nhật: 'Thị trường M&A VN tốt hơn nhiều nước ASEAN'

17/07/2014 21:28
17-07-2014 21:28:00+07:00

Chuyên gia Nhật: 'Thị trường M&A VN tốt hơn nhiều nước ASEAN'

Giám đốc điều hành Recof - công ty tư vấn mua bán-sáp nhập của Nhật - Masataka Yoshida đánh giá Việt Nam là thị trường M&A lớn thứ hai của doanh nghiệp nước này tại Đông Nam Á.

Ông Masataka Yoshida đánh giá Việt Nam là thị trường M&A lớn thứ hai với nhà đầu tư Nhật Bản trong khu vực Đông Nam Á.

Bên lề diễn đàn M&A Việt Nam năm 2014, ông Masataka Yoshida - Giám đốc điều hành Recof đã trao đổi về một số vấn đề liên quan đến thị trường M&A tại Việt Nam.

Doanh nghiệp Nhật Bản là những nhà đầu tư khá quen thuộc trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Ông đánh giá như thế nào về những thương vụ M&A vừa qua cũng như thời gian tới?

Trong 3 năm qua, nhà đầu tư Nhật Bản quan tâm lớn đến việc mua bán sáp nhập tại thị trường Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, bắt nguồn từ sự bão hòa của thị trường nội địa Nhật Bản cũng như ảnh hưởng của chính sách Abenomics và mối quan hệ giữa hai nước trong hơn 40 năm qua. Sự quan tâm này tăng lên nhanh chóng và bao trùm gần như các ngành chính trong sản xuất và phi sản xuất. Qua các số liệu, Việt Nam hiện là thị trường M&A đứng thứ hai trong khu vực Đông Nam Á với các công ty Nhật Bản, sau Thái Lan.

Năm 2011, Nhật Bản có 18 thương vụ M&A tại Việt Nam, sang năm 2012 tăng lên 17 và lập kỷ lục 20 thương vụ vào năm 2013. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2014, chúng tôi nhận thấy số lượng các thương vụ M&A thành công đang tăng chậm lại, khi chỉ có 4 thương vụ được công bố.

Có ý kiến cho rằng Việt Nam đang chờ đón làn sóng M&A thứ hai, quan điểm của ông về điều này như thế nào?

Theo đánh giá của chúng tôi, làn sóng thứ hai này được hình thành bởi chính sách tăng cường cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước. Tại Việt Nam, khu vực này chiếm thị phần lớn tại thị trường nội địa và đóng vai trò quan trọng trong các ngành. Do vậy, đây sẽ là hoạt động ảnh hưởng và thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư Nhật Bản.

Rất nhiều công ty Nhật Bản quan tâm tới việc mở rộng hoạt động M&A tại Việt Nam với nhiều lý do. Hiện một nửa danh mục thông tin của Recof là các thương vụ của doanh nghiệp Việt Nam, bao gồm dịch vụ tài chính phi ngân hàng, vận tải, công nghệ, khách sạn, dịch vụ marketing và ngành hàng bán lẻ.

Khi tham gia tư vấn cho các thương vụ M&A tại Việt Nam, doanh nghiệp Nhật Bản có gặp vấn đề khó khăn gì không, thưa ông?

Chúng tôi gặp khá nhiều khó khăn khi tuân thủ các quy định pháp lý của Việt Nam. Các quy định này khá phức tạp và khó hiểu, gây cản trở nhất trong quá trình thực hiện các thương vụ tư vấn M&A. Theo kinh nghiệm của tôi những năm qua, việc thực hiện M&A tại Việt Nam là khó khăn nhất.

Riêng với các doanh nghiệp Nhà nước, tôi nhận thấy những quy định liên quan đến thủ tục đấu giá hay yêu cầu bán trên mức giá quy định của Nhà nước, đấu giá công khai sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình đàm phán. Hầu hết nhà đầu tư Nhật Bản cho rằng họ cần được tìm hiểu kỹ hơn để cân nhắc về những doanh nghiệp có tiềm năng tại Việt Nam. Sự hạn chế trong minh bạch thông tin tài chính cũng là điểm khó khăn cho doanh nghiệp Nhật Bản tiếp cận các thương vụ cổ phần hóa tại Việt Nam.

Ngoài ra còn các vấn đề liên quan đến sự thay đổi đột ngột của phía bán hoặc kỳ vọng giá cao, cũng như cạnh tranh giữa các nhà đầu tư Nhật Bản...

Theo ông, hoạt động M&A giữa Việt Nam với Nhật Bản thời gian tới sẽ có bước phát triển như thế nào?

Nhu cầu đầu tư vào các nền kinh tế đang phát triển của các công ty Nhật Bản đang duy trì. Câu hỏi nên đầu tư vào đâu vẫn bỏ ngỏ, nhưng chúng tôi tin rằng Việt Nam đang ở vị thế tốt hơn so với nhiều nước Đông Nam Á khác, khi mà sự tập trung chủ yếu của các công ty Nhật Bản đều đang hướng về ASEAN.

Theo số liệu M&A của Recorf, số lượng các thương vụ giữa các công ty Việt Nam và Nhật Bản được báo cáo từ giữa năm 2011 đến năm 2013 là 18 vụ mỗi năm. Chúng tôi không ngạc nhiên nếu mật độ của các thường vụ sẽ đạt mức 30 hoặc cao hơn vào năm 2016.

Những lĩnh vực nào sẽ nhận được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư Nhật Bản?

Theo tôi, các dịch vụ về tài chính, công nghệ thông tin, vận tải - logistic và các chuỗi nhà ăn, nhà hàng, đồ tiêu dùng nhanh hoặc đóng gói bao bì, sản phẩm sẽ nằm trong tầm ngắm của doanh nghiệp Nhật.

Ông có lời khuyên gì cho các công ty Việt Nam trong quá trình đàm phán với nhà đầu tư Nhật Bản?

Các công ty Nhật Bản cần nhiều thời gian hơn khi bắt đầu tham gia các cuộc đàm phán, với yêu cầu lớn hơn về số lượng thông tin. Tuy nhiên, chúng tôi thường khuyên khách hàng của mình cần kiên nhẫn. Các công ty Nhật Bản thường không cần quá nhiều thời gian một khi họ đã vạch rõ bước khởi đầu cho quá trình thâm nhập và sau đó lời nói của họ không dễ dàng thay đổi.

Các giao dịch cũng khó có thể thực hiện nếu thiếu nhà tư vấn tốt, nên có những nhà tư vấn bản địa đi cùng với doanh nghiệp Việt Nam, tạo sự hỗ trợ tốt hơn khi chúng tôi tiến hành đàm phán.

Phương Linh

vnexpress



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chứng khoán FPT chốt quyền trả 5% cổ tức tiền mặt và 40% cổ phiếu thưởng

Sau kỳ nghỉ lễ dài ngày, cổ đông CTCP Chứng khoán FPT (FPTS, HOSE: FTS) nhận tin vui khi được chia thưởng cổ phiếu tỷ lệ 40% và cổ tức bằng tiền tỷ lệ 5%. Ngày giao...

PDR chốt thời gian chào bán hơn 134 triệu cp cho cổ đông hiện hữu

Sau khi cập nhật lại phương án chào bán hơn 134 triệu cp cho cổ đông hiện hữu vào tháng 2/2024, CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (HOSE: PDR) mới đây công bố...

Novaland chốt phương án chào bán gần 1.2 tỷ cp cho cổ đông hiện hữu trước thềm ĐHĐCĐ thường niên

Trước thềm ĐHĐCD thường niên tổ chức ngày 25/04/2024, HĐQT CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, HOSE: NVL) ngày 22/04 đã thông qua liên tiếp 3 nghị quyết...

Masan huy động thành công vốn cổ phần trị giá 250 triệu USD từ Bain Capital

CTCP Tập đoàn Masan (HOSE: MSN) ngày 23/04 đã công bố hoàn tất việc huy động vốn cổ phần trị giá 250 triệu USD từ Bain Capital (Bain).

Chứng khoán Sen Vàng đổi chủ, muốn tăng vốn thêm 5,000 tỷ 

Mới đây, gần 65% vốn của CTCP Chứng khoán Sen Vàng (GLS) đã được sang tay. Bên cạnh biến động cơ cấu cổ đông, nhiều diễn biến cho thấy GLS đang chuyển mình. ĐHĐCĐ...

HDC sắp chào bán cổ phiếu thấp hơn 54% thị giá, huy động 300 tỷ thanh toán nợ vay

Ngày 11/04, CTCP Phát triển Nhà Bà Rịa - Vũng Tàu (HOSE: HDC) thông báo chào bán cổ phiếu ra công chúng nhằm huy động 300 tỷ đồng thanh toán các khoản nợ vay, thời...

TNG dự kiến phát hành 12.3 triệu cp giá 10,000 đồng/cp

CTCP Đầu tư và Thương mại TNG (HNX: TNG) vừa công bố kế hoạch tăng vốn điều lệ năm 2024 thông qua 2 hình thức, bao gồm phát hành hơn 9 triệu cp để trả cổ tức 2023...

SBBS muốn tăng vốn lên 500 tỷ đồng, nhóm cổ đông chiếm hơn 30% vốn phản đối

Theo biên bản họp ĐHĐCĐ thường niên 2024 của CTCP Chứng khoán Saigonbank Berjaya (SBBS), toàn bộ 9 nội dung trình cổ đông đã được thông qua tại đại hội. Đáng chú ý...

Bain Capital dự kiến hoàn tất rót 250 triệu USD vào Masan ngày 22/04

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã nhận được đầy đủ hồ sơ phát hành riêng lẻ cổ phiếu ưu đãi cổ tức có thể chuyển đổi từ Tập đoàn Masan (HOSE: MSN). Hồ sơ này liên quan...

MBS nhập cuộc đường đua tăng vốn, dự kiến phát hành hơn 138 triệu cp

Trong bối cảnh các công ty chứng khoán đua nhau lên kế hoạch trình cổ đông tăng vốn điều lệ, CTCP Chứng khoán MB (HNX: MBS) cũng không ngoại lệ. MBS dự kiến phát...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98