Doanh nghiệp cá tra: Gánh thêm áp lực từ nghị định mới

27/07/2014 09:35
27-07-2014 09:35:00+07:00

Doanh nghiệp cá tra: Gánh thêm áp lực từ nghị định mới

Trong khi cộng đồng doanh nghiệp (DN) vẫn còn đang đối diện với nhiều khó khăn, những tưởng, chính sách được xây dựng mới sẽ giảm bớt khó khăn, hỗ trợ cho DN thì ngược lại, nhiều chính sách lại gây thêm áp lực cho DN.

Kỳ vọng lập lại trật tự thị trường

Nghị định 36/2014 về nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra đã có hiệu lực thi hành từ ngày 20-6 vừa qua, song theo phản ảnh của nhiều DN chế biến và xuất khẩu cá tra, bên cạnh những quy định góp phần đưa ngành cá tra đi vào quy củ hơn, Nghị định vẫn đang tồn tại một số điểm bất hợp lý gây khó thêm cho hoạt động kinh doanh, xuất khẩu của DN.

Theo phản ảnh của một số DN trong ngành, những quy định được đưa ra tại Nghị định 36 như người nuôi cá tra sẽ phải đăng ký diện tích, sản lượng có sự xác nhận của Chi cục Nuôi trồng thủy sản các địa phương, việc này sẽ giúp ngành quản lý tốt hơn về mặt sản lượng, tránh tình trạng thừa thiếu trên thị trường như thời gian qua. Đặc biệt, với việc đưa ra giá sàn khi xuất khẩu, sẽ loại bỏ được tình trạng DN cạnh tranh, bán phá giá, từ đây sẽ giúp cho giá cá nguyên liệu trong nước ổn định hơn, giảm được nhiều rủi ro về giá cho người nuôi. Trên thực tế, việc ra đời Nghị định 36 không ngoài mục đích ổn định, lập lại trật tự cho thị trường cá tra. Bởi lâu nay, việc phát triển một cách tự phát, kinh doanh thiếu kế hoạch, thậm chí là sẵn sàng "dìm giá nhau” của nhiều DN đã dẫn đến thị trường cá tra bất ổn, con cá tra xuất khẩu ra thị trường thế giới thường xuyên bị "soi” bằng những hàng rào kỹ thuật. Người nuôi cá cũng bị vạ lây.

Thêm áp lực

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, Nghị định bộc lộ một số khiếm khuyết, có thể gây tác dụng ngược đối với các DN hoạt động trong lĩnh vực chế biến và xuất khẩu cá tra. Đơn cử như quy định về chất lượng độ ẩm 83% và mạ băng – lượng băng trong cá - 10%. Về quy định này, bà Trương Thị Lệ Khanh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn cho rằng, đây là quy định đang gây nhiều bất lợi nhất cho DN xuất khẩu cá tra. Theo bà Khanh, nếu để quy định mức ẩm độ 83% thì chắc chắn DN phải bán giá cao, không ai mua, như vậy DN khó sống. Bởi vậy, bà Khanh đề xuất, nên điều chỉnh ẩm độ ở mức trên dưới 86% là hợp lý. Đây là con số thực tế đa số của sản phẩm cá tra và đã được nhiều nước chấp nhận.

Ngoài ra, việc quy định tỷ lệ mạ băng cũng được các DN cho rằng, không nên áp đặt với tất cả các sản phẩm cá tra, kể cả sản phẩm phụ phẩm, sản phẩm giá trị gia tăng như cá tẩm bột, chả cá… để khuyến khích các DN đầu tư phát triển các sản phẩm này. Theo nhận định của một số DN, Nhà nước cần quản lý vấn đề tỷ lệ mạ băng cho phù hợp tình hình chung của các nước nhập khẩu. Bởi, nếu làm nóng vội, thị trường khó chấp nhận, gây ảnh hưởng đến xuất khẩu. Thứ nữa là vấn đề lao động, mất công ăn việc làm và cuối cùng là vấn đề tài chính, nếu chuyển đổi nhanh sẽ làm chậm xuất khẩu, hàng tồn, không đạt kế hoạch xuất khẩu…

Trước đó, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản (Vasep) cũng đã từng bày tỏ băn khoăn về những yếu tố bất cập trong Nghị định 36. Mà theo nhận định của ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch Vasep, một trong những quy định bất hợp lý của Nghị định 36 đó là yêu cầu DN phải đăng ký hợp đồng xuất khẩu cá tra với Hiệp hội Cá tra. Về điểm này, ông Dũng bày tỏ quan điểm: Hợp đồng kinh tế là bí mật kinh doanh của từng cá nhân, công ty, gồm điều khoản không được tiết lộ. Do vậy, việc chia sẻ thông tin với Hiệp hội Cá tra là bất hợp lý.

Nhiều ý kiến cho rằng, trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới vẫn còn tồn đọng nhiều khó khăn, cộng đồng DN đang phải rất nỗ lực trong việc mở rộng, tìm kiếm thị trường xuất khẩu. Bởi vậy, các chính sách mà nhà quản lý xây dựng là cần thiết song, phải có tác dụng hỗ trợ, tháo gỡ bớt khó khăn cho DN chứ không nên gây thêm nhiều áp lực cho cộng đồng DN, như vậy sẽ khiến DN nản lòng. Bên cạnh đó, các thủ tục đưa ra cũng cần phải gọn nhẹ, tránh gây lãng phí thời gian, tiền bạc, nếu không, chính sách lại gây ra tác động ngược khi gây khó khăn thêm cho DN.

Minh Phương

Đại đoàn kết





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đề xuất nhà máy điện mặt trời được phép bán trực tiếp cho khách hàng qua đường dây riêng

Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo sở hữu nhà máy điện gió hoặc mặt trời sẽ được bán điện trực tiếp cho khách hàng sử dụng điện lớn thông qua đường dây riêng hoặc...

Cấp 'tín chỉ xanh' đối với các nhà máy sử dụng năng lượng sạch

Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm và trình tự, thủ tục cấp "tín chỉ xanh" đối với các nhà máy sử dụng nguồn năng lượng sạch.

Còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết

Tính đến cuối tháng Ba, vẫn còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết, thậm chí 15 bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ giải ngân là 0%.

Vì sao ngành điện muốn áp giá hai thành phần?

Với cách tính hiện nay, hai khách hàng dùng cùng lượng điện, tiền trả như nhau, nhưng chi phí nhà đèn bỏ ra cho họ chưa được phản ánh chính xác, theo chuyên gia.

Thủ tướng đề nghị Apple mở rộng kinh doanh và xác định Việt Nam là một cứ điểm của Apple trên toàn cầu

Sáng 16/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Tim Cook, Giám đốc điều hành Apple của Hoa Kỳ - công ty công nghệ lớn nhất thế giới và là nhà đầu tư nước ngoài lớn...

Điện mặt trời mái nhà dư thừa: Phát lên lưới giá 0 đồng, không được tính tiền

Điện mặt trời mái nhà chỉ được tự dùng, không được bán cho cá nhân, tổ chức khác. Nếu không dùng hết, phát lên lưới chỉ được ghi nhận sản lượng điện với giá 0 đồng...

Chủ tịch Tập đoàn Thuận An bị bắt: DN vài tỷ vốn tăng gấp 200 lần, nổi lên nhờ cầu đường

Từ một doanh nghiệp có quy mô vốn điều lệ chỉ vỏn vẹn 3,9 tỷ đồng, trong 10 năm trở lại đây Thuận An đã lớn nhanh như thổi, vốn điều lệ tăng gấp 200 lần lúc mới...

Nhiều tiệm vàng tại TP HCM bất ngờ đóng cửa

Cục Quản lý thị trường TP HCM cho biết sẽ tiếp tục đồng loạt kiểm tra các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh mua bán vàng trên địa bàn thành phố

Thủ tướng yêu cầu phải bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng...

Ứng phó thế nào trước làn sóng thép ngoại tràn vào?

"Việc suy giảm thị phần nội địa của ngành sản xuất thép cuộn cán nóng trong nước là có. Việc mất 1/3 thị phần trong chưa đầy 1 năm là một trong những tín hiệu đáng...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98