Không kỳ vọng nhiều ở những đợt IPO

04/07/2014 22:00
04-07-2014 22:00:26+07:00

Không kỳ vọng nhiều ở những đợt IPO

Dù chỉ số đang ở xu hướng tăng nhưng thanh khoản vẫn tỏ ra yếu. Theo giới chuyên gia, do những thông tin xuất hiện chưa đủ mạnh hoặc đã được dự báo nên thị trường chưa thể thoát ra khỏi giai đoạn đi ngang tích lũy.

Vinatex không làm nên "mùa Xuân"

Thông tin về việc tăng giá xăng và lạm phát tháng 6 không nằm ngoài dự báo của giới phân tích trong những ngày qua, do đó cũng không tác động đáng kể đến giao dịch. Thậm chí, nhà đầu tư dường như tỏ ra ít quan tâm đến việc giá xăng tăng thêm 1,3% và CPI trong tháng tăng 0,3%, thể hiện qua diễn biến tăng nhẹ của các chỉ số trong ngày thị trường tiếp nhận thông tin.

Nhiều người cho rằng, điều quan tâm lúc này chính là những đợt đấu giá bán cổ phần lần đầu (IPO) của một doanh nghiệp nhà nước (DNNN), trong đó Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) đang được quan tâm nhất với tổng giá trị chào bán dự kiến là 1.220 tỷ đồng, tương đương 24,4% vốn điều lệ.

Theo thông tin công bố, Vinatex sẽ được đấu giá vào ngày 22/7 với mức giá khởi điểm 11.000 đồng/CP. Về hoạt động cốt lõi, Vinatex luôn giữ một vị thế lớn trong ngành dệt may Việt Nam từ nhiều năm nay, đóng góp đến 14% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành năm 2013.

Tập đoàn này dự kiến sẽ thoái vốn tại một số công ty thành viên, chỉ giữ lại 10 công ty con và nắm giữ dưới 50% cổ phần tại 20 doanh nghiệp trong đó có những công ty dệt may hàng đầu như Tổng công ty Phong Phú, Việt Tiến, Nhà Bè, Hanosimex, May 10, May Đức Giang...

Các công ty thành viên này góp phần cấu thành một chuỗi giá trị sản xuất liên tục từ sợi, dệt, nhuộm hoàn tất tới may mà Vinatex hiện đang sở hữu. Đây là một lợi thế rất lớn của Tập đoàn khi Việt Nam tham gia các hiệp định như FTA Việt Nam - EU hay Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Về tài sản, Vinatex hiện đang sở hữu một hệ thống siêu thị mang thương hiệu Vinatex Mart với hơn 58 điểm bán hàng trên cả nước. Hệ thống bán lẻ này nếu được vận hành tốt, sẽ là tiền đề để Vinatex khai thác thị trường nội địa nhiều tiềm năng bên cạnh việc mở rộng thị trường xuất khẩu.

Vinatex cũng đã có kế hoạch đầu tư tiếp 11.500 tỷ đồng hoàn thiện dây chuyền sản xuất và mở rộng siêu thị từ nay đến năm 2017. Các khoản đầu tư này có thể được tài trợ bằng nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) với mức lãi suất rất thấp. Theo giới chuyên gia, với vị thế và lợi thế cạnh tranh cũng như những thuận lợi mà ngành dệt may Việt Nam đang có, việc đầu tư vào Vinatex là điều đáng quan tâm lúc này.

Dù chờ đợi, nhưng theo một số nhà đầu tư, họ không còn quá nhiều kỳ vọng IPO Vinatex có thể vực dậy cả thị trường chứng khoán. Vì thời gian qua, đã liên tục diễn ra sự thất bại khi IPO DNNN. Đơn cử, số liệu tính đến hết tháng 5, có 35 DN bán đấu giá, trong đó chỉ có 14 DN đạt tỷ lệ 100%. Tổng giá trị cổ phần bán được trên cả hai sàn chỉ đạt 1.740 tỷ đồng.

Nhìn lại số liệu, Bộ Giao thông - Vận tải có số lượng DN cổ phần hóa nhiều nhất với 9 DN. Bốn tổng công ty thuộc Bộ Xây dựng là Viglacera, Xây dựng Bạch Đằng, Đầu tư nước và Môi trường Việt Nam Viwaseen, Xây dựng Hà Nội, trong đó, DN có vốn điều lệ lớn nhất là Công ty TNHH MTV Cảng Hải Phòng (vốn điều lệ 3.270 tỷ, tỷ lệ trúng đấu giá 46,95%), đứng thứ hai là Viglacera (vốn điều lệ 3.070 tỷ, tỷ lệ trúng đấu giá 25,31%). Duy nhất có Viglacera bán được 10.100.000 cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài - chiếm 52% số cổ phần bán được.

Rào cản định giá

Ngoại trừ những điểm sáng đó, còn lại khá nhiều công ty đại chúng có kết quả được coi là không thành công. Có người cho rằng, những công ty đấu giá không thành công có thể là giá khởi điểm chưa hợp lý, có thể bản cáo bạch chưa rõ ràng, hay nói cách khác là chưa làm cho thị trường tin tưởng.

Theo đánh giá của ông Oh Kyung Hee, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán KIS Việt Nam, những DN có tỷ lệ đấu giá thành công cao là các DN có tình hình tài chính lành mạnh, thông tin minh bạch, rõ ràng, hoạt động trong các ngành nghề có tiềm năng tăng trưởng trong khi đó những DN có tỷ lệ đấu giá thành công thấp dù là các công ty có mức vốn điều lệ lớn, có tên tuổi nhưng yếu tố nội tại của DN không xuất sắc nên không thu hút được sự quan tâm đầu tư.

Ngược lại, cũng có thể công ty tư vấn chưa có uy tín hay chưa có đơn vị bảo lãnh phát hành. Một cổ phiếu IPO được một công ty chứng khoán có tầm cỡ bảo lãnh thì nhà đầu tư tin tưởng đăng ký mua. Nhà đầu tư mua không hết thì đơn vị bảo lãnh bỏ tiền ra mua hết và cuộc đấu giá sẽ thành công. Còn các cổ phiếu IPO do không bắt buộc phải có công ty kiểm toán chứng thực bản cáo bạch của đơn vị phát hành, nên kém được tin tưởng.

Ví dụ, trong cùng một thời gian, số cổ phiếu bán được qua đấu giá của Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 5 (Cienco5) chỉ đạt 13,47% lượng cổ phiếu tung ra đấu giá với giá đấu thành công bình quân 10.025 đồng/cổ phần. Một mức giá không cao, gần với giá khởi điểm và hy vọng sẽ tăng giá trong nay mai.

Cùng ngành nghề, nhưng phiên đấu giá 49.742.300 cổ phần tại Tổng công ty Xây dựng Hà Nội với giá khởi điểm là 10.200 đồng/CP có 203 nhà đầu tư cá nhân đã mua. 1.575700 cổ phần với giá đấu thành công bình quân là 10.201 đồng/cổ phần. Số lượng cổ phần được mua chỉ chiếm hơn 3% so với tổng khối lượng chào bán.

Mức giá đặt mua cao nhất cổ phiếu này nhỉnh hơn giá khởi điểm không bao nhiêu chỉ 10.800 đồng/CP. Nhìn sơ qua thì nhà đầu tư không có thời gian để tìm hiểu kỹ về công ty này, nhưng họ có phương pháp so sánh và đối chiếu. Họ thấy cổ phiếu của Cienco5 rẻ hơn vậy mà cũng không bán hết 100%, nên cổ phiếu Tổng công ty Xây dựng Hà Nội định giá khởi điểm cao làm sao dám mua?

Có điều lạ là những người trong nội bộ của Xây dựng Hà Nội biết rõ tình hình kinh doanh, tiềm năng của cổ phiếu này, thế mà họ cũng không mạnh dạn đăng ký mua cổ phần khiến cho kết quả đạt được thảm hại! Như vậy thực chất của vấn đề là định giá không hợp lý, chứ không phải nhà đầu tư chán không mua cổ phiếu IPO.

Rõ ràng, nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả IPO những tháng đầu năm không cao là do nhà đầu tư đã biết lựa chọn lợi thế giữa chào bán IPO và DN đã niêm yết. Bên cạnh đó, tiến trình cổ phần hóa dù đang được đẩy mạnh nhưng vẫn chưa thực sự tạo ra cú đột phá là do vướng mắc trong khâu định giá DN, đặc biệt là đối với các DN quy mô lớn, cơ cấu hoạt động phức tạp và một số DN chưa muốn cổ phần hóa hoặc niêm yết cổ phiếu bởi ý chí chủ quan của ban lãnh đạo DN.

Minh Triệu

doanh nhân sài gòn



MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thoái vốn tại VIMC, MobiFone, VRG: Có thể thu về 50.000 tỷ đồng

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) vừa có tờ trình Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch sắp xếp lại 3 doanh nghiệp thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp...

Sau IPO, Chứng khoán DNSE hướng tới mục tiêu vốn hóa 3 tỷ USD

Chiều ngày 18/01/2024, CTCP Chứng khoán DNSE đã tổ chức buổi Hội thảo (Roadshow) cơ hội đầu tư vào DNSE, nhằm cung cấp thông tin cho nhà đầu tư về đợt IPO chào bán...

Thấy gì từ sự kiện IPO của công ty chứng khoán công nghệ đầu tiên?

Với những nền tảng được xây dựng vững chắc và độc đáo, DNSE một khi niêm yết thành công hứa hẹn sẽ là “tay chơi” có dư địa phát triển khổng lồ trên thị trường chứng...

Chứng khoán DNSE sẽ làm gì sau khi IPO?

IPO thành công sẽ góp phần gia tăng nhận diện thương hiệu, nâng cao giá trị công ty, đảm bảo lợi ích cho cổ đông, đồng thời mở ra cánh cửa huy động thêm những nguồn...

Chứng khoán DNSE khép lại 5 năm vắng bóng các công ty chứng khoán IPO

Chứng khoán DNSE vừa thông báo sẽ tiến hành chào bán 30 triệu cổ phiếu lần đầu ra công chúng nhằm huy động 900 tỷ đồng, trở thành công ty chứng khoán công nghệ đầu...

­Sáng nay, cổ phiếu BCR của BCG Land chính thức lên sàn UPCoM

Sáng ngày 8/12, tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) sẽ diễn ra lễ đánh cồng khai trương phiên giao dịch đầu tiên của cổ phiếu Công ty Cổ phần BCG Land trên...

Cổ phiếu BCR của BCG Land sẽ giao dịch ngày đầu tiên trên UPCoM vào 8/12

Ngày 1/12, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo 460 triệu cổ phiếu mã BCR của Công ty Cổ phần BCG Land sẽ chính thức giao dịch trên UPCoM vào ngày...

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: Giậm chân tại chỗ vì nhà đầu tư sợ rủi ro

Dù cơ quan chức năng đưa ra nhiều giải pháp nhưng tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN) ngày càng chậm. Thực trạng này xuất phát từ tâm lý sợ sai của...

Đề xuất bảo vệ nhà đầu tư mua vốn cổ phần hóa

Một số nhà đầu tư phản ánh rất ngần ngại khi mua phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hoá do rủi ro pháp lý quá lớn. Vì vậy, VCCI đề nghị nghiên cứu bổ...

'Nhà đầu tư ngại mua doanh nghiệp cổ phần hóa vì rủi ro pháp lý lớn'

Một số nhà đầu tư mua phần vốn cổ phần hóa qua đấu giá nhưng khi có sai sót nội bộ từ bên bán lại phải hủy giao dịch, trả lại tài sản, theo VCCI.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98