Vì sao nông dân quay lưng với “vàng trắng”?

31/07/2014 13:36
31-07-2014 13:36:58+07:00

Vì sao nông dân quay lưng với “vàng trắng”?

Được mệnh danh là "vàng trắng”- cao su, loại cây trồng từng một thời mang lại tiền tỷ cho các hộ nông dân giờ đang đối mặt với nguy cơ bị chặt bỏ hàng loạt. Nguyên do cũng bởi giá cao su đã sụt giảm nặng nề. Nhiều hộ trồng cao su nguy cơ lâm cảnh tay trắng vì đã bỏ ra nguồn vốn đầu tư quá lớn.

Người dân huyện Đăk R’Lấp (Đăk Lăk) chặt bỏ cây cao su do không sinh lợi

Tái diễn điệp khúc "trồng - chặt”

Tây Nguyên và một số tỉnh miền Đông Nam bộ từ lâu đã được biết đến là mảnh đất màu mỡ để cây cao su phát triển. Loài cây "vàng trắng” này đã một thời mang lại sự giàu có, ấm no cho người trồng cao su, giúp bà con nhiều địa phương xóa đói giảm nghèo. Có thời điểm, giá mủ cao su lên đến 50.000 đồng/lít, nông dân nhiều nơi, đặc biệt ở Tây Nguyên và một số tỉnh miền Đông Nam bộ đã đầu tư rất lớn vào trồng loại cây này, thậm chí nhiều gia đình còn thế chấp sổ đỏ, đất đai… để vay vốn mở rộng diện tích trồng cao su.

Thế nhưng, những ngày gần đây, người ta đã và đang phải chứng kiến một thực tế đáng buồn. Nhiều hộ nông dân có những trang trại cao su lớn ở Tây Nguyên đang có ý định chặt bỏ để chuyển sang trồng loại cây khác. Lý do chỉ vì giá mủ cao su đã hạ xuống quá thấp.

Theo phản ảnh của bà Nguyễn Thị Bền, một nông dân ở xã Ea Ning, huyện Cư Kuin (Đăk Lăk), nếu so với thời điểm thịnh vượng nhất, khi giá mủ cao su ở mức 50.000 đồng/lít thì nay đã bị rớt quá thê thảm. Hiện thương lái vào thu mua chỉ trả giá 7-8.000 đồng/lít mủ cao su. Với mức giá này, người nông dân thua lỗ nặng nề vì số vốn bỏ ra là quá lớn. Bà Bền cho biết, bà cũng như nhiều hộ dân ở xã Ea Ning đang có ý định chặt bớt cây cao su để quay sang trồng loại cây khác.

Không chỉ tại Đăk Lăk, nhiều địa phương thuộc địa bàn vùng đất Tây Nguyên và miền Đông Nam bộ cũng đang ở tình thế đối diện với điệp khúc "trồng - chặt” cao su. Trên thực tế, nhiều hộ đã chặt phá đi một số diện tích cao su không nhỏ để chuyển sang trồng cây hồ tiêu và những cây được kỳ vọng là cho giá trị kinh tế cao khác.

Con số thống kê của Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), tính đến cuối tháng 6-2014, diện tích cao su bị chặt bỏ và chuyển đổi trên cả nước ước khoảng trên 3.300 ha. Trong khi, theo tính toán của giới chuyên gia, từ khi trồng cho đến thời kỳ thu hoạch mủ cao su, người nông dân phải đầu tư khoảng 130 triệu đồng cho mỗi ha. Như vậy, với hàng ngàn ha đã bị chặt bỏ như con số thống kê của Cục Trồng trọt, số tiền đầu tư bị lãng phí lên đến hàng ngàn tỷ đồng.

Khi mối liên kết "4 nhà” chưa chặt

Nguyên nhân chính được chỉ ra là do sự phát triển một cách ồ ạt, tự phát, không theo quy hoạch đã đẩy người trồng cao su đến tình cảnh như hiện nay. Theo quy hoạch đã được phê duyệt, đến năm 2020 cả nước sẽ có 800.000ha cao su. Tuy nhiên, chỉ mới đến hết năm 2012, tổng diện tích cao su cả nước đã lên tới 915.000ha, vượt hơn 100.000 ha (13%).

Thực tế là trong nhiều năm qua, việc phát triển một số cây trồng chủ lực ở nhiều địa phương trên cả nước thường xuyên không theo quy hoạch, mà phụ thuộc chủ yếu vào giá sản phẩm. Khi giá một loại nông sản nào lên cao, người trồng có lãi là xảy ra tình trạng trồng mới ồ ạt, phá vỡ quy hoạch và bất chấp những khuyến cáo của nhà khoa học. Điều này một lần nữa cho thấy tầm quan trọng của sự liên kết "4 nhà”: Nhà nước - nhà nông - nhà khoa học và doanh nghiệp. Mặc dù, sự liên kết này đã được đề cập rất nhiều lần song thực tế triển khai, nhân rộng và duy trì lại rất bất cập. Điều này cũng đã được PGS.TS Phương Ngọc Thạch (Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế và Quản lý TPHCM) nhấn mạnh khi ông cho rằng: Bài toán liên kết "4 nhà” dù đã được bàn bạc rất nhiều tại các cuộc hội thảo, tọa đàm nhưng thực tế chưa thấy mối liên kết ấy chặt chẽ hơn. Cuối cùng, người nông dân vẫn "tự bơi” với những sản phẩm của mình. Đây cũng là lý do khiến nhiều sản phẩm nông sản bị thương lái ép giá suốt thời gian qua.

Giới chuyên gia ngành nông nghiệp cho rằng, khi vấn đề cốt lõi là gắn chặt mối liên kết "4 nhà” còn chưa thực hiện được, thì chủ trương tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp sẽ rất khó thực thi. Và như vậy, không chỉ người nông dân trồng cao su sẽ tiếp tục đối diện với điệp khúc "trồng - chặt”, mà điệp khúc này sẽ còn tái diễn với hàng loạt các loại nông sản khác.

Khuyến cáo người dân không chặt bỏ cây cao su

Ngày 30-7, UBND tỉnh Kon Tum đã có văn bản chỉ đạo số về việc giải quyết tình trạng phá bỏ cây cao su trên địa bàn tỉnh. Theo đó, UBND tỉnh đề nghị UBND các huyện, thành phố tuyên truyền để người trồng cao su bình tĩnh, tiếp tục duy trì việc chăm sóc vườn cây cao su vừa đảm bảo chi phí đầu tư, vừa đảm bảo sinh trưởng vườn cây trước những biến động về giá cả thị trường mủ cao su hiện nay; mặt khác tiếp tục tổ chức phát triển cao su theo quy hoạch, gắn sản xuất với tiêu thụ theo chuỗi giá trị mô hình liên kết sản xuất giữa người trồng cao su với nhà sản xuất, chế biến trên địa bàn để hạn chế những rủi ro, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên trong quá trình liên kết sản xuất. Đối với diện tích cao su hết chu kỳ khai thác cần tái canh, đồng thời trồng cây xen cây ngắn ngày phù hợp trong thời kỳ kiến thiết cơ bản để tăng thu nhập, giảm chi phí đầu tư.

Tính đến hết tháng 5, tổng diện tích cây cao su người dân địa phương phá bỏ chuyển sang trồng cây khác khoảng 50 ha

R.C.Kim


Minh Phương

đại đoàn kết



MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Ngành sắn đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 2 tỷ USD vào năm 2023

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) dự kiến đến năm 2030 diện tích trồng sắn áp dụng quy trình canh tác bền vững đạt 50%. Kim ngạch xuất khẩu sắn và...

3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cá tra sang thị trường UAE tăng 67% so với cùng kỳ

Tháng 3, Việt Nam xuất khẩu hơn 2 triệu USD cá tra sang UAE, tăng 62%. Lũy kế 3 tháng đầu năm 2024, giá trị xuất khẩu sang thị trường này đạt hơn 7 triệu USD, tăng...

Lần đầu tiên Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore

Ba tháng đầu năm 2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Singapore đạt khoảng 36,15 triệu SGD, tăng hơn 80% so với cùng kỳ năm ngoái

FAO: Sản lượng thủy sản nuôi và khai thác đạt kỷ lục vào năm 2022

Theo số liệu của FAO, sản lượng thủy sản nuôi và khai thác toàn cầu đạt 223.2 triệu tấn vào năm 2022, đây là mức cao nhất kể từ năm 1950.

Chỉ số hàng hóa MXV-Index lấy lại đà tăng sau 3 ngày suy yếu

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, sắc xanh đỏ đan xen trên bảng giá, phản ánh diễn biến giá phân hoá của giá hàng hoá nguyên liệu thế giới...

Giá cà phê trong nước tăng như vũ bão, tiến sát 120.000 đồng/kg

Giá cà phê trong nước và quốc tế đồng loạt tăng từng ngày, phá vỡ mọi đỉnh lịch sử.

Sầu riêng sụt giá mạnh

Ngày 16-4, tại một số tỉnh ở ĐBSCL, giá sầu riêng giảm 45.000 - 50.000 đồng/kg so với cách đây 1 tháng. Thương lái hiện mua sầu riêng xô tại vườn với giá 65.000 -...

Chỉ số hàng hóa MXV-Index trở lại vùng đỉnh 7 tháng

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, kết thúc ngày giao dịch 10/4, lực mua chiếm ưu thế trở lại trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới...

Việt Nam có 4 loại hạt tỷ USD: Giá bán cao kỷ lục, sản lượng top đầu thế giới

Trúng thầu lớn, giá cao kỷ lục lịch sử, hàng trong kho sắp cạn, từ chối bớt đơn hàng… là những thông tin được đề cập khi nói đến 4 loại hạt tỷ USD của Việt Nam. Cả...

Giá cà phê tăng cao, nguy cơ đổ vỡ các hợp đồng liên kết

Thực tế hiện nay ngành cà phê Việt Nam đang phải đối mặt là giá tăng quá nhanh, ở mức quá cao, dẫn đến tình trạng tranh mua tranh bán, và có nguy cơ đổ vỡ hợp đồng.

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98