Cảnh báo bong bóng chứng khoán Mỹ!

28/08/2014 14:00
28-08-2014 14:00:00+07:00

Cảnh báo bong bóng chứng khoán Mỹ!

Một số nhân vật nổi tiếng trong lĩnh vực tài chính đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng bong bóng trên thị trường chứng khoán Mỹ.

Dù các chuyên gia không cảnh báo thị trường sẽ sụp đổ ngay lập tức nhưng nhận định của các nhân vật tài ba này sẽ nhắc nhở nhà đầu tư rằng thị trường giá lên tồn tại hơn 5 năm qua không thể kéo dài mãi mãi.

* S&P 500 vượt ngưỡng lịch sử 2,000 điểm trước kỳ vọng ECB tung gói QE

* Giá trị cổ phiếu toàn cầu đạt kỷ lục 66 ngàn tỷ USD khi S&P 500 vượt ngưỡng 2,000

* Tiền chảy mạnh vào các quỹ đầu tư cổ phiếu Mỹ

Nhà kinh tế đạt giải Nobel Robert Shiller:

Định giá đang ở mức “đáng lo ngại”

Trong một nhận định mới đây trên The New York Times, ông Robert Shiller cho rằng: “Hiện giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Mỹ rất đắt”.

Là giáo sư Đại học Yale và được xem là một trong những người có sức ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới về kinh tế học và tài chính, ông Shiller đã xây dựng một chỉ báo dùng để so sánh giá cổ phiếu với lợi nhuận doanh nghiệp. Gần đây, chỉ báo này đã vượt ngưỡng 25. Kể từ năm 1881 đến nay, chỉ có 3 lần chỉ báo này vượt ngưỡng nói trên là vào các năm 1929, 1999 và 2007.

Sau mỗi lần như vậy, thị trường chứng khoán đều lao dốc mạnh, trong đó có sự kiện bong bóng dotcom nổ tung vào đầu thập niên 2000. Và cho tới nay, chỉ số Nasdaq vẫn chưa thể lấy lại toàn bộ những gì đã mất từ đợt sụp đổ này.

Những lời cảnh báo của vị giáo sư đại học Yale xuất phát từ mức định giá cao ngất ngưởng trên thị trường chứng khoán, hiện đã cao gấp gần 3 lần so với các mức đáy tại thời điểm “thị trường con gấu” vào tháng 3/2009.

Tuy nhiên, tất cả những điều này không có nghĩa là đã đến lúc bán ra mọi thứ. Ông Shiller lưu ý chỉ báo do ông xây dựng là “một thước đo rất mơ hồ về việc xác định thời điểm” và cho rằng thị trường có thể “duy trì tại các mức định giá cao như hiện tại trong nhiều năm”.

“Vua” đầu cơ Carl Icahn:

Bong bóng đang tồn tại

Tỷ phú đầu cơ Carl Icahn tuần trước chia sẻ trên Tumblr rằng chúng ta sẽ không còn được hưởng lợi từ các biện pháp kích thích kinh tế của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Icahn phát thảo một “kịch bản nguy hiểm trên thị trường tài chính” với các thách thức gắn liền với chính sách tiền tệ, tỷ lệ thất nghiệp và sự bất bình đẳng về thu nhập.

Ông Icahn cũng cho biết các nhận định mới đây của Chủ tịch Fed Janet Yellen tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy, và tôi cũng đồng ý rằng,“chúng ta đang trong tình trạng bong bóng tài sản”.

Dù vậy, tỷ phú Icahn không dự báo một vụ sụp đổ sắp xảy ra dưới bất kỳ hình thức nào. Ông thừa nhận bong bóng chưa thể vỡ trong vòng “1, 5, 10 hoặc 20 năm tới”.

Cũng cần phải nhớ rằng hiện tỷ phú Icahn đang nắm giữ lượng cổ phiếu trị giá hàng tỷ USD. Quý 2 vừa qua, ông đã nâng tỷ lệ cổ phần nắm giữ tại eBay và đầu tư mới vào Gannett. Ông cho biết vẫn còn các cổ phiếu có giá trị đáng để đầu tư.

Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Robert Rubin:

Lãi suất thấp có thể châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng tài chính khác

Nhận định trên chuyên mục Op-Ed của The Wall Street Journal trong tuần trước, Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Robert Rubin và Giáo sư Đại học Harvard Martin Feldstein cho rằng: “Rủi ro tăng trưởng quá nóng và những bất ổn đi kèm đã gia tăng đáng kể”. Được biết, ông Martin Feldstein từng là trưởng cố vấn kinh tế dưới thời Tổng thống Ronald Reagan.

Hai chuyên gia tài chính với sức ảnh hưởng rất lớn này không khẳng định chắc chắn rằng liệu bong bóng đã xuất hiện hoặc liệu Fed có cần phải nâng lãi suất ngay để ngăn chặn tình trạng này.

Tuy nhiên, họ khuyến cáo ngân hàng trung ương cân nhắc đến khả năng "tình trạng tăng trưởng quá nóng" xuất phát từ các mức lãi suất siêu thấp có thể “châm ngòi cho khủng hoảng tài chính”.

Cả ông Rubin và ông Feldstein đều cho rằng mức giá cổ phiếu cao kỷ lục, đà giảm mạnh của chênh lệch lợi suất trái phiếu rác, và sự tăng vọt của các khoản vay có sử dụng đòn bẩy với độ rủi ro cao là những tín hiệu đáng báo động.

Theo nhận định của hai ông, nếu các quỹ đầu cơ đang nắm giữ những tài sản có nguy cơ đột ngột tạo ra bong bóng thì các quỹ này phải đối mặt với rủi ro lây lan và hiệu ứng dây chuyền khi tất cả đồng loạt tháo chạy.

Được biết, ông Rubin giữ chức Bộ trưởng Tài chính Mỹ vào năm 1998 khi toàn hệ thống rơi vào tình trạng nguy kịch sau vụ sụp đổ của Long-Term Capital Management. Cuối cùng, Phố Wall buộc phải nhờ đến gói giải cứu 3.6 tỷ USD từ ngành tài chính.

Phước Phạm (Theo CNN Money)





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Dow Jones rớt gần 400 điểm sau dữ liệu kinh tế Mỹ mới nhất

Chứng khoán Mỹ giảm điểm vào ngày thứ Năm (25/04), sau khi dữ liệu kinh tế mới nhất của Mỹ cho thấy tốc độ tăng trưởng chậm lại rõ rệt và lạm phát vẫn còn dai dẳng.

Hàn Quốc triển khai hệ thống giám sát bán khống cổ phiếu bất hợp pháp

Sàn giao dịch Hàn Quốc sẽ thiết lập một hệ thống giám sát để phát hiện các giao dịch bất hợp pháp nhằm bán khống cổ phiếu mà không vay trước, được gọi là bán khống...

Phố Wall gần như đi ngang do lo ngại về lãi suất

Chỉ số S&P 500 gần như đi ngang vào ngày thứ Tư (24/04), khi lo ngại về lãi suất làm giảm sự nhiệt tình đến từ các báo cáo lợi nhuận doanh nghiệp tích cực.

Phố Wall tăng phiên thứ 2 liên tiếp, Dow Jones tăng hơn 250 điểm

Chứng khoán Mỹ tăng điểm phiên thứ 2 liên tiếp vào ngày thứ Ba (23/04), khi một loạt báo cáo lợi nhuận doanh nghiệp mạnh mẽ giúp xoa dịu đi mối lo ngại về lãi suất...

Sở giao dịch chứng khoán New York lấy ý kiến về phương án giao dịch xuyên ngày đêm

Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE) đang thăm dò ý kiến của những người tham gia thị trường về phương án cho phép giao dịch cổ phiếu suốt ngày đêm khi các cơ...

Phố Wall khởi sắc, S&P 500 đứt mạch 6 phiên giảm liên tiếp

Chứng khoán Mỹ khởi sắc vào ngày thứ Hai (22/04), phục hồi vị thế sau một tuần khó khăn, khi các cổ phiếu công nghệ phục hồi và căng thẳng ở Trung Đông giảm bớt...

Tata muốn mua lại hoạt động sản xuất iPhone của Pegatron

Tata đang mở rộng nhanh chóng với tư cách là đối tác lắp ráp của Apple tại Ấn Độ, giúp công ty công nghệ hàng đầu này giảm bớt phụ thuộc vào Trung Quốc.

Nasdaq Composite mất hơn 2%, giảm 6 phiên liên tiếp

Chỉ số Nasdaq Composite giảm phiên thứ 6 liên tiếp vào ngày thứ Sáu (19/04), ghi nhận chuỗi lao dốc dài nhất trong hơn 1 năm. Xu hướng giảm đến khi cổ phiếu Nvidia...

Chứng khoán toàn cầu bị bán tháo, Dow Jones tương lai giảm hơn 1%, Nikkei 225 sụt hơn 1,200 điểm

Thị trường chứng khoán toàn cầu bị bán tháo sau thông tin xảy ra một vụ nổ ở Iran, nhưng chưa biết nguyên nhân.

Giảm 5 phiên liên tiếp, S&P 500 ghi nhận chuỗi lao dốc dài nhất kể từ tháng 10/2023

Chỉ số S&P 500 giảm phiên thứ 5 liên tiếp vào ngày thứ Năm (18/04), ghi nhận chuỗi lao dốc dài nhất kể từ tháng 10/2023.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98