Tốt nhất là theo lãi suất NHNN quy định

15/08/2014 22:00
15-08-2014 22:00:43+07:00

Tốt nhất là theo lãi suất NHNN quy định

LS. Trương Thanh Đức, chuyên gia ngân hàng trả lời phỏng vấn phóng viên TBNH.

Trong Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi), liên quan đến lãi suất các ngân hàng cần quan tâm đến điều gì, thưa ông?

Lãi suất trong Bộ luật Dân sự liên quan rất nhiều đến hoạt động ngân hàng. Cụ thể, lãi suất sẽ được quy định để áp dụng cho ba trường hợp: đối với lãi suất thông thường, các TCTD luôn xác định rõ lãi suất trong việc cho vay, nên không đặt ra mức là bao nhiêu; với các giao dịch kinh tế, dân sự khác, nếu như có tranh chấp về lãi suất cho vay thì sẽ được xác định là bằng lãi suất cơ bản (LSCB) 9%/năm; đối với trần lãi suất cho vay, các TCTD không bị giới hạn, trừ một số trường hợp đặc biệt.

LS. Trương Thanh Đức

Còn các giao dịch kinh tế, dân sự khác thì được cho vay không vượt quá 13,5%/năm, tức là tối đa bằng 150% LSCB. Đối với lãi suất chậm trả, các TCTD được áp dụng theo mức không quá 150%/năm lãi suất cho vay trong hạn. Các giao dịch kinh tế, dân sự được áp dụng cộng thêm với mức không quá 9%/năm, tức là mức LSCB. Riêng đối với lãi suất chậm thi hành án, cũng là lãi suất chậm trả, thì không áp dụng mức lãi suất riêng đối với ngành Ngân hàng, mà cùng áp dụng một mức chung là 9%/năm.

Rõ ràng là xuất hiện rất nhiều nghịch lý chung quanh câu chuyện lãi suất. Chẳng hạn, giao dịch dân sự thì lãi suất quá hạn được tính từ LSCB là 9%/năm, nhưng có khi ở ngân hàng là 5% hoặc lại là 15%. Rồi cho vay trong hạn thì lãi suất có thể được phép là 13,5%/năm, thậm chí cao hơn nhiều. Nhưng đến khi kiện nhau ra Toà, người có nghĩa vụ thanh toán chỉ phải chịu lãi suất 9%/năm, thấp hơn nhiều lãi suất trong hạn và thấp xa so với lãi suất quá hạn…

Theo ông, Bộ luật Dân sự sửa đổi có nên cho phép áp dụng lãi suất theo luật chuyên ngành, hay phải áp dụng chung cho toàn bộ các quan hệ kinh tế?

Quan điểm của tôi là phải áp dụng quy định chung của lãi suất trong Bộ luật Dân sự cho toàn bộ quan hệ dân sự, trong đó ngân hàng chỉ là một phần. Cả về nguyên lý cũng như thực tế đều đòi hỏi phải tạo ra những quy định về lãi suất để áp dụng cho cả tín dụng ngân hàng và các giao dịch kinh tế, dân sự khác. Tất nhiên, các quy định về lãi suất phải phù hợp với thực tế, phải đủ rộng để không gây vướng mắc, chứ không nên tạo sân hẹp, riêng cho ngân hàng hay DN, cá nhân.

Bất cập ở chỗ đã mấy lần NHNN đề nghị lãi suất cho vay tăng lên 200% LSCB nhưng lại không được chấp nhận. Đặc biệt, LSCB cần phải được xác định rõ là gì, nếu là lãi suất cho vay bình quân của thị trường thì phải thể hiện đúng mặt bằng, tại sao là 9% trong suốt 4 năm nay mà không phải trong từng thời kỳ. Nên dù nhiều năm khách hàng không trả được nợ NHTM theo bản án, thì cũng chỉ được tính lãi 9%/năm, còn thấp hơn cả lãi suất trong hạn. Như vậy, khách hàng không trả nợ là hoàn toàn có lý.

Vậy, ông có ủng hộ quan điểm bỏ LSCB, thay vào đó là đưa ra lãi suất tham chiếu để làm căn cứ cho các quy định khác hay không?

Nếu lấy lãi suất tham chiếu NHTM thì người ta không thể hình dung được bao nhiêu là được phép và bao nhiêu là vi phạm. Để tạo thuận lợi cho người dân thì phải dựa vào con số công bố hàng tháng của NHNN, hoặc khi có biến động. Và như vậy, căn cứ pháp lý cũng chính là NHNN, tương tự như dựa vào LSCB do NHNN công bố.

Có rất nhiều phương án về lãi suất được đưa ra trong Dự thảo Bộ luật Dân sự, như quy định một mức lãi suất cố định trong Luật, dựa theo lãi suất bình quân của các NHTM, theo LSCB (như Bộ luật Dân sự hiện hành), lãi suất tái chiết khấu của NHNN hoặc theo lãi suất trái phiếu, tín phiếu kho bạc… Phương án nào cũng có cái được và chưa được. Tuy nhiên, phương án được đa số ủng hộ hiện nay vẫn nghiêng về việc dựa vào lãi suất do NHNN công bố theo như quy định của Luật NHNN và Bộ luật Dân sự hiện hành.

Một số quan điểm cho rằng, mức lãi phạt quá hạn nên căn cứ bình quân lãi suất tín phiếu Chính phủ và tín phiếu kho bạc. Quan điểm của ông?

Tôi biết quan điểm này cho rằng, căn cứ vào lãi suất ấy là vừa phải và có tính khả thi nhất, vì khi DN đã khó khăn, ngân hàng chỉ cần đòi lại vốn cho vay... Tuy nhiên, cũng rất là nguy hiểm bởi lãi suất quá hạn là lãi suất phạt để ngăn ngừa, cảnh báo. Ngay trong quy định về xử lý vi phạm hành chính và Luật Quản lý thuế cũng quy định, nếu chậm nộp thuế, phải nộp phạt thì sẽ chịu mức phạt có lãi suất là 18%/năm. Nếu DN đã rất khó khăn trả nợ, thì chủ nợ sẽ xem xét khả năng trả nợ thực tế mà miễn giảm lãi. Còn nếu để lãi quá hạn thấp hơn lãi trong hạn thì tốt nhất cho DN là cứ quá hạn, cứ chây ỳ, chẳng cần gì đến trách nhiệm hay tinh thần trả nợ…

Xin cảm ơn ông!

Trần Hương

thời báo ngân hàng



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Ông Nguyễn Cảnh Anh giữ chức Chủ tịch HĐQT Eximbank

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, HOSE: EIB) vừa có thông báo thay đổi nhân sự cấp cao.

Kết thúc quý 1, TPBank báo lãi hơn 1,800 tỷ đồng

Với nền tảng tài chính vững chắc, cùng sự nhạy bén trên thị trường, kết thúc quý 1/2024, TPBank thu về hơn 1,800 tỷ đồng, chốt lời tốt ở mảng đầu tư chứng khoán.

Sau ĐHĐCĐ, VietABank chia cổ tức 39% và đưa cổ phiếu VAB niêm yết trên sàn HOSE hoặc HNX

Ngày 26/4/2024, tại Hà Nội, VietABank đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024. ĐHĐCĐ đã thảo luận và thông qua báo cáo kết quả kinh...

Tỉ giá lại có diễn biến mới

Trong khi giá USD ngân hàng lao dốc mạnh thì trên thị trường tự do lại nhảy vọt.

NHNN đề xuất chứng chỉ tiền gửi được phát hành và thanh toán bằng đồng Việt Nam 

Tại dự thảo Thông tư quy định về phát hành chứng chỉ tiền gửi trong nước của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN) đề...

Hơn 77% người Việt Nam trưởng thành có tài khoản ngân hàng

Ngày 25/04/2023, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Họp báo Công bố sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024. 

Xếp hạng tín nhiệm của VPBank duy trì ở mức Ba3, triển vọng ổn định

Tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s Ratings (Moody’s) mới đây đã công bố giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm Ba3, triển vọng ổn định, cho Ngân hàng TMCP Việt Nam...

NHNN khẳng định chưa đặt vấn đề điều chỉnh lãi suất, dù tăng hay giảm

Đó là chia sẻ của Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2024 do Báo Người Lao Động tổ chức sáng ngày 25/4.

Năm 2024 – năm bản lề chuyển đổi đưa SHB vươn Tầm

Với chiến lược phát triển bền vững, SHB đang tiếp bước trên con đường đồng hành cùng người dân và đất nước. Ngân hàng đang chuyển đổi mạnh mẽ, vươn tầm trở thành...

Tăng cung ngoại tệ - Kiềm chế lãi suất

Trước tình hình lãi suất đang có dấu hiệu nhấp nhổm tăng trở lại, thể hiện qua việc một số nhà băng tăng lãi suất tiền gửi gần đây, cũng như lãi suất trên thị...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98