Hàng loạt công ty đầu tư rút khỏi Nga

22/09/2014 14:49
22-09-2014 14:49:00+07:00

Hàng loạt công ty đầu tư rút khỏi Nga

Việc Blackstone tuyên bố "từ bỏ thị trường Nga" cho thấy kể cả các nhà đầu tư phương Tây có mạng lưới quan hệ tốt như tập đoàn này cũng e ngại làm ăn tại đây.

Blackstone là công ty cổ phần tư nhân, chuyên huy động vốn từ các nguồn cá nhân hơn là thị trường chứng khoán. Họ thường mua các doanh nghiệp có tiềm năng, cải tiến hoạt động, sau đó bán lại với giá cao để thu lời.

Hãng đã thất bại trong việc tìm kiếm các thương vụ mới tại Nga, sau khi 3 năm trước, đồng sáng lập Stephen Schwarzman gia nhập Hội đồng Tư vấn Quốc tế thuộc Quỹ đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) - một quỹ được Chính phủ Nga hỗ trợ. Hãng sau đó đã tuyển Dmitri Kushaev - cựu Giám đốc ngân hàng ING tại Nga, cũng từng lãnh đạo một công ty đầu tư làm cố vấn cấp cao cho các thương vụ tại nước này.

Tuy nhiên, theo Financial Times, Blackstone đã không gia hạn hợp đồng cho các tư vấn viên người Nga đang làm việc cho hãng. Họ cũng không có văn phòng tại đây. Động thái này cho thấy Blackstone đã chấm dứt nỗ lực làm ăn tại thị trường Nga.

Blackstone và nhiều công ty đầu tư khác đang dần rút khỏi Nga.

Các lệnh trừng phạt của Mỹ và châu Âu, đặc biệt là với ngân hàng và các ngành được Chính phủ hỗ trợ đã khiến Nga mất nhiều nguồn đầu tư từ phương Tây. Bên cạnh đó, quyết định của Blackstone còn được đưa ra do thực tế hãng không thể tìm được khoản đầu tư nào thích hợp trong 3 năm qua, một nguồn tin thân cận cho biết. "Kể cả lúc tình hình thuận lợi, Blackstone cũng chẳng tìm được gì để làm. Thì lúc khó khăn, chúng tôi càng không tưởng tượng được", người này cho biết.

Ngoài Blackstone, đầu tháng này, một công ty đầu tư khác - DMC Partners cũng đã phải đóng cửa do không thể huy động được 2 tỷ USD vốn theo kế hoạch. Công ty này được thành lập bởi 3 cựu lãnh đạo Goldman Sachs, trong đó có một người từng là giám đốc chi nhánh tại Nga. Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu, đứng sau thành công của nhiều công ty đầu tư tại Nga suốt 3 thập kỷ qua, cũng đã ngừng rót tiền vào nước này.

Các công ty đầu tư e ngại Nga, kể cả trước khi khủng hoảng Ukraine diễn ra, do hệ thống pháp lý phức tạp, tham nhũng và can thiệp chính trị mạnh tay tại đây. Carlyle đã rút khỏi thị trường này 2 lần. Lần cuối cùng là năm 2005 và tuyên bố quay lại Nga chẳng đủ bù cho rủi ro.

Quan điểm này càng được củng cố khi tuần trước, Vladimir Yevtushenkov - Chủ tịch AFK Sistema - một trong các tập đoàn đầu tư tư nhân lớn nhất Nga bị bắt vì cáo buộc rửa tiền liên quan đến việc mua lại hãng dầu mỏ Nga - Bashneft.

TPG Capital là quỹ đầu tư toàn cầu duy nhất có quy mô lớn vẫn đang tăng hiện diện tại Nga. Thị trường Nga đến nay vẫn là sân chơi thống trị bởi các tài phiệt trong nước và Ngân hàng quốc doanh VTB.

Hà Thu

vnexpress





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Xuất nhập khẩu của Trung Quốc tăng trở lại trong tháng 4

Kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc tăng mạnh hơn dự báo trong tháng 4/2024, theo dữ liệu của cơ quan hải quan Trung Quốc trong ngày 09/05.

Trung Quốc muốn ghìm cương cơn sốt sản xuất pin

Trung Quốc đã công bố một dự thảo nhằm kiềm chế sự mở rộng nhanh chóng của ngành công nghiệp sản xuất pin, một vấn đề đã khiến Mỹ và châu Âu lên án về tình trạng dư...

AI bùng nổ, các trung tâm dữ liệu sẽ mọc như nấm ở châu Á trong năm 2024

Trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo bùng nổ thúc đẩy nhu cầu về cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, các nhà đầu tư tư nhân và nhà quản lý tài sản trên khắp thế giới đã sẵn sàng...

EU cứng rắn với Trung Quốc về thương mại

Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC) Ursula von der Leyen tuyên bố Liên minh Châu Âu (EU) sẵn sàng sử dụng mọi công cụ để bảo vệ nền kinh tế, nếu Trung Quốc không mở cửa...

Maersk: Vận tải biển quốc tế gặp khó vì Houthi mở rộng phạm vi tấn công tàu hàng

Theo thông báo của Maersk gửi tới khách hàng được Thời báo New York đăng tải, các tàu vận tải hiện đối mặt với phạm vi nguy hiểm mở rộng, khiến việc giao hàng thêm...

Hậu COVID-19, 3 đại gia vắc-xin làm ăn ra sao?

AstraZeneca báo cáo lợi nhuận sau thuế 2.18 tỷ USD trong quý đầu tiên năm 2024, tăng đáng kể so với mức 1.8 tỷ USD của cùng kỳ năm ngoái. Đà tăng trưởng này có được...

Châu Âu và "ván cược" ngành chip lần hai

Từng là trung tâm của ngành chip toàn cầu những năm 90, châu Âu giờ đã tụt hậu đáng kể trong ngành so với Mỹ hay các nền kinh tế châu Á như Nhật Bản và Hàn Quốc.

Warren Buffett: Thuế doanh nghiệp có thể tăng để giải quyết thâm hụt ngân sách

Tỷ phú Warren Buffett cho biết thuế doanh nghiệp tại Mỹ có thể sẽ tăng khi các nhà lập pháp tìm cách giảm thâm hụt liên bang.

Mỹ tạo ít việc làm hơn dự báo, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 3.9%

Nền kinh tế Mỹ có thêm ít việc làm hơn dự báo trong tháng 4/2024, chấm dứt chuỗi tăng trưởng việc làm mạnh mẽ trước đó - một yếu tố đã khiến Fed phải tỏ ra cẩn...

OECD nâng dự báo tăng trưởng của kinh tế toàn cầu năm nay và năm tới

OECD đã nâng dự báo tăng trưởng của kinh tế toàn cầu năm nay và năm tới, nhờ sự phục hồi mạnh của kinh tế Mỹ, trong lúc Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) tụt lại...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98