Mỹ siết chặt quy định về sáp nhập công ty để trốn thuế

23/09/2014 14:55
23-09-2014 14:55:36+07:00

Mỹ siết chặt quy định về sáp nhập công ty để trốn thuế

Lên án việc trốn thuế của các tập đoàn lớn là hành động đe dọa tới ngân sách quốc gia, ngày 22/9, Bộ Tài chính Mỹ đã thông báo một số quy định mới nhằm "vá lại" lỗ hổng pháp lý cho phép các công ty trong nước chuyển hoạt động kinh doanh ra nước ngoài dưới hình thức sáp nhập để trốn thuế.

Số tiền thất thu thuế của chính quyền liên bang Mỹ ước tính lên tới hàng tỷ USD mỗi năm.

Các quy định mới có hiệu lực ngay lập tức này sẽ giúp xóa bỏ các lợi thế phi pháp về vấn đề đóng thuế kinh doanh nảy sinh từ các kẽ hổng pháp lý liên quan tới vấn đề sáp nhập doanh nghiệp. Ngoài ra, quyết định mới này cũng sẽ khiến cho việc sáp nhập trong tương lai khó thực hiện hơn.

Bộ Tài chính Mỹ khẳng định trên nguyên tắc, các thương vụ sáp nhập xuyên biên giới sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế Mỹ bằng cách cho phép các công ty trong nước đầu tư ra nước ngoài, đồng thời khuyến khích dòng tiền ngoại quốc chảy vào Mỹ. Tuy nhiên, làn sóng sáp nhập gần đây thường không xuất phát từ chiến lược kinh doanh chính đáng và hiệu quả kinh tế mà phần lớn nhằm trốn thuế nội địa.

Thông qua các thương vụ mua bán và sáp nhập với công ty nước ngoài, các công ty Mỹ có thể chuyển địa chỉ nộp thuế sang các tập đoàn nước ngoài và do đó không chịu ràng buộc về thuế trên lãnh thổ Mỹ. Trong khi đó, các công ty nước ngoài vẫn có quyền kiểm soát và sử dụng các khoản thu nhập kinh doanh.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jacob Lew khẳng định điều luật mới sẽ xóa bỏ lợi thế phi pháp này. Các công ty nước ngoài sáp nhập sẽ được coi là cổ đông trong công ty mẹ ở Mỹ, khiến cho các công ty này có nghĩa vụ pháp lý phải đóng thuế đối với cả những khoản thu nhập nước ngoài.

Bộ trưởng Lew cho biết quyết định trên của bộ được đưa ra sau khi Quốc hội không thể đưa ra một phương án thỏa đáng đối phó triệt để với nạn trốn thuế của các doanh nghiệp Mỹ.

Số liệu trên tờ Wall Street Journal cho biết tính riêng từ đầu năm nay, các vụ sáp nhập doanh nghiệp đã có tổng giá trị lên đến hơn 200 tỷ USD. Thực trạng này đã làm dấy lên lo ngại về nguy cơ giảm việc làm, "chảy máu" công nghệ và đặc biệt là xói mòn ngân sách quốc gia.

Bên cạnh đó còn có quan ngại về nguy cơ xảy ra một cuộc cạnh tranh về thuế giữa các chính phủ khi nhiều nước đua nhau cắt giảm mức thuế để thu hút các công ty nước ngoài tới hoạt động, trong bối cảnh các nền kinh tế hàng đầu đang chật vật cân bằng ngân sách thông qua thúc đẩy nguồn thu nhà nước.

Trong một tuyên bố, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã hoan nghênh bước đi mới nhất của Bộ Tài chính trong nỗ lực đảo ngược xu thế đáng quan ngại này. Trước đó, vào đầu năm nay, ông cũng từng lên án hành động sáp nhập để trốn thuế của nhiều công ty Mỹ là "không yêu nước."

Giới chức Mỹ đã nhiều lần cảnh báo về thực trạng việc các công ty và tập đoàn lớn của Mỹ đua nhau đưa trụ sở ra nước ngoài để tránh phải trả thuế cao có thể làm suy yếu hệ thống tài chính nước này. Hình thức lách luật này nếu tiếp diễn có thể gây thất thu thuế nghiêm trọng, đồng thời hủy hoại những nỗ lực chính phủ đã đạt được trong việc giảm thâm hụt ngân sách. Thực tế trên đòi hỏi các nhà lập pháp tại Đồi Capitol sửa đổi đạo luật thuế.

Một trong những biện pháp được Bộ Tài chính đề xuất là quy định các công ty nước ngoài cần sở hữu ít nhất 50% cổ phần của các công ty mẹ ở Mỹ mới có thể được cấp phép là nơi đặt trụ sở chính. Ngoài ra, các nhà hoạch định chính sách Mỹ cũng cần bổ sung các điều luật để có thể thu hồi các khoản trốn thuế của các doanh nghiệp nước này trong thời gian qua. Theo luật hiện hành, chỉ cần các công ty con sở hữu 20% cổ phần của các công ty mẹ, các công ty mẹ tại Mỹ được phép chuyển trụ sở chính ra nước ngoài.

vietnam+



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Triển vọng tăng trưởng năm 2024 của Trung Quốc được nâng lên 4,8%

Nền kinh tế Trung Quốc đã có khởi đầu năm mới mạnh mẽ nhờ nhu cầu nước ngoài đối với hàng hóa sản xuất của nước này và việc chính quyền nỗ lực phát triển công nghệ...

Kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại, lạm phát tăng cao

Tổng Sản phẩm Quốc nội của Mỹ đã tăng trưởng 1,6% trong quý 1/2024, thấp hơn nhiều mức trung bình được các nhà kinh tế dự báo trước đó là 2,4%, trong khi tốc độ...

Kinh tế Mỹ và kịch bản không hạ cánh

Từ chỗ được dự báo sẽ hạ cánh mềm, nền kinh tế Mỹ giờ đây đang có khả năng xảy ra kịch bản không hạ cánh, với lạm phát cao dai dẳng và tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này...

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc trước thềm cuộc họp của Fed

Theo nhà kinh tế trưởng Chris Williamson tại S&P Global Market Intelligence, sự suy giảm nhu cầu và sự hạ nhiệt của thị trường lao động đã dẫn đến áp lực giá thấp...

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98