OECD: Người Việt mất hơn 40 năm nữa để có thu nhập cao

19/09/2014 16:52
19-09-2014 16:52:46+07:00

OECD: Người Việt mất hơn 40 năm nữa để có thu nhập cao

Con đường vượt khỏi mức thu nhập trung bình của Việt Nam và nhiều nước châu Á khác được Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đánh giá là có thể kéo dài hàng chục năm.

Nhận định này được OECD đưa ra tại Diễn đàn Phát triển châu Á (ADF), lần đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội ngày 19/9. Với chủ đề "Vượt qua bẫy thu nhập trung bình", diễn đàn do Việt Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản tổ chức tập trung thảo luận về những thách thức mà một quốc gia gặp phải khi đạt ngưỡng thu nhập trung bình, nhưng không thể vươn lên nấc thang cao hơn, thậm chí thụt lùi về tăng trưởng.

Việt Nam cùng nhiều nước châu Á phải mất hàng chục năm để vượt ngưỡng thu nhập trung bình

Phát biểu tại sự kiện này, Trưởng ban châu Á của OECD - Kensuke Tanake đưa ra một bảng dự báo về thời gian dự tính để các nền kinh tế có thu nhập trung bình châu Á trở thành nước phát triển. Trong đó, Việt Nam thuộc nhóm tốn nhiều thời gian nhất, với thời gian lên hạng thu nhập cao vào năm 2058, trước Ấn Độ một năm.

Trong khi đó, các nước lân cận như Malaysia được dự báo sẽ vượt ngưỡng thu nhập trung bình vào năm 2020, Trung Quốc năm 2026 và Thái Lan năm 2031.

Nói về hiện trạng phát triển, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bùi Quang Vinh nhấn mạnh Việt Nam luôn xác định mình đang là một nước có thu nhập trung bình thấp. Đây là kết quả của quá trình dài 30 năm và những động lực phát triển trước đây đã gần hết dư địa. "Nếu không tìm ra phương thức tái cấu trúc thì chắc chắn Việt Nam sẽ đối diện bẫy thu nhập trung bình và tăng trưởng chậm lại", Bộ trưởng Vinh nhấn mạnh.

Ở quy mô rộng hơn, theo quan điểm của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), châu Á sẽ đứng trước 2 kịch bản phát triển đến năm 2050. Kịch bản thứ nhất là GDP cao gấp 10 lần năm 2010. Kịch bản thứ hai là toàn châu lục mắc kẹt vào cái bẫy nói trên.

Thu nhập bình quân đầu người của một số nền kinh tế châu Á hiện nay

Quốc gia Dân số (triệu) GDP (tỷ USD) GDP đầu người (USD) Dự báo tăng trưởng GDP 2014 (%) Dự báo tăng trưởng GDP 2015 (%)
Trung Quốc 1.360,8 9.181 6.747 7,5 7,4
Ấn Độ 1.243,3 1.871 1.505 5,5 6,3
Indonesia 248 870 3.510 5,7 6,0
Pakistan 182,6 239 1.308 3,4 3,9
Bangladesh 156,3 141 904 5,6 6,2
Philippines 97,5 272 2.790 6,4 6,7
Việt Nam 89,7 171 1.902 5,6 5,8
Thái Lan 68,2 387 5.674 2,9 4,5
Myanmar 64,9 56 869 7,8 7,8
Hàn Quốc 50,2 1.222 24.329 3,7 3,8
Nguồn: ADB

Theo Giáo sư Keun Lee từ Đại học Quốc gia Hàn Quốc, yếu tố có thể giúp các nước vươn lên thoát bẫy thu nhập trung bình là con người và đổi mới sáng tạo. Ông đưa ra ví dụ của Hàn Quốc, một quốc gia đã đạt mức thu nhập cao và tăng trưởng hàng năm vẫn tiếp tục đi lên.

Thành công của Hàn Quốc đến khá muộn. Giữa những năm 1990, nước này vẫn trong quá trình tình trạng nhập siêu triền miên, kéo dài từ chục năm trước đó. Đến cuối thập kỷ, nước này mới bắt đầu đạt được thặng dư thương mại.

Tuy nhiên, sau một thời kỳ xúc tiến xuất khẩu, mở cửa kinh tế, nền kinh tế Hàn Quốc phát triển tăng vọt. Một trong các bí quyết là đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực nghiên cứu và phát triển (R&D). Lĩnh vực này nhận được sự hưởng ứng của Chính phủ như miễn thuế, khuyến khích mở các phòng nghiên cứu. Nhờ đó, các công ty Hàn Quốc đã tạo ra được nhiều sản phẩm công nghệ cao như chip bộ nhớ, điện thoại di động, tivi kỹ thuật số...

Trong khi đó, ông Takehiko Nakao - Chủ tịch Ngân hàng phát triển châu Á đưa ra một chương trình 8 điểm để giúp các quốc gia châu Á đạt được GDP tăng gấp 10 lần năm 2050 bao gồm ổn định chính trị và an ninh; ổn định kinh tế vĩ mô; đầu tư vào cơ sở hạ tầng; đầu tư vào y tế giáo dục và con người; chính sách thương mại và đầu tư; quản trị tốt; sự hòa nhập cho tất cả mọi người; chia sẻ tầm nhìn phát triển chung.

Thanh Bình

vnexpress





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Áp lực lạm phát lên chính sách chưa cao và sẽ giảm dần

Mức tăng CPI tuy gần chạm mốc 4,5% mục tiêu, nhưng không quá tiêu cực và áp lực đối với chính sách, bao gồm chính sách tiền tệ, sẽ giảm dần từ quý III/2024.

"Nhiệm vụ của vùng Đông Nam Bộ cao hơn nhiệm vụ của 5 vùng khác của cả nước"

Thủ tướng chỉ đạo, Hội nghị tập trung rà soát các công việc, nhiệm vụ ưu tiên triển khai thực hiện quy hoạch, để triển khai hiệu quả Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ.

Công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Đất đai là hết sức quan trọng

Theo Thứ trưởng Lê Minh Ngân, các bộ, ngành có liên quan đang khẩn trương, gấp rút chuẩn bị và dự kiến sẽ trình Chính phủ trong thời gian sớm nhất để Luật Đất đai...

Họp báo Chính phủ: Kết quả 4 tháng đầu năm tốt hơn cùng kỳ

Lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương thống nhất nhận định tình hình KTXH tháng 4 tiếp tục tiếp tục chuyển biến tích cực. Nhìn chung 4 tháng đầu năm 2024...

Thủ tướng yêu cầu không tăng giá vào thời điểm tăng lương

Thủ tướng yêu cầu chuẩn bị kỹ, báo cáo cấp có thẩm quyền để thực hiện cải cách tiền lương mới từ 1-7-2024, bảo đảm công bằng, tổng thể, thống nhất.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Nền kinh tế phục hồi, tăng trưởng tích cực

Phát biểu tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024, ngày 4/5, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, kinh tế vĩ mô 4 tháng cơ bản ổn định, nền kinh tế...

Chính phủ yêu cầu đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2024 trong mọi tình huống

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tập trung giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa thế giới và trong nước, chủ động thực hiện theo...

Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động

Sau khi miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ, Quốc hội phân công Phó Chủ tịch Thường trực Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động.

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Chiều ngày 2/5, kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội để xem xét nội dung công tác nhân sự.

PMI tháng 4/2024: Số lượng đơn đặt hàng mới ngành sản suất tăng mạnh trở lại

Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng - Manufacturing Purchasing Managers' Index (PMI) - ngành sản xuất Việt Nam của S&P Global tăng trở lại lên trên ngưỡng 50 điểm trong...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98