Cần 30 tỷ USD để kinh tế tăng trưởng xanh

25/10/2014 14:28
25-10-2014 14:28:13+07:00

Cần 30 tỷ USD để kinh tế tăng trưởng xanh

Để kinh tế Việt Nam tăng trưởng xanh theo kịp xu thế chung toàn cầu, đại diện Bộ KH&ĐT cho biết, Việt Nam sẽ cần tới 30 tỷ USD.

Ngày 24/10, mở màn Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2014 về chủ đề tăng trưởng xanh và tái cơ cấu, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT kiêm Phó Ban Kinh tế Trung ương, ông Đặng Huy Đông khẳng định, trong xu thế tất yếu hội nhập kinh tế, không có quốc gia nào nằm ngoài vòng xoáy sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Mỗi nền kinh tế, mỗi doanh nghiệp phải nâng cao năng lực bằng các sản phẩm dịch vụ có giá trị cao.

Theo ông Đông, một nền kinh tế tăng trưởng xanh phải tăng trưởng do con người và vì con người. Phát triển hài hòa đời sống xã hội với môi trường tự nhiên, góp phần giải quyết yêu cầu tăng trưởng hợp lý với giảm nghèo bền vững. Tăng trưởng xanh phải dựa trên việc tăng cường đầu tư vào bảo tồn, phát triển và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tự nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, cải thiện nâng cao chất lượng môi trường, qua đó kích thích lại tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Đông thừa nhận, Việt Nam đang gặp không ít thách thức trong vòng xoáy phát triển kinh tế tăng trưởng xanh. “Nguồn lực tài chính, nhân lực là thách thức lớn nhất để Việt Nam phát triển tăng trưởng xanh”, ông Đông nói.

Theo ông Phạm Hoàng Mai, Vụ trưởng Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường (Bộ KH&ĐT), để nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng xanh, cần nguồn tài chính lên tới 30 tỷ USD. Con số làm giật mình nhiều chuyên gia tham dự Diễn đàn.

Nhiều diễn giả đặt vấn đề: Trong bối cảnh nợ công, bội chi đang tăng cao, sắp vượt ngưỡng an toàn, liệu con số này có hợp lý. Ông Mai lý giải: “Trong 30 tỷ USD, sẽ có 70% huy động từ khối tư nhân, nhà nước chỉ góp 30%”. Làm phép tính đơn giản, 30% của 30 tỷ USD sẽ khoảng 9 tỷ USD, tức bằng 10% nợ công báo động hiện nay. Song ông Mai khẳng định, kế hoạch này không làm tăng gánh nặng cho ngân sách.

“Chương trình lấy ngân sách sẵn có của các cơ quan ban ngành chuyên môn và địa phương. Chỉ là cơ cấu lại chi ngân sách hiện tại”, ông Mai nói.

Ở khía cạnh khác, ông Koos Neefjes đến từ Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) đặt ra câu hỏi cơ chế nào để huy động 70% trong tổng 30 tỷ USD từ tư nhân? Nếu không có cơ chế hợp lý sẽ rất khó thành hiện thực, vị chuyên gia này nhận định.

Tuấn Đức

tiền phong



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Một số dự án trọng điểm giải ngân chậm

Theo số liệu từ Bộ Tài chính, 3 tháng đầu năm, giải ngân vốn đầu tư công các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải mới đạt...

'Nhiều tập đoàn công nghệ lớn muốn đầu tư ngành bán dẫn tại Việt Nam'

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho hay nhiều doanh nghiệp công nghệ lớn toàn cầu muốn đầu tư vào ngành điện tử, chip, bán dẫn tại Việt Nam.

Xây dựng Luật khu công nghiệp: Đón dòng đầu tư chất lượng cao

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết khu công nghiệp là khu vực trọng điểm thu hút các dự án đầu tư trong và ngoài nước, là điểm đến của nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới.

Nguyên Bí thư Tỉnh ủy gửi đơn tố cáo hành vi thông thầu ở Ninh Thuận

Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Ninh Thuận có đơn tố cáo hành vi thông thầu trong đấu giá đất công, gây thất thoát tài sản nhà nước

Doanh nghiệp liên quan vụ bán dự án điện mặt trời cho Trung Quốc, đề xuất làm 2 nhà máy điện gió ở Lâm Đồng

Mới đây, CTCP Đầu tư HLP đề xuất đầu tư xây dựng 2 dự án nhà máy điện gió Tà Năng 1 và Tà Năng 2 tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.

Chủ tịch Phan Văn Mãi: Giải ngân đầu tư công TPHCM chùng lại

Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi cho biết, tháng 4/2024, kết quả giải ngân đầu tư công của Thành phố chùng lại. Từng chủ đầu tư, từng cơ quan có liên quan cần hết...

Khẩn trương phân bổ, giải ngân vốn các dự án giao thông trọng điểm

Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước năm 2024, Bộ Tài chính vừa có Công văn số 4426/BTC-VĐT gửi Bộ Giao thông vận tải và UBND các...

Phó Thủ tướng: Không đề xuất xử lý những dự án BOT do 'lỗi' của doanh nghiệp

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Giao thông vận tải rà soát, đánh giá toàn diện các dự án BOT giao thông; kiên quyết không đề xuất xử lý những dự án do nguyên...

Thủy điện có còn dư địa để phát triển hay sẽ sớm bị thay thế?

Theo các chuyên gia năng lượng, với nguồn thủy điện dồi dào, Việt Nam có thể tiếp tục khai thác tối đa với tổng công suất đạt từ 30.000-38.000MW và điện năng có thể...

Người Việt Nam đánh giá cao du lịch bền vững

Hầu hết du khách Việt Nam được khảo sát đều đồng ý du lịch bền vững rất quan trọng và mong muốn hành trình của mình thân thiện với môi trường hơn trong năm tới.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98