Cổ phần hóa, giá trị MobiFone bây giờ là bao nhiêu?

17/10/2014 19:28
17-10-2014 19:28:00+07:00

Cổ phần hóa, giá trị MobiFone bây giờ là bao nhiêu?

Chủ trương cổ phần hóa (CPH) MobiFone có từ năm 2005 nhưng đến nay, mọi việc dường như mới đang ở vạch xuất phát. Thẳng thắn mà nói, sau khi được tách ra khỏi VNPT thì việc CPH MobiFone sẽ thuận lợi hơn, song nếu không mạnh tay thúc đẩy thì e rằng trong năm 2015 MobiFone vẫn chưa thể được CPH hoàn tất.

Trì trệ trong suốt gần 10 năm

Cách đây nhiều năm, MobiFone đã được Credit Suisse (Thụy Sỹ) xác định giá trị là 2 tỉ USD. Tuy nhiên sau đó tiến trình CPH nhà mạng này cứ bị lấn cấn và chậm chạp. Một nguồn tin từ nội bộ VNPT chia sẻ rằng một trong những nguyên nhân khiến tiến trình CPH chậm chạp là do giá trị của doanh nghiệp MobiFone chưa được xác định thống nhất. Credit Suisse xác định MobiFone trị giá 2 tỉ USD song có những nguồn khác lại cho rằng giá trị của MobiFone cao hơn, có thể lên đến 3 hoặc 4 tỉ USD. Trước sự chênh lệch quá lớn trong quá trình xác định giá trị tài sản, các bên đều phải thận trọng.

Nhưng, nếu nói đó là nguyên nhân quan trọng nhất cũng không hẳn. MobiFone do công của VNPT gầy dựng bao nhiêu năm. Chỉ việc tách MobiFone ra khỏi VNPT đã phải mất rất nhiều thời gian khiến cho dư luận cho rằng chính vì VNPT không muốn “nhả” vì “của đau con xót”. Đây là một thực tế cần thông cảm nhưng càng giữ lâu MobiFone trong VNPT lại càng vướng Luật Viễn thông không cho phép 1 doanh nghiệp viễn thong được sở hữu cùng lúc 2 mạng di động trong đó mạng thứ 2 lại sở hữu cổ phần vượt quá 20%.

Việc MobiFone được Chính phủ quyết “ra riêng” khá nhẹ gánh vì không phải “gánh” theo hàng chục doanh nghiệp thành viên của VNPT làm ăn yếu kém như mong muốn ban đầu của tập đoàn này. Có thể nói, đây chính là điều kiện cần để tiến hành CPH nhanh MobiFone đã được Chính phủ tháo gỡ.

Giá trị MobiFone bây giờ là bao nhiêu?

Mới đây, Văn phòng Chính phủ đã đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông thành lập Ban chỉ đạo CPH và triển khai xác định giá trị doanh nghiệp MobiFone, phấn đấu đến quý III/2015 công bố giá trị doanh nghiệp và phê duyệt xong phương án CPH.

Việc xác định giá trị MobiFone một cách chính xác và hợp lí là khâu mấu chốt để thực hiện CPH nhanh và hiệu quả. Bảy, tám năm trước MobiFone đã được xác định giá trị doanh nghiệp là 2 tỉ USD, vậy nay giá trị doanh nghiệp MobiFone đã lên đến bao nhiêu là con số được cộng đồng doanh nghiệp nói riêng và dư luận nói chung rất quan tâm. Xác định giá trị một cách hợp lí nhưng phải trên cơ sở tính đúng tính đủ đối với một nhà mạng hàng đầu tại Việt Nam có doanh thu vài chục ngàn tỉ đồng/năm và lợi nhuận lên đến trên dưới 6.000 tỉ đồng/năm thuộc tốp đầu các Cty cung cấp dịch vụ tại Việt Nam, là một công việc không đơn giản.

Nhưng nếu lại vì “không đơn giản” mà làm chậm trong tiến trình CPH MobiFone thì e rằng lại trượt theo “vết xe đổ” trì trệ suốt gần 10 năm qua.

Sau khi xác định xong giá trị doanh nghiệp, thì tâm điểm thu hút sự chú ý chính là phương án CPH MobiFone. Suốt gần chục năm qua không ít các tập đoàn viễn thông hàng đầu thế giới đã “chờ chực” để được tham gia làm cổ đông chiến lược khi MobiFone CPH. Gần đây nhất, lãnh đạo tập đoàn viễn thong Telenor (Na Uy) khu vực Châu Á trong dịp gặp Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Nam Thắng cũng đã bày tỏ mong muốn được mua cổ phần chi phối tại MobiFone.

Các “đại gia” nước ngoài muốn mua cổ phần tại MobiFone rất nhiều nhưng việc có mua được hay không, và mua được ít hay nhiều cũng là vấn đề không đơn giản. Song trước khi muốn tiến đến được những điểm mấu chốt đó trên tiến trình CPH MobiFone thì vấn đề cũ lại cần được xới lên để có thay đổi mạnh mẽ hơn. Đó là cần một sự thúc đẩy mạnh; kiểm tra, theo dõi sát sao về tiến độ nếu không muốn mỗi ngày qua lại trôi tuột theo những mớ bòng bong về vướng mắc.

lao động



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thoái vốn tại VIMC, MobiFone, VRG: Có thể thu về 50.000 tỷ đồng

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) vừa có tờ trình Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch sắp xếp lại 3 doanh nghiệp thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp...

Sau IPO, Chứng khoán DNSE hướng tới mục tiêu vốn hóa 3 tỷ USD

Chiều ngày 18/01/2024, CTCP Chứng khoán DNSE đã tổ chức buổi Hội thảo (Roadshow) cơ hội đầu tư vào DNSE, nhằm cung cấp thông tin cho nhà đầu tư về đợt IPO chào bán...

Thấy gì từ sự kiện IPO của công ty chứng khoán công nghệ đầu tiên?

Với những nền tảng được xây dựng vững chắc và độc đáo, DNSE một khi niêm yết thành công hứa hẹn sẽ là “tay chơi” có dư địa phát triển khổng lồ trên thị trường chứng...

Chứng khoán DNSE sẽ làm gì sau khi IPO?

IPO thành công sẽ góp phần gia tăng nhận diện thương hiệu, nâng cao giá trị công ty, đảm bảo lợi ích cho cổ đông, đồng thời mở ra cánh cửa huy động thêm những nguồn...

Chứng khoán DNSE khép lại 5 năm vắng bóng các công ty chứng khoán IPO

Chứng khoán DNSE vừa thông báo sẽ tiến hành chào bán 30 triệu cổ phiếu lần đầu ra công chúng nhằm huy động 900 tỷ đồng, trở thành công ty chứng khoán công nghệ đầu...

­Sáng nay, cổ phiếu BCR của BCG Land chính thức lên sàn UPCoM

Sáng ngày 8/12, tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) sẽ diễn ra lễ đánh cồng khai trương phiên giao dịch đầu tiên của cổ phiếu Công ty Cổ phần BCG Land trên...

Cổ phiếu BCR của BCG Land sẽ giao dịch ngày đầu tiên trên UPCoM vào 8/12

Ngày 1/12, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo 460 triệu cổ phiếu mã BCR của Công ty Cổ phần BCG Land sẽ chính thức giao dịch trên UPCoM vào ngày...

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: Giậm chân tại chỗ vì nhà đầu tư sợ rủi ro

Dù cơ quan chức năng đưa ra nhiều giải pháp nhưng tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN) ngày càng chậm. Thực trạng này xuất phát từ tâm lý sợ sai của...

Đề xuất bảo vệ nhà đầu tư mua vốn cổ phần hóa

Một số nhà đầu tư phản ánh rất ngần ngại khi mua phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hoá do rủi ro pháp lý quá lớn. Vì vậy, VCCI đề nghị nghiên cứu bổ...

'Nhà đầu tư ngại mua doanh nghiệp cổ phần hóa vì rủi ro pháp lý lớn'

Một số nhà đầu tư mua phần vốn cổ phần hóa qua đấu giá nhưng khi có sai sót nội bộ từ bên bán lại phải hủy giao dịch, trả lại tài sản, theo VCCI.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98