Làm gì để kinh tế phát triển bền vững?

31/10/2014 15:03
31-10-2014 15:03:24+07:00

Làm gì để kinh tế phát triển bền vững?

Kết thúc 9 tháng đầu năm 2014, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng 5,62%, tổng vốn đầu tư xã hội (yếu tố hỗ trợ tăng trưởng kinh tế) đạt 31,3% GDP, tăng 10,3% so với cùng kỳ. Vấn đề là làm thế nào để kinh tế phát triển bền vững trong giai đoạn tới?

Ông đánh giá thế nào về kinh tế Việt Nam trong năm 2014?

PGS- TS Trần Hoàng Ngân, thành viên Hội đồng Chính sách tiền tệ Quốc gia: Với tốc độ tăng trưởng như trên và nếu từ nay đến cuối năm tổng vốn đầu tư xã hội đạt 32% GDP thì năm 2014 kinh tế nước ta tăng trưởng 5,8% là khả thi.

Tại sao chúng ta lại bàn về tăng trưởng kinh tế vào thời điểm này?

Trước năm 2011, Việt Nam có nhiều bất ổn về kinh tế vĩ mô: lạm phát tăng cao, tỉ giá liên tục biến động, nhập siêu bình quân mỗi năm khoảng 13 tỉ USD, thậm hụt cán cân vãng lai lên tới 8% GDP ( giai đoạn 2007-2010), đầu tư tràn lan kém hiệu quả… Thế nhưng, từ đó đến nay lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, 9 tháng đầu năm 2014 xuất siêu đạt 2,5 tỉ USD; cán cân vãng lai thặng dư 5%- 6%GDP làm tăng dự trữ ngoại hối, tạo điều kiện cho Chính phủ điều hành tỉ giá hối đoái theo ý muốn của mình…

Như vậy so với tiềm năng và lịch sử, chúng ta đã có đủ cơ sở để kinh tế tăng trưởng cao trở lại. Khi đó, bài toán nợ xấu sẽ được giải quyết vì nợ xấu chỉ là hình thức bên ngoài, giống như da bị vàng là do gan mật có vấn đề và khi cơ thể mạnh khỏe thì da sẽ đẹp lên.

Theo tôi, đã đến lúc kinh tế Việt Nam cần bứt phá trong những năm tới. Theo đó, năm 2015, kinh tế nước ta dự đoán tăng trưởng 6,2%-6,5%; năm 2016 tăng trưởng 6,5%-7%. Tuy nhiên, lạm phát phải được kiểm soát trong phạm vi 5%-7% bởi đây là mức hỗ trợ cho kinh tế tăng trưởng.

Thế đâu là giải pháp trước mắt, thưa ông?

Hoàn thiện thể chế là một trong nhiều yếu tố mang tính quyết định. Trên cơ sở Hiến pháp năm 2013, chúng ta đã và tiếp tục xây dựng, sửa đổi các bộ luật để hệ thống pháp luật mới cởi trói cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm môi trường cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế.

Một vấn đề đáng quan tâm là cải cách hành chính. Khi cải cách hành chính phát huy hiệu quả thì chi phí phi sản xuất sẽ giảm rất nhiều. Vì nếu để chi phí này quá cao sẽ ảnh hưởng đến niềm tin, tinh thần của doanh nhân. Trong khi đó, chúng ta đang kêu gọi sự đồng thuận toàn xã hội để thúc đẩy kinh tế tăng trưởng. Vì thế, chính quyền các địa phương cần thành lập bộ phận hỗ trợ miễn phí dịch vụ hành chính công. Bởi khi doanh nghiệp làm ăn được sẽ làm tăng nguồn thu ngân sách, giải quyết việc làm cho người lao động, làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội tại địa phương.

Nhiều năm qua, kinh tế Việt Nam tăng trưởng chủ yếu dựa vào yếu tố nước ngoài như nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), viện trợ phát triển (ODA) và xuất khẩu. Thế nhưng, các yếu tố nước ngoài rất dễ vỡ khi tình hình kinh tế thế giới bất ổn. Do đó, kinh tế Việt Nam phải dựa vào các doanh nghiệp trong nước. Điều này đòi hỏi Chính phủ cần có một nghị quyết cụ thể về việc hỗ trợ cho các thành phần kinh tế

Vậy giải pháp nào làm cốt lõi cho kinh tế tăng trưởng bền vững?

Tăng đầu tư vốn xã hội là vấn đề quan trọng. Trong 3 năm gần đây, mỗi năm tổng đầu tư Việt Nam chỉ khoảng 31%-32% GDP. Do đó, năm 2015, tổng vốn đầu tư xã hội cần tăng lên 35% GDP.

Để thực hiện mục tiêu trên, trước hết Chính phủ cần tiếp tục tăng thêm đầu tư công và tăng cường giám sát để đầu tư công phát huy hiệu quả. Tiếp đến là tín dụng cần được mở rộng theo hướng nới lỏng chính sách tiền tệ bởi lạm phát đã được kiểm soát ở mức 5%-7%.

Cụ thể, Ngân hàng (NH) Nhà nước nên giảm thêm các mức lãi suất điều hành, tăng thêm thời hạn vay, tạo điều kiện cho các NH thương mại có thêm nguồn vốn giá rẻ hỗ trợ sản xuất kinh doanh. Mặt khác, khi NH đã bán nợ xấu cho VAMC thì mức dự phòng rủi ro từ 20%/năm nên giảm xuống 10%/năm để các NH tích tụ thêm vốn, hỗ trợ cho nền kinh tế.

Đối với nguồn vốn FDI, ODA, Chính phủ nên tập trung cho các dự án không ảnh hưởng đến môi trường. Trong đó, ưu tiên đầu tư nông nghiệp công nghệ cao bởi thị trường này giàu tiềm năng, thậm chí cần thành lập mới doanh nghiệp nhà nước chuyên cung cấp về phân bón, thức ăn gia súc, thuốc bảo vệ thực vật để cùng các thành phần kinh tế khác ổn định thị trường nông nghiệp. Ngoài ra, ngành du lịch cũng giàu tiềm năng song vẫn còn thiếu vốn…

Tuy nhiên, kinh tế nước ta còn nhiều nút thắt như nợ công cần được kiểm soát; nợ xấu và những khoản nợ của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước… cần phải giải quyết.

Riêng việc xử lý nợ xấu là rất khó bởi nợ công Việt Nam ở mức cao, ngân sách còn yếu nên cần áp dụng giải pháp phân bổ và trì hoãn, rồi chờ kinh tế tăng trưởng cao trở lại, khả năng thanh toán của doanh nghiệp và cá nhân tăng lên, thị trường bất động sản hồi phục thì nợ xấu sẽ được giải quyết.

Đây là bài học mà Việt Nam đã có được trong giai đoạn 1998-2003, nợ xấu từ 15% được kéo xuống dưới 5%. Còn thị trường chứng khoán khởi sắc sẽ góp phần đẩy nhanh tiến trình cố phần hóa doanh nghiệp nhà nước, tăng tính thanh khoản cho trái phiếu chính phủ làm tăng vốn đầu tư xã hội.

Thy Thơ

người lao động



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Trung ương đồng ý ông Vương Đình Huệ thôi chức Chủ tịch Quốc hội

Trung ương họp bất thường đồng ý cho ông Vương Đình Huệ thôi giữ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng khóa 13, Chủ tịch Quốc hội khóa 15, theo nguyện vọng...

Thủ tướng: Mở chiến dịch đào tạo nhân lực ngành bán dẫn

Theo Thủ tướng, nhân lực cũng một trong những yếu tố được các đối tác trông chờ ở Việt Nam. Nếu chuẩn bị tốt nguồn nhân lực thì Việt Nam sẽ nhận được tin tưởng của...

“Nghịch lý” trong chỉ số Par Index của TP.HCM

Bộ chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh năm 2023 (Par Index 2023) vừa được công bố. Ở cấp độ chỉ số tổng hợp, TP.HCM tăng 3 bậc, đạt 86.97%, thuộc nhóm B – nhóm gồm...

HSBC: Thiên thời cho nền kinh tế số ASEAN

Nền kinh tế số ASEAN đang bước vào giai đoạn tươi sáng mới. Tuy vậy, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này cần áp dụng chiến lược thông minh để có thể gặt hái quả...

Ngân hàng Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng GDP 2024 của Việt Nam xuống còn 6%

Trong báo cáo kinh tế vĩ mô về Việt Nam vừa được công bố, Ngân hàng Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam xuống mức 6% năm 2024, so với mức dự báo...

Chuyên gia Ngân hàng Thế giới: Kinh tế Việt Nam đang dần phục hồi

Chuyên gia WB cho biết kinh tế Việt Nam đang có những tín hiệu phục hồi khác nhau và dự báo tăng trưởng kinh tế sẽ đạt mức 5,5% vào năm 2024 và tăng dần lên 6% vào...

Chuyên gia IMF: Việt Nam là điểm đến hấp dẫn cho đầu tư nước ngoài

Ông Paulo Medas, Trưởng đoàn tham vấn, giám sát kinh tế Vĩ mô Việt Nam của IMF, nhận định Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn cho FDI trong khi kinh tế toàn cầu biến...

Thủ tướng chỉ thị các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 21/4/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cho cơ sở hạ tầng, dành 5,7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho các dự...

ADB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững vàng dù toàn cầu bất ổn

Theo Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4 năm 2024 được công bố ngày 11/4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98