Nếu có vùng đệm tốt sẽ giảm suy thoái kinh tế

15/10/2014 13:57
15-10-2014 13:57:07+07:00

Nếu có vùng đệm tốt sẽ giảm suy thoái kinh tế

Khủng hoảng kinh tế vĩ mô và tài chính sẽ có những tác động khác nhau. Có nhiều nghiên cứu cho thấy, đôi khi có những tác động do được thổi phồng lên. Nếu chúng ta có “vùng đệm” tốt bằng phòng ngừa rủi ro, bằng chính sách an toàn vĩ mô thì sẽ giảm suy thoái kinh tế.

Lạm phát thấp: cơ hội và thách thức

Tại buổi tọa đàm “Chính sách an toàn vĩ mô và ổn định tài chính” do Vụ Ổn định tiền tệ tài chính (NHNN) phối hợp với Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tổ chức ngày 14/10, tại Hà Nội, một lần nữa, các chuyên gia đã khuyến nghị cơ quan quản lý và hoạch định chính sách cần phải phòng ngừa rủi ro, ổn định tài chính và an toàn vĩ mô (ATVM) ngay cả khi “sóng yên, biển lặng”.

Ông Mangal Goswani – Phó giám đốc Học viện Đào tạo IMF khu vực Singapore cho biết, chính sách ổn định tài chính và ATVM đã được những nước châu Á sử dụng đầu tiên, trước khi nhiều nước khác ứng dụng. Thậm chí, Chính phủ một số nước đã luật hóa, hoặc ban hành nghị định để thể chế hóa và có đơn vị phụ trách về ổn định tài chính. Và sau mỗi lần khủng hoảng tài chính toàn cầu, các quốc gia này đều nhìn nhận, đánh giá lại về khuôn khổ chính sách của mình.

Trên thực tế, các NHTW bao giờ cũng tập trung trước hết vào những chính sách ổn định tài chính. Ở nhiều quốc gia, chỉ số CPI là cách tư duy về ổn định giá và cơ sở để xác định nền kinh tế đã ổn định hay không, bởi nếu lạm phát cứ tăng thì ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế. Chính vì vậy, khi các nước châu Mỹ La Tinh ở thời kỳ lạm phát cao, họ đã phải đấu tranh, đưa ra mức lạm phát mục tiêu và các nhà hoạch định kinh tế phải thực hiện được mục tiêu này.

Có thể thấy, từ năm 2000 - 2006, các NHTW cảm thấy hài lòng với tỷ lệ lạm phát, song có những yếu tố rủi ro khác họ lại chưa quan sát được. “Chẳng hạn, chúng ta từng được chứng kiến bài học khi tỷ lệ lạm phát được kiềm chế thì lãi suất sẽ xuống thấp và mọi người đi vay ngân hàng nhiều hơn. Và đến khi thị trường tín dụng phát triển quá nóng cũng sẽ là thời điểm cho sự bất ổn tài chính hình thành” - ông Mangal Goswani dẫn chứng và cảnh báo: Trong tình hình ở Việt Nam hiện còn tập trung quá mức vào kiềm chế lạm phát, nếu quá cứng nhắc sẽ không tạo được sự linh hoạt trong điều hành chính sách.

Khi lãi suất hấp dẫn và tỷ lệ lạm phát tăng thấp thì có thể là cơ hội thu hút đầu tư và tín dụng tăng trưởng nhanh. Nhưng, NHTW không thể phớt lờ bong bóng tài sản đang hình thành trong giai đoạn này. Cần có công cụ chính sách mục tiêu hơn, trong đó có chính sách ATVM. Đây là mảng vấn đề chính mà NHTW phải quan tâm.

Bảo đảm ATVM: Không thể thiếu vai trò NHTW

Tại sao phải quan tâm tới chính sách ATVM? Ông Mangal Goswani cho rằng, khủng hoảng tài chính xảy ra bao giờ cũng tác động sang kinh tế vĩ mô. Chẳng hạn năm 2008 ở Mỹ, khi nhiều người dân mua nhà, lãi suất tăng lên, khả năng trả nợ khó khăn, nguy cơ mất việc làm tăng, gây bất ổn cho kinh tế vĩ mô.

Khủng hoảng kinh tế vĩ mô và tài chính sẽ có những tác động khác nhau. Có nhiều nghiên cứu cho thấy, đôi khi có những tác động do được thổi phồng lên. Nếu chúng ta có “vùng đệm” tốt bằng phòng ngừa rủi ro, bằng chính sách ATVM thì sẽ giảm suy thoái kinh tế.

Chuyên gia của IMF cũng đưa ra các cấu trúc thể chế hiện hành của chính sách ATVM với 3 mô hình. Mô hình thứ nhất được áp dụng tại Singapore, Cộng hòa Séc, chức năng nhiệm vụ ATVM được giao cho NHTW, quyết định về ATVM do hội đồng ngân hàng quyết định. Mô hình thứ hai được áp dụng ở Anh, chức năng nhiệm vụ ATVM được giao cho một đơn vị thuộc NHTW. Ở mô hình thứ ba, chức năng nhiệm vụ ATVM được giao cho một cơ quan ngoài NHTW, ngân hàng có đại diện tham gia vào ủy ban ATVM. Mô hình này đang được áp dụng ở Pháp, Mỹ, Úc.

Tại Malaysia, luật giao quyền lực rộng cho NHTW để đảm bảo ổn định tài chính. Bao gồm các quyền lực rộng trong việc thu thập thông tin phục vụ đánh giá rủi ro cho mục tiêu ổn định tài chính. Luật này cũng cho phép NHTW Malaysia phối hợp hiệu quả với các cơ quan quản lý liên quan. Quyền lực được giao cho ủy ban ổn định tài chính do thống đốc làm chủ tịch, thành viên gồm phó thống đốc và 3 - 5 thành viên đại diện của Bộ Tài chính.

Hay như mô hình thể chế ổn định vĩ mô của Hàn Quốc, với ủy ban tài chính và kinh tế vĩ mô được thành lập vào tháng 7/2012. Ủy ban bao gồm đại diện của Bộ Chiến lược và Tài chính, NHTW, Ủy ban dịch vụ tài chính và cơ quan giám sát dịch vụ tài chính.

Theo ông Mangal Goswani, các rủi ro đối với ổn định tài chính ở các thị trường đang phát triển có thể xảy ra khi thắt chặt đột ngột hoặc mạnh hơn dự kiến của điều kiện tài chính toàn cầu là một rủi ro chính. Bên cạnh đó, căng thẳng tài chính ở khu vực DN sẽ ảnh hưởng đến khu vực NH do việc rút tiền gửi cho nhu cầu vốn của DN tăng mạnh. Và trong nội tại một quốc gia tăng trưởng tín dụng cao, định giá sai rủi ro tín dụng và mức đòn bẩy cao là nguy cơ rủi ro khi điều kiện toàn cầu thay đổi.

Đức Nghiêm

thời báo ngân hàng



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Áp lực lạm phát lên chính sách chưa cao và sẽ giảm dần

Mức tăng CPI tuy gần chạm mốc 4,5% mục tiêu, nhưng không quá tiêu cực và áp lực đối với chính sách, bao gồm chính sách tiền tệ, sẽ giảm dần từ quý III/2024.

"Nhiệm vụ của vùng Đông Nam Bộ cao hơn nhiệm vụ của 5 vùng khác của cả nước"

Thủ tướng chỉ đạo, Hội nghị tập trung rà soát các công việc, nhiệm vụ ưu tiên triển khai thực hiện quy hoạch, để triển khai hiệu quả Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ.

Công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Đất đai là hết sức quan trọng

Theo Thứ trưởng Lê Minh Ngân, các bộ, ngành có liên quan đang khẩn trương, gấp rút chuẩn bị và dự kiến sẽ trình Chính phủ trong thời gian sớm nhất để Luật Đất đai...

Họp báo Chính phủ: Kết quả 4 tháng đầu năm tốt hơn cùng kỳ

Lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương thống nhất nhận định tình hình KTXH tháng 4 tiếp tục tiếp tục chuyển biến tích cực. Nhìn chung 4 tháng đầu năm 2024...

Thủ tướng yêu cầu không tăng giá vào thời điểm tăng lương

Thủ tướng yêu cầu chuẩn bị kỹ, báo cáo cấp có thẩm quyền để thực hiện cải cách tiền lương mới từ 1-7-2024, bảo đảm công bằng, tổng thể, thống nhất.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Nền kinh tế phục hồi, tăng trưởng tích cực

Phát biểu tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024, ngày 4/5, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, kinh tế vĩ mô 4 tháng cơ bản ổn định, nền kinh tế...

Chính phủ yêu cầu đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2024 trong mọi tình huống

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tập trung giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa thế giới và trong nước, chủ động thực hiện theo...

Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động

Sau khi miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ, Quốc hội phân công Phó Chủ tịch Thường trực Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động.

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Chiều ngày 2/5, kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội để xem xét nội dung công tác nhân sự.

PMI tháng 4/2024: Số lượng đơn đặt hàng mới ngành sản suất tăng mạnh trở lại

Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng - Manufacturing Purchasing Managers' Index (PMI) - ngành sản xuất Việt Nam của S&P Global tăng trở lại lên trên ngưỡng 50 điểm trong...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98