TS Lê Xuân Nghĩa: DNNN "dính" nợ xấu thì nhà nước phải chi ngân sách "cứu"

10/10/2014 15:48
10-10-2014 15:48:05+07:00

TS Lê Xuân Nghĩa: DNNN "dính" nợ xấu thì nhà nước phải chi ngân sách "cứu"

Doanh nghiệp nhà nước là của nhà nước mà 'dính' nợ xấu không bỏ tiền ngân sách ra xử lý thì ai làm?.

TS Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội Đồng Tư Vấn Chính sách tiền tệ Quốc Gia đã lý giải với Đất Việt về đề xuất mà nhóm tư vấn đưa ra với Chính phủ xin Quốc hội trích ngân sách để xử lý nợ xấu.

Chi ngân sách để xử lý nợ xấu đang được Chính phủ đề xuất với Quốc hội

Chỉ cứu tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước

Mới đây trong báo cáo gửi đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát tái cơ cấu nền kinh tế, Chính phủ đã thừa nhận tái cơ cấu nền kinh tế còn chưa được như mong muốn; tái cơ cấu hệ thống ngân hàng còn chậm...

Theo đó Chính phủ đã đề xuất Quốc hội “xem xét dành một phần ngân sách nhà nước để xử lý nợ xấu” của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN).

Lý giải về đề xuất này, TS Lê Xuân Nghĩa cho rằng, phải có một nguồn tiền thực sự để mạnh tay tái cấp vốn cho ngân hàng thương mại, cho phép họ xóa những khoản nợ biết chắc là không thể thu hồi được ví dụ như nợ của DNNN.

"Đây là xử lý nợ xấu cho DNNN. Nếu không xử lý thì tín dụng sẽ bị đóng băng và không thoát ra được. Khi đó thì cả nền kinh tế sẽ bị suy sụp chứ không không phải một mình người đi vay và người cho vay 'chết'.

Doanh nghiệp phá sản đồng nghĩa với việc người lao động không có công ăn việc làm. Chưa kể doanh nghiệp nhà nước là của nhà nước nên không bỏ tiền ngân sách ra xử lý thì làm gì có ai đứng ra?", TS Nghĩa phân tích.

Theo ông Nghĩa, trên thực tế nợ xấu khi mà vượt quá khả năng xử lý của một ngân hàng thương mại thì đây là vấn đề của nền kinh tế chứ không đơn thuần là của người đi vay và cho vay.

Theo thống kê sơ bộ, có tới 70% nợ xấu đang nằm tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, mà chủ nợ chủ yếu là các ngân hàng thương mại Nhà nước.

Nợ không xử lý được là vấn đề của quốc gia

Theo TS Nghĩa, kinh nghiệm các nước cho thấy khi nợ xấu không xử lý được thì nó trở thành vấn đề của quốc gia.

"Khi đó xử lý nợ xấu là một vấn đề cần có quyết sách lớn, lựa chọn 1 phương thức xử lý hiệu quả mà phương thức xử lý hiệu quả nhất đối với nợ xấu là xử lý bằng tiền của ngân sách và phải được xử lý trong một thời gian ngắn, nhanh, dứt điểm.

Lý do là vì càng để lâu thì DN phá sản càng nhiều hơn, khiến cho khả năng thu hồi vốn kém hơn đã đành, nhưng khả năng phục hồi của nền kinh tế cũng chậm đi", ông Nghĩa nói.

Theo đó phần lớn các nước đi theo con đường dùng một phần tiền của ngân sách, một phần tiền của NHNN, một phần tiền của ngân hàng thương mại (NHTM) để xử lý nợ xấu.

"Việt Nam cũng không có cách lựa chọn nào khác bằng cách dùng một phần tiền của các NHTM thông qua quỹ dự phòng rủi ro, một phần là tiền của NHNN thông qua trái phiếu đặc biệt và định chế tài chính-VAMC (Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng)", ông Nghĩa nêu.

Thành viên hội đồng tư vấn chính sách này cũng kỳ vọng việc trích một phần ngân sách xử lý nợ xấu nếu giải quyết nhanh sẽ thúc đẩy nền kinh tế trong giai đoạn này.

"Khi cả tín dụng phục hồi và xử lý nợ xấu được giải quyết thì mới đẩy nhanh được tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế". TS Lê Xuât Nghĩa kỳ vọng.

Bích Ngọc

đất việt







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Nam A Bank huy động 10 triệu USD từ Global Climate Partnership Funds 

Ngày 25/04/2025, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank, HOSE: NAB) vừa được Quỹ Hợp tác Khí hậu Toàn cầu (Global Climate Partnership Funds - GCPF) giải ngân thành công...

Tín dụng xanh: Đòn bẩy phát triển kinh tế bền vững tại Việt Nam

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, tín dụng xanh nổi lên như một công cụ tài chính quan trọng để thúc đẩy kinh tế bền vững. Tại Việt Nam, dù còn nhiều khó khăn, tiềm...

Giá USD ngân hàng cao chưa từng có, lên sát 26.200 đồng

Tỷ giá USD hôm nay 25/4/2025 ghi nhận giá đồng bạc xanh tại các ngân hàng tăng cao chưa từng có, lên sát mức 26.200 đồng/USD.

PVcomBank 6 năm liên tiếp vào Top 50 Doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam

Ngày 24/04/2025, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) chính thức được vinh danh lần thứ 6 liên tiếp trong Top 50 Doanh nghiệp tăng trưởng xuất...

Cần làm gì để gói tín dụng 500,000 tỷ đồng cho hạ tầng, công nghệ số phát huy hiệu quả cao nhất?

Chiều 24/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có buổi làm việc với các bộ, ngành và các ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nước để triển khai gói tín dụng 500,000 tỷ đồng...

MB duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ trong quý 1/2025, tiếp tục tối ưu hiệu quả vận hành

Ngày 24/4/2025 – Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) đã công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý 1/2025 với nhiều tín hiệu tăng trưởng tích cực, tiếp tục khẳng định năng...

Ngân hàng Phương Đông tiếp tục nằm trong top ngân hàng mạnh nhất Việt Nam

Vừa qua, tại lễ công bố “Top 30 thương hiệu ngân hàng Việt Nam 2024” do Mibrand Việt Nam tổ chức, ngân hàng Phương Đông (HOSE: OCB) tiếp tục được vinh danh danh...

NCB ra mắt thẻ Visa phiên bản giới hạn, chào mừng 50 năm thống nhất Đất nước

Trong không khí hân hoan trên khắp cả nước kỷ niệm 50 năm thống nhất Đất nước (30/04/1975 - 30/04/2025), Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB, HNX: NVB) tự hào ra mắt sản...

ĐHĐCĐ BVBank 2025 – Linh hoạt nắm bắt cơ hội kinh doanh, đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 41%

Ngày 24/04/2025, Ngân hàng Bản Việt (BVBank) tổ chức thành công ĐHĐCĐ thường niên 2025 với nhiều nội dung quan trọng được đệ trình và thông qua.

Nhà đầu tư theo trường phái trading, quản lý tiền như thế nào để hiệu suất tốt nhất

Với những nhà đầu tư theo trường phái trading, thành công không chỉ nằm ở khả năng dự đoán thị trường, mà còn phụ thuộc rất lớn vào cách quản lý tiền hiệu quả. Với...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


Hotline: 0908 16 98 98