Vietnam Airlines - All Nippon Airways

06/10/2014 06:54
06-10-2014 06:54:45+07:00

Vietnam Airlines - All Nippon Airways

Đôi nét về All Nippon Airways, đối tác chiến lược tiềm năng của Vietnam airlines.

Gần đây, cái tên All Nippon Airways thường xuyên xuất hiện trên các phương tiện truyền thông và được xem là một ứng cử viên nặng ký cho vai trò đối tác chiến lược của Vietnam Airlines.

All Nippon Airways được xem là một ứng cử viên nặng ký cho vai trò đối tác chiến lược của Vietnam Airlines.

Trong cuộc họp công bố thông tin Thủ tướng Chính phủ đã chính thức phê duyệt kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của Vietnam Airlines, Tổng Giám đốc Vietnam Airlines Phạm Ngọc Minh cũng đã nêu tên của All Nippon Airways.

Theo lộ trình, sau khi Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt tiêu chí chọn nhà đầu tư chiến lược, Vietnam Airlines sẽ gửi bản công bố thông tin cho các nhà đầu tư tiềm năng vào tháng 10. Sau đó, Vietnam Airlines sẽ tổ chức Hội nghị đầu tư để tiến hành đàm phán và chọn ra nhà đầu tư chiến lược. Mặc dù, All Nippon Airways chưa phải là cái tên sau cùng được xướng lên, nhưng việc ông Minh có đề cập tới cũng đủ cho thấy khả năng hãng hàng không lớn nhất Nhật này được Vietnam Airlines “chọn mặt gửi vàng” là rất cao.

Với giá chào bán khởi điểm là 22.300 đồng/cổ phần tại đợt IPO dự kiến diễn ra vào tháng 11 tới, nếu được chọn là nhà đầu tư chiến lược, All Nippon Airways sẽ phải chuẩn bị khoảng 300 triệu USD để sở hữu 20% cổ phần của Vietnam Airlines. So với số vốn lên tới 1,6 tỉ USD dành cho chiến lược bành trướng ở thị trường nước ngoài thông qua các thương vụ mua bán sáp nhập tại châu Á, con số này là nằm trong tầm tay của đối tác Nhật này.

Thông tin từ Vietnam Airlines

Trong trường hợp có hơn 3 nhà đầu tư cho vị trí cổ đông chiến lược hoặc số lượng đăng ký vượt số lượng chào bán, Vietnam Airlines sẽ thực hiện việc bán cổ phần cho các nhà đầu tư chiến lược dưới hình thức đấu giá công khai. Trường hợp có dưới 3 nhà đầu tư và số lượng đăng ký mua bằng hoặc thấp hơn số lượng chào bán, Hãng sẽ thực hiện đàm phán trực tiếp với các nhà đầu tư và báo cáo kết quả lên Bộ Giao thông Vận tải để được phê duyệt.

Theo Tổ chức CAPA chuyên nghiên cứu hoạt động của các hãng hàng không ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong năm 2012, All Nippon Airways đã huy động được 1,6 tỉ USD vốn từ phát hành cổ phiếu. Số vốn này là để đầu tư vào một số hãng hàng không châu Á nhằm tăng doanh thu ở thị trường nước ngoài.

Chẳng hạn, tháng 8 năm ngoái, All Nippon Airways đã rót 25 triệu USD để mua 49% cổ phần của Myanmar Asian Wings Airways nhằm giúp hãng này phát triển mạng bay quốc tế thay vì chỉ khai thác thị trường nội địa.

Đối tác tiếp theo đã được đưa vào tầm ngắm của Hãng chính là Philipine Airlines, một hãng ở khu vực Đông Nam Á có quy mô gần tương đương với Vietnam Airlines.

Tại thị trường Việt Nam, mới đây All Nippon Airways đã quyết định nâng cấp loại máy bay từ B767 lên B787 Dreamliner đời mới nhất cho chuyến bay hằng ngày giữa Sân bay Quốc tế Haneda (Tokyo) với Nội Bài (Hà Nội). Sự kiện này đã giúp nâng công suất tải cung ứng (lượng ghế ngồi) giữa 2 thành phố của hãng này lên mức 15%/ngày. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy, All Nippon Airways sẽ phát triển mạnh hơn tại thị trường Việt Nam trong thời gian tới và có thể tham gia vào cuộc đua tại đợt IPO tới đây của Vietnam Airlines.

Thông tin từ All Nippon Airways cho hay, Hãng đặt mục tiêu tổng doanh thu và lãi sau thuế cho năm tài chính 2014 là 15,5 tỉ USD và 320 triệu USD so với mức 14,6 tỉ USD và 172 triệu USD của năm 2013. Hôm 31.7 vừa qua, Boeing và All Nippon Airways cũng đã hoàn tất hợp đồng mua 40 máy bay mới thân rộng gồm 20 B777-9Xs, 14 B787-9 Dreamliner và 6 B777-300ER trị giá tới 13 tỉ USD.

Như vậy, trong lúc đối tác Nhật có vẻ đã sẵn sàng cho cuộc hôn nhân có thể sẽ diễn ra chỉ trong vài tháng tới, vấn đề đặt ra ở đây là liệu sức khỏe tài chính của Vietnam Airlines có đủ “đẹp” tại thời điểm IPO và chọn cổ đông chiến lược.

Mới đây, Vietnam Airlines đã công bố kết quả sản xuất kinh doanh nửa đầu năm nay với mức lợi nhuận trước thuế là 82,3 tỉ đồng, cao hơn nhiều so với dự kiến là âm 160 tỉ đồng do sự kiện Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép trên biển Đông.

Nhưng theo một số chuyên gia tài chính, không loại trừ khả năng Vietnam Airlines đang tìm cách đánh bóng cổ phiếu ngay khi thời điểm IPO và chọn đối tác chiến lược đang trong giai đoạn nước rút.

Ngoài ra, một nguyên nhân khác có thể ảnh hưởng tới khâu chọn đối tác chiến lược của Vietnam Airlines là chủ trương cổ phần hóa từng bước của Chính phủ.

“Tôi ngạc nhiên nếu Vietnam Airlines chỉ bán khoảng 20% cổ phần. Đây là tỉ lệ quá khiêm tốn, khó hấp dẫn các cổ đông chiến lược. Nhà nước chỉ nên giữ ở mức 51%, như vậy cũng đã đủ rồi”, Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh nói.

Cùng quan điểm, ông Kyohei Hosono, Tổng Giám đốc Quỹ Đầu tư Dream Incubator của Nhật tại Việt Nam, cho rằng: “Nếu chỉ có 20% thì tôi nghĩ cả All Nippon Airways và Japan Airlines sẽ không mấy mặn mà để trở thành cổ đông chiến lược của Vietnam Airlines. Tỉ lệ 50% thì may ra vì họ có thể tham gia hoạch định chiến lược”.

Quay trở lại tình hình tài chính của Vietnam Airlines, việc cải thiện hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu xuống còn 3,14 lần so với năm 2013, hay nâng cao tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu (hiện mới đạt xấp xỉ 1%) là mục tiêu mà Vietnam Airlines cần phải đạt được trong năm nay. Nhưng mục tiêu này cũng kèm theo điều kiện là Hãng phải hoàn thành cổ phần hóa gồm cả việc chọn được đối tác chiến lược.

Ông Minh, Tổng Giám đốc Vietnam Airlines, cho rằng dù là một hãng hàng không hay tổ chức tài chính lớn, đối tác chiến lược phải cam kết luôn đồng hành với Vietnam Airlines trong dài hạn, thay vì những lợi ích ngắn hạn bởi tỉ suất lợi nhuận của Hãng trong những năm gần đây là rất thấp. Tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản chỉ đạt mức 0,25% (2013).

Không còn nắm giữ vị thế độc quyền như trước đây, hiện Vietnam Airlines phải cạnh tranh kịch liệt ở cả thị trường nội địa lẫn quốc tế. Hai thị trường trọng điểm của Hãng là Đông Bắc Á và châu Âu đang bị cạnh tranh về giá vé lẫn tần suất bay. Theo báo cáo của Vietnam Airlines gửi Bộ Giao thông Vận tải, tổng thị phần chuyên chở nội địa và quốc tế của Hãng dự kiến sẽ giảm từ mức 50,8% của năm 2013 xuống chỉ còn 47,1% trong năm nay.

Vì vậy, đối tác chiến lược của Vietnam Airlines sẽ đóng vai trò không nhỏ trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh của Hãng nhằm tăng doanh thu, giảm chi phí để nhắm tới mục tiêu lớn là lọt vào top các công ty hàng không hàng đầu khu vực ASEAN trong vòng 3 – 5 năm tới. Cụ thể, kế hoạch là từ nay đến 2018, Hãng sẽ thay mới toàn bộ đội tàu bay bằng các máy bay thế hệ mới như B787 Dreamliner và A350.

Cuộc hôn nhân của Vietnam Airlines với đối tác chiến lược là All Nippon Airways hay một tên tuổi nào khác đang phụ thuộc vào quyết tâm thật sự của Hãng để có thể khoác lên mình một chiếc áo hoàn toàn mới trong tương lai.

Vĩnh Bảo

Nhịp cầu đầu tư





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thoái vốn tại VIMC, MobiFone, VRG: Có thể thu về 50.000 tỷ đồng

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) vừa có tờ trình Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch sắp xếp lại 3 doanh nghiệp thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp...

Sau IPO, Chứng khoán DNSE hướng tới mục tiêu vốn hóa 3 tỷ USD

Chiều ngày 18/01/2024, CTCP Chứng khoán DNSE đã tổ chức buổi Hội thảo (Roadshow) cơ hội đầu tư vào DNSE, nhằm cung cấp thông tin cho nhà đầu tư về đợt IPO chào bán...

Thấy gì từ sự kiện IPO của công ty chứng khoán công nghệ đầu tiên?

Với những nền tảng được xây dựng vững chắc và độc đáo, DNSE một khi niêm yết thành công hứa hẹn sẽ là “tay chơi” có dư địa phát triển khổng lồ trên thị trường chứng...

Chứng khoán DNSE sẽ làm gì sau khi IPO?

IPO thành công sẽ góp phần gia tăng nhận diện thương hiệu, nâng cao giá trị công ty, đảm bảo lợi ích cho cổ đông, đồng thời mở ra cánh cửa huy động thêm những nguồn...

Chứng khoán DNSE khép lại 5 năm vắng bóng các công ty chứng khoán IPO

Chứng khoán DNSE vừa thông báo sẽ tiến hành chào bán 30 triệu cổ phiếu lần đầu ra công chúng nhằm huy động 900 tỷ đồng, trở thành công ty chứng khoán công nghệ đầu...

­Sáng nay, cổ phiếu BCR của BCG Land chính thức lên sàn UPCoM

Sáng ngày 8/12, tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) sẽ diễn ra lễ đánh cồng khai trương phiên giao dịch đầu tiên của cổ phiếu Công ty Cổ phần BCG Land trên...

Cổ phiếu BCR của BCG Land sẽ giao dịch ngày đầu tiên trên UPCoM vào 8/12

Ngày 1/12, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo 460 triệu cổ phiếu mã BCR của Công ty Cổ phần BCG Land sẽ chính thức giao dịch trên UPCoM vào ngày...

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: Giậm chân tại chỗ vì nhà đầu tư sợ rủi ro

Dù cơ quan chức năng đưa ra nhiều giải pháp nhưng tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN) ngày càng chậm. Thực trạng này xuất phát từ tâm lý sợ sai của...

Đề xuất bảo vệ nhà đầu tư mua vốn cổ phần hóa

Một số nhà đầu tư phản ánh rất ngần ngại khi mua phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hoá do rủi ro pháp lý quá lớn. Vì vậy, VCCI đề nghị nghiên cứu bổ...

'Nhà đầu tư ngại mua doanh nghiệp cổ phần hóa vì rủi ro pháp lý lớn'

Một số nhà đầu tư mua phần vốn cổ phần hóa qua đấu giá nhưng khi có sai sót nội bộ từ bên bán lại phải hủy giao dịch, trả lại tài sản, theo VCCI.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98