AEC: Vì sao doanh nghiệp chưa mặn mà?

05/11/2014 08:47
05-11-2014 08:47:42+07:00

AEC: Vì sao doanh nghiệp chưa mặn mà?

Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) sắp “chào đời” với nhiều kỳ vọng sẽ giúp kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Nhưng theo kết quả khảo sát mới đây của Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội), chỉ có 31% doanh nghiệp (DN) nhận định AEC có tác động đến DN. Hơn nữa, cái họ biết cũng chỉ là những thông tin chung chung.

“Thách thức lắm, cơ hội nhiều”

Là câu trả lời chung của đại đa số các DN khi được hỏi về tác động của AEC đến nền kinh tế và DN Việt Nam. Tại Hội thảo quốc tế “Hướng tới AEC và một số gợi ý chính sách đối với Việt Nam” mới đây, ông Nguyễn Hồng Sơn- Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế- đã chia sẻ một số kết quả của cuộc khảo sát điều tra về mức độ quan tâm của DN đến AEC. Theo đó, có 29% DN không biết có tác động hay không; gần 40% cho rằng không tác động; chỉ có hơn 31% nhận định AEC có ảnh hưởng đến DN. Tuy nhiên, khi hỏi các tác động cụ thể thì đa phần đều không trả lời được.

Nhận thức chung chung về AEC đã khiến DN Việt Nam không chủ động hoặc không chuẩn bị các kịch bản hành động “đón” AEC. Điều này thể hiện rất rõ qua con số khảo sát của Trường Đại học Kinh tế: Có tới 25,6% DN không điều chỉnh chiến lược và biện pháp kinh doanh; 13,6% đã điều chỉnh; 40,4% điều chỉnh nhưng không đáng kể.
32 - 34% DN tham gia khảo sát chỉ biết đến AEC sẽ thành một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất, có sự lưu chuyển về hàng hóa, dịch vụ mà không biết AEC sẽ tạo ra sự tự do di chuyển vốn và lao động có kỹ năng trong khối ASEAN. Mặt khác, nhận thức của DN về cơ hội và thách thức do AEC mang lại cũng chỉ dừng ở những thông tin hội nhập vĩ mô, không đi sâu và cụ thể tới từng lĩnh vực, ngành hàng liên quan đến chính DN.

Thị trường chưa hấp dẫn

Việc DN chưa dành sự quan tâm đúng mức tới AEC, theo phân tích của ông Sơn, nguyên nhân chủ yếu là do các DN hiện nay có nhiều thị trường để lựa chọn hơn như: Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản… Mặt khác, thị trường chung ASEAN có tính cạnh tranh thương mại cao; cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu tương đối giống nhau (dệt may, lúa gạo…); nhu cầu đối với sản phẩm xuất xứ Việt Nam không cao; thiếu sự hài hòa về các tiêu chuẩn kỹ thuật; hàng hóa phải kiểm định nhiều lần theo nhiều bộ tiêu chuẩn khác nhau ở các quốc gia thành viên…

Đồng quan điểm, ông Lê Triệu Dũng- Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) - cũng cho biết thêm, phần lớn DN Việt Nam ở quy mô vừa và nhỏ nên việc AEC ra đời chưa phải là mối quan tâm trước mắt, bản thân DN cũng chưa đủ nguồn lực hội nhập sâu. Đây là một trong những thách thức rất lớn đối với nền kinh tế của Việt Nam sau năm 2015, trong khi lực lượng DN này ở các quốc gia khác trong khối như Thái Lan, Malaysia đã phát triển mạnh.

Định vị lại thị trường

Theo các chuyên gia, tuy có tính cạnh tranh cao nhưng thị trường ASEAN có rất nhiều ưu điểm với đặc tính ít rủi ro. DN không phải lo lắng về vấn đề lừa đảo, “bắt bẻ”, kiện tụng, ép giảm giá, kiện bán phá giá… Các hàng rào kỹ thuật trong ASEAN cũng không cao so với các thị trường ngoài ASEAN; trình độ phát triển của các nước khá tương đồng; thị hiếu tiêu dùng gần gũi; môi trường kinh doanh ổn định. Mặt khác, trao đổi thương mại trong nội bộ ASEAN sẽ được hưởng ưu đãi về thuế theo CEPT/AFTA, ATIGA; thủ tục hải quan đơn giản hơn, giảm nhiều thủ tục hành chính.

Với những thế mạnh đó, nếu các cơ quan quản lý có chương trình giúp định vị lại thị trường, DN Việt có thể tận dụng, khai thác triệt để các cơ hội do AEC mang lại.

Nguyễn Phượng

công thương



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đang điều tra Công ty Cây xanh Công Minh: Trúng thầu 'vô địch' 172/209 gói thầu

Công ty TNHH Cây xanh Công Minh đã tham gia 228 gói thầu tại khắp các tỉnh thành với tỷ lệ trúng thầu cao. Loại trừ các gói thầu chưa có kết quả, bị hủy, tỉ lệ...

Dự án đường dây 500kV mạch 3 đang gặp khó về thiết bị vật tư

Liên quan đến công tác thiết bị vật tư nhập khẩu cho dự án Đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên), Bộ Công Thương đã có công...

Thiếu máy bay nghiêm trọng: Chỉ còn 170 chiếc, giá thuê quá 'chát'

Lượng tàu bay của các hãng hàng không Việt Nam hiện đạt tổng cộng 199 chiếc, giảm 32 tàu bay so với năm ngoái. Tuy nhiên, số máy bay đang khai thác thực tế chỉ ở...

Nguyên nhân nào khiến giá vé máy bay tăng vọt?

Theo Cục Hàng không Việt Nam, từ đầu năm 2024 đến nay, giá vé trung bình hạng phổ thông của các hãng hàng không Việt Nam đều tăng so với cùng kỳ năm 2023, mức tăng...

Tập đoàn Thuận An khiến loạt quan chức bị bắt: 2 năm trúng thầu 18.000 tỷ đồng

Nhiều quan chức đã bị khởi tố, bắt giam vì liên quan đến vụ án tại CTCP Tập đoàn Thuận An. Vậy doanh nghiệp này làm ăn ra sao mà khiến loạt quan chức 'ngã ngựa'?

Không thương mại hóa điện mặt trời áp mái

PGS Nguyễn Việt Dũng, Phó Hiệu trưởng Trường cơ khí (Đại học Bách Khoa) cho biết về mặt kỹ thuật ông hoàn toàn ủng hộ không có việc mua bán và thương mại trong việc...

Bắt đối tượng chiếm đoạt hàng tỷ đồng theo hình thức góp vốn ở Quảng Ninh

Phạm Thị Thanh Huệ lừa đảo chiếm đoạt số tiền hơn 5 tỷ đồng thông qua việc huy động góp vốn để nhập bình nóng lạnh, téc nước, ống nhựa.

Thủ tướng: Tây Ninh có tiềm năng lớn phát triển kinh tế cửa khẩu

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Tây Ninh có nhiều tiềm năng, lợi thế; hội đủ 3 yếu tố "thiên thời, địa lợi, nhân hòa" để tăng tốc phát triển nhanh, bền vững.

Bộ Công Thương thông tin về chính sách phát triển điện mặt trời mái nhà

Chiều 04/05, phát biểu tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân đã có những chia sẻ về chính sách phát triển điện mặt trời mái nhà.

Lập Tổ công tác giúp việc đôn đốc tiến độ triển khai đường sắt đô thị Hà Nội và TPHCM

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải vừa ký quyết định...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98