Bộ trưởng Thăng đối mặt với những vấn đề gì?

17/11/2014 11:28
17-11-2014 11:28:58+07:00

Bộ trưởng Thăng đối mặt với những vấn đề gì?

Đây là cơ hội để Bộ trưởng Thăng giãi bày tâm tư về những hành động “tả xung hữu đột” của mình.

Được biết đến như một con người của hành động, Bộ trưởng Thăng ghi dấu ấn mạnh với hàng loạt chuyến vi hành về thực địa và mạnh tay “trảm tướng” khi thuộc cấp của mình sai phạm. Bên cạnh sự tán dương, nhiều ý kiến cho rằng vấn đề quan trọng là hiệu quả lâu dài mang lại từ những quyết định của ông Thăng. Trước phiên chất vấn của Bộ trưởng Thăng, Pháp Luật TP.HCM đã có cuộc trao đổi với đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Cao Sỹ Kiêm - nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Con người của hành động

Phóng viên: Thời gian qua Bộ trưởng Đinh La Thăng được đánh giá là con người hành động, lăn vào cuộc sống, vào điểm nóng để giải quyết những vụ việc cụ thể. Tuy nhiên, cũng có ý kiến lại nói rằng Bộ trưởng phải là người làm chính sách chứ không hẳn cứ phải lao vào những vụ việc cụ thể, ông nghĩ sao về vấn đề này?

ĐB Cao Sỹ Kiêm: Chất vấn lần này là cơ hội để Bộ trưởng Thăng có thể giãi bày tâm tư về những việc làm của mình trong thời gian qua. Bởi rõ ràng những việc làm thời gian qua của Bộ trưởng đã tạo ra được những xung lực, khí thế, nhận thức mới về hành động của ngành GTVT. Bộ trưởng cũng đúng là con người của hành động, đi đến trực tiếp với công việc, chấn chỉnh kịp thời và tháo gỡ những khó khăn vướng mắc. Ông Thăng chỉ đạo cấp dưới là phải nghe, không nghe là cách chức ngay. Ví như trong những ngày QH đang họp, Bộ trưởng đã có hàng loạt các quyết định kỷ luật cán bộ, giải quyết việc người dân đòi đường ở Đông Anh (Hà Nội)… Tôi cho là rất được, dù rằng vẫn còn có những ý kiến khác nhau.

Tuy nhiên, cũng phải nói thật là Bộ trưởng thì làm sao có thể chạy suốt, lúc nào cũng ra đường để chỉ đạo được. Bộ trưởng không hẳn cứ phải là như thế. Anh phải thông qua bộ máy của anh, của những người đứng đầu các đơn vị để công việc chạy trơn tru và làm tốt hơn.

Có ý kiến cho rằng Bộ trưởng không hành động, không lao vào những công việc cụ thể thì mọi việc sẽ không trôi chảy, thưa ông?

Đúng là trong thời điểm này chúng ta đang cần những tư lệnh giỏi tác chiến để xốc vác và được việc. Chứ không mọi thứ sẽ khó bởi hiện nay có nhiều người đang trì trệ lắm. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể hành động được, ví như lĩnh vực ngân hàng, thuế má, y tế… chẳng lẽ dân muốn vay vốn, thống đốc cũng phải trực tiếp xuống để giải quyết hay sao.

Bộ trưởng Đinh La Thăng kiểm tra tiến độ và chất lượng công trình thi công Quốc lộ 1A (Hà Tĩnh).

Phải biết biến hành động thành cơ chế

Nói như vậy, có nghĩa anh phải biến hành động đó thành cơ chế để bộ máy vận hành một cách trơn tru chứ không nhất thiết là cứ phải trực tiếp lao vào, thưa ông?

Nếu có tôi cũng chỉ góp ý với Bộ trưởng một điểm là Bộ trưởng làm việc rất hăng hái nhưng anh phải biết biến cái hăng hái đó thành cơ chế để cứ thế mà vận hành. Chứ không phải cái gì cũng kêu lên với Bộ trưởng, không có đường cũng kêu Bộ trưởng, xe quá tải, trốn vé tàu… cũng kêu đến Bộ trưởng. Như thế hoài, làm sao anh có thời gian mà giải quyết hết, bởi lĩnh vực giao thông hằng phút, hằng giờ, hằng ngày có biết bao nhiêu vấn đề phức tạp xảy ra.

Trong khi Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Bùi Quang Vinh tập trung nhiều vào thể chế thì Bộ trưởng Thăng lại tập trung vào hành động, ông nghĩ sao về sự khác biệt trên?

Chúng ta phải thử nghiệm nhiều phương pháp để đúc kết ra kinh nghiệm. Tuy nhiên, như tôi đã nói ở trên anh không thể chạy mãi theo được, cái chính là anh phải làm thành cơ chế, quy chế để cấp dưới cứ thế mà làm. Tự cấp dưới nhìn vào mà giải quyết, mà làm việc. Chứ anh cứ đứng ra giải quyết trực tiếp thì có khi chỉ như hòn đá ném xuống ao bèo. Anh ném xuống thì nó dãn ra một lúc. Đến khi lực tác động hết thì nó lại co lại y nguyên như cũ. Tác dụng và điểm mạnh của cơ chế chính là tạo ra động lực liên tục để anh không trực tiếp nhưng hiệu quả công việc vẫn xuyên suốt.

Xin cám ơn ông!

Làm rõ vì sao bộ máy cồng kềnh

Qua thảo luận về kinh tế-xã hội, tái cơ cấu kinh tế thì tất cả ĐB đều đòi hỏi phải tái cấu trúc bộ máy, con người. Chứ bây giờ bộ máy của chúng ta rất cồng kềnh, chúng ta ăn hết 72% chi thường xuyên và không còn tiền để tăng lương, đấy là chưa kể đến tình trạng công chức cắp ô, cải cách hành chính… Tất cả cái đó đều đang là gánh nặng, không chỉ có trách nhiệm của bộ trưởng Bộ Nội vụ mà còn nhiều đơn vị khác nữa. Và dường như những giải pháp, những định hướng về vấn đề này vẫn chỉ là những câu hỏi, chưa có định hướng rõ ràng cần được Bộ trưởng trả lời.

ĐB Lê Nam (Thanh Hóa)

Làm sao để chấm dứt “những con đường vừa làm đã hư”?

Một số câu hỏi với Bộ trưởng Thăng

Thứ nhất, về chất lượng hiệu quả công trình cầu đường, khi so sánh chất lượng với những con đường trên thế giới mà người dân vẫn thường ngày nhìn thấy trên truyền hình, Bộ trưởng suy nghĩ và có kế hoạch gì để chấm dứt quá nhiều con đường vừa làm xong đã hư, hiện tượng phổ biến đường vài ba năm đã ổ gà ổ trâu, có nhiều đường mới mở rộng, nâng cấp đã quá tải. Cạnh đó cũng có con đường rộng thênh thang nhưng vắng người đi lại. Ngoài ra, hiện Bộ trưởng đã cách chức cá nhân lãnh đạo nào của chủ đầu tư, ban quản lý dự án hay đơn vị thi công của bộ liên quan đến sự cố dự án cao tốc Hà Nội - Lào Cai chưa?

Thứ hai, về chương trình giảm ùn tắc giao thông tại các TP lớn của Bộ GTVT đề xuất lên Chính phủ, lộ trình các địa phương đã triển khai tới đâu và kết quả bước đầu ra sao? Bộ trưởng có nghĩ là chương trình này đang “đầu voi đuôi chuột”, thiếu phối hợp giữa trung ương và địa phương.

Thứ ba, về an toàn giao thông, Việt Nam vẫn là nước có tai nạn giao thông (TNGT) khá cao (so với số lượng phương tiện trên dân số). Con số giảm vụ TNGT và giảm số người chết chưa thật sự ổn định. Ví dụ, vừa qua TNGT lại tăng mạnh tại các địa phương đang thực hiện dự án mở rộng quốc lộ 1 và nhiều tai nạn do mất thắng, che khuất tầm nhìn... Theo Bộ trưởng, ở đây có nguyên nhân xuất phát từ sự vô trách nhiệm của các cơ quan có trách nhiệm như các chủ đầu tư của Bộ GTVT, các trung tâm kiểm định, các đơn vị cấp giấy phép lái xe, CSGT?

Ngoài ra dư luận cho rằng về giảm TNGT, chúng ta đang làm theo hình thức phong trào, ví dụ hô hào các khẩu hiệu chung chung như “ATGT là trách nhiệm của mọi người”, không có các nghiên cứu khoa học cụ thể và không mang tính chế tài pháp luật cao làm cho người có lỗi “lờn thuốc”. Theo Bộ trưởng, phải làm gì để không còn bệnh hình thức trong ATGT, chương trình xây dựng pháp luật về ATGT của Bộ GTVT sắp tới như thế nào và cơ chế phối hợp giữa bộ và các địa phương ra sao để giảm TNGT.

TS Phạm Sanh

Công trình chưa ngưng đội vốn

Tôi đánh giá cao việc Bộ trưởng Thăng nhìn thẳng sự thật khi cho rằng trong số các nguyên nhân đội vốn là có yếu tố tiêu cực, có sự móc ngoặc ăn chia, bớt xén. Cạnh đó, việc “trảm tướng” của Bộ trưởng cũng được nhiều người đánh giá cao. Nhưng tôi cho rằng những giải pháp mà ông thực hiện vẫn chưa thể “cắt cơn” những nguyên nhân tăng vốn đầu tư mà hầu như công trình nào cũng gặp phải.

Mấu chốt của vấn đề xuất đầu tư của các dự án hạ tầng giao thông vì sao quá đắt đỏ, về việc tăng vốn đầu tư... là trách nhiệm thuộc về ai? Bộ trưởng Thăng phải truy vấn rõ điều này chứ không phải đi giải quyết từng sự vụ, ra từng công trình rồi “rút gươm trảm tướng”.

Kỹ sư cầu đường Nguyễn Minh Vũ (Đồng Nai)

MINH PHONG ghi


Thành Văn

Pháp luật tphcm



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Bộ Công Thương thông tin về chính sách phát triển điện mặt trời mái nhà

Chiều 04/05, phát biểu tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân đã có những chia sẻ về chính sách phát triển điện mặt trời mái nhà.

Lập Tổ công tác giúp việc đôn đốc tiến độ triển khai đường sắt đô thị Hà Nội và TPHCM

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải vừa ký quyết định...

Việt Nam đang thu hút ngày càng nhiều tập đoàn công nghệ lớn

Trong ngành bán dẫn, Thứ trưởng Đỗ Thành Trung cho rằng ngày càng nhiều tập đoàn lớn của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và đặc biệt là các tập đoàn của Hoa Kỳ đầu tư...

Lý do loạt địa phương giải ngân đầu tư công thấp dưới mức bình quân

Tỉnh Bình Thuận, tỉnh Gia Lai, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương, tỉnh Bình Phước, tỉnh Tây Ninh... nằm trong số các địa phương có mức giải ngân đầu tư công năm 2024...

Cựu chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng bị khởi tố

Ông Mai Tiến Dũng, cựu bộ trưởng, chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, bị khởi tố, ra lệnh bắt tạm giam với cáo buộc có sai phạm liên quan một dự án tại Lâm Đồng.

Một số dự án trọng điểm giải ngân chậm

Theo số liệu từ Bộ Tài chính, 3 tháng đầu năm, giải ngân vốn đầu tư công các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải mới đạt...

'Nhiều tập đoàn công nghệ lớn muốn đầu tư ngành bán dẫn tại Việt Nam'

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho hay nhiều doanh nghiệp công nghệ lớn toàn cầu muốn đầu tư vào ngành điện tử, chip, bán dẫn tại Việt Nam.

Xây dựng Luật khu công nghiệp: Đón dòng đầu tư chất lượng cao

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết khu công nghiệp là khu vực trọng điểm thu hút các dự án đầu tư trong và ngoài nước, là điểm đến của nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới.

Nguyên Bí thư Tỉnh ủy gửi đơn tố cáo hành vi thông thầu ở Ninh Thuận

Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Ninh Thuận có đơn tố cáo hành vi thông thầu trong đấu giá đất công, gây thất thoát tài sản nhà nước

Doanh nghiệp liên quan vụ bán dự án điện mặt trời cho Trung Quốc, đề xuất làm 2 nhà máy điện gió ở Lâm Đồng

Mới đây, CTCP Đầu tư HLP đề xuất đầu tư xây dựng 2 dự án nhà máy điện gió Tà Năng 1 và Tà Năng 2 tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98