Niềm tin kinh doanh toàn cầu xuống thấp nhất từ sau khủng hoảng tài chính

24/11/2014 11:11
24-11-2014 11:11:51+07:00

Niềm tin kinh doanh toàn cầu xuống thấp nhất từ sau khủng hoảng tài chính

Kết quả cuộc khảo sát mới nhất của Markit cho thấy niềm tin kinh doanh toàn cầu giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm với kế hoạch tuyển dụng và đầu tư đang đứng tại hoặc sát mức thấp nhất kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

 

“Triển vọng kinh tế toàn cầu đang khá ảm đạm và cho thấy bức tranh u ám nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính”, Chris Williamson, nhà kinh tế trưởng của Markit nhận định trong báo cáo Markit Global Business Outlook Survey được công bố sáng ngày thứ Hai (24/11).

Báo cáo cho biết, số lượng doanh nghiệp kỳ vọng hoạt động kinh doanh sẽ cải thiện trong vòng một năm chỉ cao hơn 28% so với số lượng doanh nghiệp dự báo hoạt động kinh doanh sẽ giảm sút. Kết quả này thấp hơn so mức 39% trong cuộc khảo sát gần nhất vào mùa hè vừa qua.

Bên cạnh đó, niềm lạc quan về lĩnh vực sản xuất giảm xuống mức thấp nhất kể từ giữa năm 2013 nhưng vẫn còn khả quan hơn so với ngành dịch vụ khi niềm tin vào triển vọng của lĩnh vực này rớt xuống mức thấp nhất trong 5 năm, tức kể từ khi cuộc khảo sát bắt đầu được thực hiện.

Tuyển dụng và đầu tư sẽ tiếp tục giảm

Mức tuyển dụng dự kiến trên toàn cầu trượt xuống sát mức thấp mọi thời đại xác lập vào tháng 6 năm ngoái, nhất là tại Mỹ, Nhật Bản, Anh, Eurozone, Nga và Brazil.

Markit cho biết trong báo cáo: “Ttrong số các nền kinh tế lớn, các doanh nghiệp Anh lạc quan nhất về kế hoạch việc làm trong khi các doanh nghiệp Pháp lại bi quan nhất”.

Mức đầu tư dự kiến của các doanh nghiệp tại các nền kinh tế lớn cũng giảm mạnh xuống mức thấp nhất sau khủng hoảng. Tuy nhiên, Trung Quốc và Ấn Độ lại đi ngược xu hướng khi chi phí đầu tư cơ bản dự kiến của hai quốc gia này đang cải thiện.

Vẫn còn đó nhiều lo ngại

Cuộc khảo sát cũng cho thấy một danh sách dài các mối lo ngại của các doanh nghiệp về triển vọng năm tới bao gồm môi trường kinh tế toàn cầu ngày càng tồi tệ, khả năng lãi suất tăng cao tại một số quốc gia như Anh và Mỹ, cũng như rủi ro địa chính trị xuất phát từ các cuộc khủng hoảng tại Ukraina và Trung Đông.

Ông Williamson cho biết: “Mối lo ngại lớn nhất là niềm lạc quan kinh doanh và kế hoạch mở rộng tại Mỹ sụt giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm. Vì thế đà tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể đã chạm đỉnh trong các tháng mùa hè vừa qua với tín hiệu cho thấy xu hướng tăng trưởng chậm hơn trong các tháng tới”.

Ông cho biết thêm: “Không có tín hiệu nào cho thấy tình trạng bất ổn tại Eurozone sẽ kết thúc trong một sớm một chiều trong bối cảnh các doanh nghiệp ngày càng ít lạc quan hơn về triển vọng kinh doanh”.

Tương tự, niềm tin kinh doanh tại Nhật Bản cũng không mấy khả quan. Theo ông Williamson, niềm lạc quan tại Nhật Bản tiếp tục thấp hơn so với Mỹ, Anh và thậm chí là Eurozone khi rớt xuống mức thấp nhất trong hai năm khi các doanh nghiệp ngày càng “vỡ mộng” với kế hoạch đưa nền kinh tế thoát khỏi tình trạng trì trệ của Thủ tướng Shinzo Abe (Abenomics).

Được biết, đây là cuộc khảo sát được Markit thực hiện 3 lần trong một năm nhằm xác định kỳ vọng năm tới của 6,100 doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ trên toàn thế giới.

Phước Phạm (Theo CNBC)





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đồng yen của Nhật Bản trượt giá xuống mức thấp nhất trong 34 năm

Giá đồng yen giảm sau khi Mỹ công bố các dữ liệu lạm phát mới cao hơn dự tính, đẩy giá đồng USD lên mức cao nhất trong 5 tháng và càng củng cố niềm tin rằng Fed sẽ...

Indonesia bất ngờ nâng lãi suất

Ngân hàng Trung ương Indonesia bất ngờ nâng lãi suất trong ngày 24/04 nhằm hỗ trợ đồng Rupiah, sau khi đồng tiền này rơi xuống đáy 4 năm.

Nhiều nước bày tỏ lo ngại trước việc đồng USD tăng giá mạnh

Đồng USD ở mức cao nhất kể từ tháng 11/2023 so với các đồng tiền mạnh khác và trên đà tăng tháng thứ tư liên tiếp khiến các nhà hoạch định chính sách từ Nhật Bản...

IEA dự báo 50% xe điện bán ra trong năm 2024 sẽ đến từ Trung Quốc

Trong báo cáo vừa công bố, Tổ chức Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo doanh số xe điện sẽ tăng mạnh trong năm 2024 và ngày càng gây áp lực lên nhu cầu dầu. Họ cho rằng...

Apple thất thế trước Huawei ở Trung Quốc

Doanh số iPhone rớt mạnh ở Trung Quốc trong quý đầu năm khi công ty đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các dòng điện thoại của Huawei.

Các công ty quản lý tài sản khổng lồ đang chi phối hệ thống tài chính Mỹ

Các công ty quản lý tài sản hàng đầu của Mỹ như Blackstone, Franklin Templeton, BlackRock và KKR, đang lấn lướt các ngân hàng ở Phố Wall để chi phối hệ thống tài...

Vì sao đồng USD tăng mạnh trở lại?

Thị trường tài chính thế giới đang đối mặt với một lực lượng mà họ không ngờ tới: Đồng đô la mạnh trở lại và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Các đồng tiền ổn định sau những biến động trên thị trường

Đồng yen tương đối ổn định và đồng USD duy trì gần mức cao sau những diễn biến địa chính trị và các hành động chính sách trong tuần trước.

Đồng won giảm mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008

Trong phát biểu ngày 19/4, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) Rhee Chang-yong cho biết tỷ giá hối đoái đồng won có thể giữ ổn định nếu căng thẳng ở Trung...

Giới đầu tư ồ ạt rút vốn khỏi thị trường

Giá cổ phiếu tăng cao khiến nhà đầu tư lo lắng, kích thích tâm lý lo lắng và gây ra làn sóng rút hàng tỷ đô la khỏi cổ phiếu và trái phiếu rác trong tuần qua.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98