Bầu dồn phiếu: Cơ hội cho cổ đông nhỏ lẻ lên tiếng

02/12/2014 13:00
02-12-2014 13:00:00+07:00

Bầu dồn phiếu: Cơ hội cho cổ đông nhỏ lẻ lên tiếng

Bầu dồn phiếu là công cụ pháp lý quan trọng giúp bảo vệ các cổ đông nhỏ. Tuy nhiên, để công cụ này thực sự phát huy hết hiệu quả, các cổ đông nhỏ cần phải hiểu rõ và hơn hết là dám sử dụng nó.

Theo quy định Luật Doanh nghiệp 2005, việc biểu quyết bầu thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát phải thực hiện theo phương thức bầu dồn phiếu, theo đó mỗi cổ đông có tổng số phiếu biểu quyết tương ứng với tổng số cổ phần sở hữu nhân với số thành viên được bầu của Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát và cổ đông có quyền dồn hết tổng số phiếu bầu của mình cho một hoặc một số ứng cử viên.

Điều này được hướng dẫn rõ hơn tại Nghị định 102 ban hành năm 2010 của Chính phủ (NĐ 102). Trong đó quy định rõ cổ đông/nhóm cổ đông có thể dồn phiếu cho tối đa bao nhiêu ứng cử viên dựa trên tổng cổ phần có quyền biểu quyết của cổ đông/nhóm cổ đông. NĐ 102 cũng quy định người trúng cử được xác định theo số phiếu bầu tính từ cao xuống thấp, còn trường hợp số phiếu bầu bằng nhau sẽ tiến hành bầu lại trong số những ứng cử viên có phiếu bầu ngang nhau hoặc lựa chọn theo tiêu chí quy chế bầu cử.

Cụ thể hơn, xét ví dụ sau: Công ty Cổ phần X có bốn cổ đông A, B, C, D nắm giữ lần lượt 5%, 10%, 20% và 65% cổ phần. Trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông năm nay, công ty sẽ bầu ra 07 thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT). Nếu như theo cách thức bầu thông thường, chắc chắn cổ đông D, người nắm giữ 65% cổ phần sẽ là người có quyền tuyệt đối. Tuy vậy, vì đây là việc biểu quyết bầu ra thành viên HĐQT nên tất yếu phải bầu theo phương thức dồn phiếu.

Vì lần này bầu ra 07 thành viên HĐQT nên tổng số phiếu biểu quyết của A, B, C, D sẽ tăng lên lần lượt là 35%, 70%, 140% và 455%. Kết quả bầu cử lúc này sẽ không đơn giản như bầu thông thường nữa. Cụ thể, nếu B dồn phiếu bầu cho một ứng viên duy nhất (hết phiếu biểu quyết), C dồn phiếu bầu của mình cho một ứng viên (còn 40%) và D dồn phiếu bầu của mình cho 4 ứng viên (còn 55%), vị trí còn lại sẽ rất khó đoán trước. Nếu C dồn 40% phiếu bầu còn lại của mình vào ứng viên của A, ứng viên đó sẽ có 75% số phiếu và đương nhiên là thành viên (cuối cùng được bầu) của HĐQT. Ngược lại, nếu C dồn 40% phiếu bầu cho ứng viên thứ tư của D thì số phiếu bầu của ứng viên bên A và ứng viên bên D lại chênh lệch 35- 95%. Dù kết quả thế nào đi nữa thì kết quả bầu cử cũng tốt hơn bầu thông thường do cổ đông nhỏ B, C (hay có thể cả A) đều có ứng viên của mình tham gia vào HĐQT.

Theo ví dụ trên, có thể thấy, bầu dồn phiếu là một công cụ rất quan trọng để các cổ đông nhỏ thể hiện và thực hiện vai trò quản lý trong công ty cổ phần mà không cần liên kết với một cổ đông khác lớn hơn. Hơn nữa, kết quả bầu cử, theo quy định của NĐ 102 là tính từ cao xuống thấp, không phụ thuộc tỷ lệ nên ứng viên của các cổ đông nhỏ càng có cơ hội nhiều hơn để trúng cử.

Công ty luật PLF





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

'Chênh vênh' tâm lý giao dịch chứng khoán và những bài học đắt giá

Nhà đầu tư cá nhân chiếm tỷ trọng lớn trên thị trường chứng khoán cả về số lượng lẫn giá trị giao dịch. Có thể nói, yếu tố tâm lý của họ ảnh hưởng nhiều đến diễn...

Cẩn trọng với những chiêu trò lừa đảo chứng khoán trên mạng

Giao dịch trực tuyến ngày càng phổ biến giúp tiếp cận thị trường chứng khoán càng thêm thuận lợi hơn. Tuy nhiên, sự thuận lợi này kéo theo không ít chiêu trò lừa...

Kinh nghiệm nào cho nhà đầu tư qua sự cố hệ thống VNDirect?

Rủi ro với VNDirect cũng có thể xảy ra đối với bất kỳ công ty chứng khoán nào trên thị trường, dù doanh nghiệp đều đầu tư bài bản vào hệ thống công nghệ thông tin...

Hội quán Chứng khoán sinh hoạt định kỳ tháng 3/2024 với chủ đề “Cơ hội đầu tư quý 2 qua góc nhìn FA và Fn”

Sau giai đoạn tăng tốt về cả thanh khoản lẫn điểm số, thị trường chứng khoán trong tháng 3 đã có những tuần rung lắc, đặc biệt  phiên 19/03, chỉ số VN-Index giảm 42...

Trăn trở của nhà đầu tư nhỏ lẻ mỗi khi mùa báo cáo tài chính đến

Kết thúc năm 2023 cũng là lúc hàng ngàn báo cáo tài chính của các công ty niêm yết công bố với nhiều thông tin tích cực lẫn tiêu cực. Là một nhà đầu tư nhỏ lẻ, việc...

Từ vụ 'đánh bạc' cổ phiếu họ FLC, rút bài học về nguyên tắc đầu tư

Qua vụ việc thao túng thị trường chứng khoán của ông Trịnh Văn Quyết – cựu Chủ tịch tập đoàn FLC, một bài học lần nữa được nhắc lại, đó là nguyên tắc đầu tư và...

Warren Buffett: Kỷ nguyên tăng trưởng ấn tượng của Berkshire Hathaway đã qua

Huyền thoại Warren Buffett cảnh báo rằng đế chế đa ngành 905 tỷ USD của ông “gần như không có khả năng tăng trưởng ấn tượng” trong vài năm tới. Điều này đặt ra...

Warren Buffett ca ngợi Charlie Munger là kiến trúc sư của Berkshire Hathaway

Warren Buffett vừa chia sẻ sự kính trọng với huyền thoại Charlie Munger quá cố trong lá thư gửi cổ đông, ca ngợi Charlie Munger là kiến trúc sư của Berkshire...

Luận Cổ Nhơn, đàm chứng khoán

Đầu xuân Giáp Thìn 2024, tôi được một người đồng nghiệp giới thiệu trò chơi dân gian ở quê anh - Cổ Nhơn.

Bài học đắt giá nhất từ những nhà đầu tư hàng đầu thế giới

Không ai có thể đưa ra được những quyết định đầu tư đúng đắn mà không trả qua những sai lầm. Từ đó, họ rút ra bài học kinh nghiệm sâu sắc và tự điều chỉnh lại chiến...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98