Các CEO toàn cầu nghĩ gì về kinh tế thế giới trong năm 2015

22/01/2015 11:33
22-01-2015 11:33:29+07:00

Các CEO toàn cầu nghĩ gì về kinh tế thế giới trong năm 2015

Kết quả khảo sát Giám đốc điều hành (CEO) toàn cầu thường niên lần thứ 18 được công bố nhân dịp Diễn đàn Kinh tế Thế giới đang diễn ra tại Davos, Thụy Sỹ, cho thấy mức độ lạc quan của các CEO về kinh tế thế giới năm 2015 thấp hơn so với năm ngoái.

Theo kết quả khảo sát do Hãng kiểm toán PwC thực hiện bằng hình thức phỏng vấn 1.322 CEO tại 77 nước trong quý cuối cùng năm ngoái, chỉ có 37% số CEO được hỏi nghĩ rằng tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ cải thiện trong năm 2015 so với 44% của cuộc khảo sát một năm trước đó.

Người dân Mỹ mua sắm tại cửa hàng thời trang ở Miami, bang Florida ngày 23/12/2014

Tỷ lệ có suy nghĩ ngược lại là 17%, tăng gấp đôi so với cuộc khảo sát năm 2014.

Đánh giá về tiền đồ doanh nghiệp trong năm 2015, có 39% số CEO được hỏi nói rằng họ "rất tự tin" vào tăng trưởng lợi nhuận trong 12 tháng tới, tỷ lệ này không thay đổi so với năm 2014 và cao hơn một chút so với mức 36% của năm 2013.

Cuộc khảo sát cũng cho thấy có 59% số chủ doanh nghiệp nghĩ rằng trong năm 2015, công ty của họ sẽ phải đương đầu với nhiều mối lo hơn so với 3 năm trước đây, với các lo ngại chính bao gồm sự thay đổi chính sách quá đà, khả năng thu hút nhân lực tay nghề cao, các mối đe dọa mạng và thiếu an ninh dữ liệu cùng các rủi ro địa chính trị.

Việc thủ tướng mới của Ấn Độ, ông Narendra Modi, là người ủng hộ doanh nghiệp khiến tâm lý tự tin của giới CEO nước này tăng lên cao nhất trong số các nước mà PwC khảo sát.

Ngược lại, niềm tin của giới CEO Nga đã giảm mạnh trong bối cảnh giá dầu lao dốc và Nga đang phải chịu các biện pháp cấm vận của phương Tây liên quan đến cuộc khủng hoảng tại Ukraine.

Niềm tin của giới chủ công ty tại Trung Quốc cũng giảm xuống và nước này không còn là một thị trường "nhất thiết phải đến" đối với các công ty đa quốc gia nữa.

Thay vào đó, lần đầu tiên kể từ khi câu hỏi này được đặt ra 5 năm trước, Mỹ đã vượt qua Trung Quốc trở thành thị trường tăng trưởng hải ngoại quan trọng nhất đối với các CEO.

Với quy mô nền kinh tế Mỹ hiện lớn hơn khoảng 7% so với thời điểm trước khủng hoảng tài chính và có thêm nhiều việc làm được tạo ra so với số việc làm bị mất đi, các CEO toàn cầu nhìn thấy ở nước này cơ hội đầu tư mạnh mẽ, đặc biệt khi xứ Cờ hoa vẫn duy trì vị thế cường quốc số một thế giới về sáng tạo công nghệ.

Đỗ Sinh

vietnam+



MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Triển vọng tăng trưởng năm 2024 của Trung Quốc được nâng lên 4,8%

Nền kinh tế Trung Quốc đã có khởi đầu năm mới mạnh mẽ nhờ nhu cầu nước ngoài đối với hàng hóa sản xuất của nước này và việc chính quyền nỗ lực phát triển công nghệ...

Kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại, lạm phát tăng cao

Tổng Sản phẩm Quốc nội của Mỹ đã tăng trưởng 1,6% trong quý 1/2024, thấp hơn nhiều mức trung bình được các nhà kinh tế dự báo trước đó là 2,4%, trong khi tốc độ...

Kinh tế Mỹ và kịch bản không hạ cánh

Từ chỗ được dự báo sẽ hạ cánh mềm, nền kinh tế Mỹ giờ đây đang có khả năng xảy ra kịch bản không hạ cánh, với lạm phát cao dai dẳng và tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này...

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc trước thềm cuộc họp của Fed

Theo nhà kinh tế trưởng Chris Williamson tại S&P Global Market Intelligence, sự suy giảm nhu cầu và sự hạ nhiệt của thị trường lao động đã dẫn đến áp lực giá thấp...

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98