Phân tích kỹ thuật cổ phiếu ”nóng”: GMD - CTCP Đại Lý Liên Hiệp Vận Chuyển

28/01/2015 11:02
28-01-2015 11:02:42+07:00

Phân tích kỹ thuật cổ phiếu ”nóng”: GMD - CTCP Đại Lý Liên Hiệp Vận Chuyển

Nếu giá test lại trendline dài hạn (tương đương vùng 28,000 – 29,800) thì nhà đầu tư có thể mua vào, với quan điểm bán ra nhanh chóng nếu giá phá vỡ hoàn toàn vùng này.

TÍN HIỆU KỸ THUẬT QUAN TRỌNG

Dài hạn: Trendline dài hạn hỗ trợ rất tốt. Xét theo đồ thị tuần (weekly chart) thì đà tăng của GMD được thể hiện qua việc giá liên tục duy trì tốt bên trên đường trendline dài hạn.

Đường trendline dài hạn đã hỗ trợ hiệu quả cho giá trong những đợt điều chỉnh mạnh vào tháng 05/2014 và tháng 12/2014. Ngưỡng này đang duy trì trong vùng 28,000 – 29,800 và sẽ tiếp tục hỗ trợ mạnh nếu giá có điều chỉnh trở lại. Vì vậy, nếu GMD tiếp tục dịch chuyển về gần trendline dài hạn thì đây sẽ là cơ hội mua khá hấp dẫn.

RMO vẫn đang duy trì dưới ngưỡng 0. Chỉ báo này đã duy trì dưới mức 0 kể từ giữa tháng 11/2014 đến nay. Điều này cho thấy xu hướng dài hạn của GMD đang khá tiêu cực và bi quan so với giai đoạn trước đây.

Nếu so sánh sự dịch chuyển của RMO thì giai đoạn hiện nay khá giống với tháng 05/2014. Vì vậy, nếu RMO vượt lên trên ngưỡng 0 trong thời gian tới thì triển vọng dài hạn sẽ được cải thiện. Còn nếu không có sự phá vỡ nào xảy ra thì nguy cơ điều chỉnh tiếp tục là rất lớn.

Ngắn hạn: Thanh khoản giảm đều và liên tục duy trì bên dưới mức trung bình 20 phiên gần nhất (tương đương 210,000 đơn vị). Điều này cho thấy sự thận trọng của nhà đầu tư đang tăng lên.

Hai đường Swing Trd biến động trái chiều. Hai đường Swing Trd 2 và Swing Trd 3 biến động ngược chiều nhau nên dự kiến tình trạng giằng co sẽ còn tiếp diễn.

Các ngưỡng hỗ trợ/kháng cự đáng chú ý xác định theo Fibonacci (dùng cho trung và dài hạn):

• Ngưỡng 0% : 27,000

• Ngưỡng 23.6% : 29,200

• Ngưỡng 38.2% : 30,600

• Ngưỡng 50.0% : 31,900

• Ngưỡng 61.8% : 33,000

• Ngưỡng 100.0%: 36,800

Chiến lược trading: Nếu giá test lại trendline dài hạn (tương đương vùng 28,000 – 29,800) thì nhà đầu tư có thể mua vào, với quan điểm bán ra nhanh chóng nếu giá phá vỡ hoàn toàn vùng này.

MỘT SỐ THÔNG TIN ĐÁNG CHÚ Ý

Lợi nhuận 9T/2014 tăng trưởng đột biến 3.7 lần khi hạch toán chuyển nhượng tòa nhà Gemadept. Trong 9 tháng đầu năm 2014, tổng doanh thu của GMD đạt 2,094 tỷ đồng, tăng mạnh 15% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu từ hoạt động khai thác cảng tăng mạnh 33% đạt 704 tỷ đồng, hoạt động logistics tăng trưởng 9.4% đạt 1,349 tỷ đồng. Hoạt động khai thác cảng gia tăng chủ yếu nhờ vào cảng Nam Hải – Đình Vũ đã đi vào hoạt động.

Lợi nhuận gộp tăng trưởng 32.8% đạt gần 405 tỷ đồng. Tỷ lệ lợi nhuận gộp cũng cải thiện khi đạt 19.3% trong khi cùng kỳ năm ngoái chỉ đạt 16.7%.

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng mạnh 3.7 lần so với cùng kỳ, đạt 656 tỷ đồng. Mức tăng trưởng mạnh bắt nguồn từ đóng góp của hoạt động tài chính với lợi nhuận 490 tỷ đồng, trong đó doanh thu đến chủ yếu từ việc hạch toán khoản chuyển nhượng 85% phần vốn góp tại công ty TNHH Cao ốc Hoàng Hải cho các đối tác CJ Cheil Jedang Corporation, CJ CGV Co., Ltd, CJO Shopping Co., Ltd và CJ Korea Express Corporation. Đây thực chất là hoạt động chuyển nhượng tòa nhà Gemadept như công bố trước đây.

Nhờ đó, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ trong 9T/2014 đạt 534 tỷ đồng, tăng 3.2 lần so với cùng kỳ.

Vượt 11% kế hoạch lợi nhuận trước thuế. Với kết quả doanh thu đạt 2,094 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 666 tỷ đồng đạt được trong 9T/2014, GMD đã hoàn thành 79% kế hoạch doanh thu và vượt 11% kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2014.

Với việc ghi nhận lợi nhuận từ chuyển nhượng vốn (thực chất là chuyển nhượng tòa nhà Gemadept), lượng tiền mặt đã tăng mạnh so với đầu năm. Tính đến cuối quý 3/2014, lượng tiền và tương đương tiền của GMD ở mức 878 tỷ đồng, tăng 86.8% so với cuối năm 2013.

Gia tăng hoạt động đầu tư. Tổng giá trị đầu tư ngắn và dài hạn của GMD là 2,435 tỷ đồng, tăng 9.2% so với cuối năm 2013 và chiếm 29.7% tổng tài sản.

Đầu tư ngắn hạn ở mức 792 tỷ đồng (dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn đạt gần 117 tỷ đồng). Trong đó, đầu tư vào CTCP Cảng Cái Mép Gemadept Terminal Link là 482 tỷ đồng, tương ứng với 25% cổ phần (khoản đầu tư này sẽ được chuyển nhượng trong thời gian tới), đầu tư khác (chủ yếu là tiền gửi kỳ hạn ngân hàng) 162 tỷ đồng và đầu tư cổ phiếu 148 tỷ đồng.

Đầu tư dài hạn đạt gần 1,643 tỷ đồng (dự phòng ở mức 102 tỷ đồng). Trong đó, đầu tư vào công ty liên doanh- liên kết là 1,331 tỷ đồng, đầu tư vào cổ phiếu 165 tỷ đồng và đầu tư dài hạn khác 145 tỷ đồng.

Triển vọng hoạt động năm 2015. Sự phục hồi của nền kinh tế cũng như kỳ vọng các hiệp định thương mại (TPP và các FTA) được ký kết sẽ thúc đẩy hoạt động khai thác cảng và logistics của GMD trong thời gian tới. Cảng Nam Hải – Đình Vũ sẽ tiếp tục là động lực thúc đẩy doanh thu khai thác cảng trong năm 2015 khi GMD đẩy mạnh khai thác để có thể hoạt động với 100% công suất (năm 2014 dự kiến đạt 60% công suất).

Hiện GMD đang khai thác cảng ICD Phước Long, TPHCM (công suất 500 ngàn TEUS); cảng Dung Quất, Quảng Ngãi (150.000 TEUS và 1.5 triệu tấn hàng rời); Nam Hải – Hải Phòng (150,000 TEUS); cảng Nam Hải – Đình Vũ, Hải Phòng 500,000 TEUS. Ngoài ra, còn có Cảng Gemalink Cái Mép - Thị Vải (2.4 triệu TEUS) đã thực hiện 39% công việc, nhưng hiện dự án này đang được giãn tiến độ.

Nhu cầu vốn lớn trong các năm tiếp theo. Ngoài các dự án cảng biển, thì GMD hiện đang có các dự án khác như:

- Dự án phức hợp Khách sạn 5 sao ở Vientiane-Lào với tổng vốn đầu tư khoản 35 triệu USD. Theo GMD, dự án này sẽ được tiến hành ngay sau khi hoàn thành các thủ tục pháp lý.

- Dự án khu phức hợp Saigon Gem với tổng vốn đầu tư dự kiến 140 triệu USD. Diện tích đất của dự án vào khoảng 4,000 m2, nằm tại vị trí đắc địa ngay ngã tư Lê Lợi – Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 1, TPHCM.

- Dự án trồng cao su tại Campuchia với tổng quỹ đất 30 ngàn hecta. Cuối năm 2013, diện tích đất khai hoang là 8,000 ha và diện tích trồng cây cao su đã đạt 5,000 ha. Năm 2014, dự kiến sẽ nâng diện tích đất khai hoang và đất trồng cao su lên 10,400 ha và 7,000ha, và năm 2015 diện tích đất trồng cao su dự kiến đạt khoảng 10,000 ha.

Như vậy, nhu cầu vốn của GMD trong thời gian tới sẽ ở mức cao khi các dự án này được tiến hành.

Giao dịch và Định giá. Khối lượng giao dịch trung bình phiên trong 52 tuần của GMD đạt 419 ngàn đơn vị. Với lợi nhuận đột biến, các chỉ số định giá của GMD đang khá hấp dẫn, với P/E và P/B hiện tại lần lượt đang ở mức 5.82 lần và 0.71 lần, tại thời điểm cuối quý 3/2014 lần lượt là 6.97 lần và 0.85 lần.

Thông tin đáng chú ý gần đây là quỹ đầu tư VI (Vietnam Investments) Fund II, LP đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu GMD từ 15/12/2014 đến 13/01/2015. Tuy nhiên, tổ chức này đã không mua với lý do chủ yếu do diễn biến thị trường kém khả quan.

Kết quả kinh doanh và Chỉ số tài chính tóm tắt của GMD (Nguồn: VietstockFinance)

Phòng Nghiên cứu Vietstock



MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 25/04: Thị trường diễn biến phân hóa

VN-Index và HNX-Index đồng loạt giảm điểm cùng với khối lượng giao dịch có sự sụt giảm nhẹ trong phiên sáng cho thấy tâm lý nhà đầu tư đang khá thận trọng.

Ngày 25/04/2024: 10 cổ phiếu nóng dưới góc nhìn PTKT của Vietstock

Các cổ phiếu nóng được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: BVH, DPM, HPG, HDB, MSN, NLG, STB, TPB, VIC và VPB.

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 24/04: Tín hiệu tích cực xuất hiện

VN-Index và HNX-Index đồng loạt tăng điểm trong bối cảnh chỉ báo Stochastic Oscillator vừa xuất hiện tín hiệu mua trở lại trong vùng quá bán (oversold) cho thấy...

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 23/04: Tâm lý thận trọng vẫn hiện hữu

VN-Index và HNX-Index đồng loạt giảm điểm kèm khối lượng giao dịch chưa có sự cải thiện rõ ràng trong phiên sáng cho thấy tâm lý của các nhà đầu tư vẫn còn đang khá...

Ngày 23/04/2024: 10 cổ phiếu nóng dưới góc nhìn PTKT của Vietstock

Các cổ phiếu nóng được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: BVH, DPM, HPG, HDB, MSN, NLG, STB, TPB, VIC và VPB.

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 22/04: Tâm lý thận trọng xuất hiện

VN-Index và HNX-Index đồng loạt tăng nhưng khối lượng giao dịch lại có sự sụt giảm trong phiên sáng cho thấy tâm lý của các nhà đầu tư khá thận trọng.

Tuần 22-26/04/2024: 10 cổ phiếu nóng dưới góc nhìn PTKT của Vietstock

Các cổ phiếu nóng được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: BVH, DPM, HPG, HDB, MSN, NLG, STB, TPB, VIC và VPB.

Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 22-26/04/2024

Chiến lược đầu tư & Phân tích kỹ thuật chuyên sâu thị trường chứng khoán Việt Nam.

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 19/04: Sắc đỏ tiếp tục duy trì trên diện rộng

VN-Index và HNX-Index đồng loạt giảm điểm đồng thời xuất hiện các mẫu hình nến khá tiêu cực kèm khối lượng giao dịch có sự gia tăng mạnh trong phiên sáng cho thấy...

Ngày 19/04/2024: 10 cổ phiếu nóng dưới góc nhìn PTKT của Vietstock

Các cổ phiếu nóng được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: BVH, HSG, HPG, HDB, MSN, NLG, STB, TPB, VIC và VPB.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98