Bức tranh kinh tế 2015: Mong những vùng trũng sớm được san bằng

25/02/2015 11:19
25-02-2015 11:19:31+07:00

Bức tranh kinh tế 2015: Mong những vùng trũng sớm được san bằng

“Để sự lạc quan và khởi sắc đang mấp mé cho năm 2015 không bị chựng lại, rất cần những quyết định đột phá, trả lại cho nền kinh tế, nhất là người đầu tư và người tiêu dùng những niềm tin vốn đã có, cho dù mong manh”.

Đó là những hy vọng của chuyên gia kinh tế Lê Trọng Nhi khi trao đổi với PV NTNN về những kỳ vọng vào sự khởi sắc của nền kinh tế trong năm 2015.

Thành công đến từ nỗ lực

Kết thúc năm 2014, những đánh giá chung về nền kinh tế cũng đã ghi nhận những dấu ấn thành công như lạm phát được kiềm chế, tăng trưởng GDP vượt dự kiến... Không ít ý kiến lạc quan về sự khởi sắc hơn trong năm 2015, riêng ông có cảm nhận ra sao?

 

Doanh nghiệp vốn là động lực chính phát triển nền kinh tế. Ảnh minh họa: Đàm Duy

- Tùy cách nhìn và ai nhìn, gần 6 năm từ giữa 2009-2014, nền kinh tế đã phải trải qua một giai đoạn phát triển giật cục và trì trệ vì những méo mó từ những chính sách vĩ mô và hệ quả là lĩnh vực vi mô phải chịu nhiều lao đao và chao đảo.

Về sự khởi sắc hơn trong năm 2015, tôi cũng có khuynh hướng và cảm nhận gần như vậy. Tuy nhiên, để tránh rơi vào sự tự mãn và không bị ru ngủ, cần phải có những cái nhìn “nguyên nhân và hệ quả” của vấn đề. Nếu cho rằng lạm phát được kiềm chế và tăng trưởng GDP vượt dự kiến là những dấu ấn thành công, thì những thành công này cũng chính là những nỗ lực chật vật để sửa chữa những sai lầm trong việc thực hiện các chính sách vĩ mô trước đây. Đó là một thực tế.

Vậy, ông ghi nhận những kết quả gì được coi là đột phá trong năm 2014 mà có thể làm động lực cho năm 2015?

- Một trong những những điều chỉnh và thay đổi lớn mà tôi quan tâm, là câu chuyện “quốc hữu hóa” Ngân hàng Xây dựng – VNCB đầu tháng 2.2015. Nếu theo âm lịch, đó là một đột phá trong năm 2014, nếu theo dương lịch, đó là một động lực cho năm 2015 và nhiều năm về sau.

Tại sao? Có một giai đoạn và thời kỳ, 2003-2008, hệ thống ngân hàng và đặc biệt là các ngân hàng thương mại cổ phần gần như được buông thả quá trớn và đã trở nên cẩu thả quá trớn. Tới thời kỳ 2010-2014, những ngân hàng “thây ma” biết đi (zombie banks) vẫn được nuôi sống. Sự việc cho phép một “ngân hàng thây ma biết đi” nhỏ biến thái thành “ngân hàng thây ma biết đi” lớn hơn như Ngân hàng Xây dựng-VNBC là một tác hại đã thấy và lường trước. Hệ quả và tác hại cho nền kinh tế đã quá rõ. Vì vậy, dọn dẹp và thu xếp lại hệ thống ngân hàng là điều cần thiết và nhất thiết.

Với tôi, trong vài năm gần đây mặc dù đã có những ý kiến không đồng thuận với một số chính sách tiền tệ và quản lý- điều hành của Ngân hàng Nhà nước, nhưng đây là quyết định lội ngược dòng ngoạn mục và cú hích tích cực đáng ghi nhận của Thống đốc và Ngân hàng Nhà nước. Có thể một số bạn đồng nghiệp trong lĩnh vực tài chính ngân hàng sẽ không đồng tình và hài lòng về ý kiến này nhưng đây là điều tôi đã ngóng chờ từ hơn 4 năm qua.

Tiêu dùng sẽ trở lại nhờ củng cố niềm tin

Cho đến thời điểm này, yếu tố cầu nội địa được coi là “vùng trũng” trong năm 2014 vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện. Theo ông nguyên nhân vì đâu? Liệu đây có phải là lực cản chính khiến nền kinh tế chậm khởi sắc?

 

Ông Lê Trọng Nhi

 Mong rằng từ năm 2015 về sau sẽ có thêm nhiều ngân hàng chuyên nghiệp hơn và thay đổi cách tiếp cận để đánh giá và cung cấp nguồn tín dụng và vốn cho các dự án. Nói một cách khác, người thật việc thật, cần đánh giá dự án tốt và khả thi chứ không phải chỉ là   tài sản hoặc bảo lãnh.

- Đúng vậy. Những vùng trũng này, theo quan sát của tôi, là một trong những yếu tố mà một số chuyên gia và nhà thực hiện chính sách thường có những hiểu lầm hoặc e ngại chưa chịu công nhận. Những vùng trũng này, hiểu theo cách đơn giản nhất, bao gồm đầu tư của tư nhân trong nhiều lĩnh vực vẫn còn yếu và chần chừ; và sức chi tiêu của người tiêu dùng vẫn chưa có những dấu hiệu tích cực.

Trở lại với cái nhìn “nguyên nhân và hệ quả” như đã nêu trên thì vùng trũng này chính là hệ quả của những sự tổn thương của “niềm tin – tin cậy” bị dồn nén, một thời gian khá dài, vào những chính sách và sự quản lý-điều hành thiếu nhất quán và quyết đoán của các cấp vĩ mô.

Như vậy, để sự lạc quan và khởi sắc đang mấp mé cho năm 2015 không bị chựng lại, những quyết định đột phá (dứt khoát) như Ngân hàng Nhà nước với Ngân hàng Xây dựng cần được công bố rõ ràng hơn và không chỉ dừng lại với Ngân hàng Nhà nước mà cần lan rộng ra các bộ ngành khác. Tìm - củng cố - trả lại cho nền kinh tế (những thị trường…) nhất là người đầu tư và người tiêu dùng những niềm tin và tin cậy, cho dù mong manh, vốn đã có.

Theo ông, điều gì sẽ là động lực để đẩy cao mức cầu nội địa trong năm 2015?

- Có lẽ và chắc rằng cũng là bệnh nghề nghiệp – Giải pháp và biện pháp xử lý nợ xấu đang cứ loay hoay trong nền kinh tế phải là hành động ưu tiên thiết yếu nhưng nên thiết thực và dứt khoát chứ không như cách làm, qua cơ chế “sáng kiến bản sắc- đặc thù” gán ghép cho VAMC, như hiện nay.

Mặc dù không có cơ hội tiếp cận những dữ liệu chính thức và biết tình tiết của sự vụ việc đưa đến giải pháp sau cùng với VNBC vừa qua, nhưng có thể thấy rằng đã có cách khác hơn. Nợ xấu là nợ xấu. Nợ giả là nợ giả. Phải tách bạch và không còn phải nhọc nhằn nữa. Nếu được vậy, tôi nghĩ rằng những vùng trũng sẽ sớm được san bằng.

Đã qua 3 năm của kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế với 3 trọng tâm: Doanh nghiệp nhà nước (DNNN), đầu tư công và lĩnh vực ngân hàng. Theo đánh giá của ông thì lĩnh vực nào trong 3 lĩnh vực này đạt được kết quả khả quan nhất? Đâu là lĩnh vực cần phải tập trung mạnh trong năm 2015 để tạo sự đột phá?

- Trước tiên là lĩnh vực ngân hàng đã và đang có sự sắp xếp (dọn dẹp). Đang bắt đầu có những bước thay đổi khá bài bản và hiển nhiên sẽ còn nhiều bước khác sẽ phải được tiếp tục triển khai trong kế hoạch hành động của Ngân hàng Nhà nước.

Kế tiếp là lĩnh vực DNNN cũng có những chuyển động đáng chú ý qua những vụ cổ phần hóa lớn nhỏ - như các ngân hàng thương mại quốc doanh – Hàng không Việt Nam…

Sau cùng là lĩnh vực đầu tư công vì tính chất đan xen giữa trung ương và địa phương cho nên rất khó đo lường.

Lĩnh vực ngân hàng vẫn cần phải tập trung dọn dẹp và kế hoạch hành động cũng phải nhất quán để có sự ổn định và phát triển vào năm 2016. Cùng lúc đẩy nhanh kế hoạch cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước.

Lãi suất thấp so với nhiều năm trước là một điều kiện tốt đối với cộng đồng doanh nghiệp. Tuy nhiên, không nhiều doanh nghiệp tiếp cận được với nguồn vốn trong năm 2014. Theo ông, đâu là nguyên nhân chủ quan, đâu là khách quan? Năm 2015 cần phải có những chính sách tháo gỡ gì để tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận được với nhiều nguồn vốn hơn nữa?

- Về khách quan, trước tiên, lãi suất thấp hơn so với năm 2010-2013 chỉ là một vế vấn đề của tín dụng và nguồn vốn. Kế tiếp, thị trường vốn nói chung và thị trường tiền gửi nói riêng của nền kinh tế còn yếu và không cung cấp và hỗ trợ các nguồn trung và dài hạn. Sau cùng, vấn đề chính là khoản nợ xấu vẫn bị loay hoay trong hệ thống ngân hàng và VAMC mà chúng ta chưa thật sự giải quyết rốt ráo như tôi đã đề cập phía trên.

Về chủ quan, những dự án đầu tư mới hoặc nâng cấp-mở rộng, đa số các ngân hàng đến nay vẫn chỉ quen và muốn dựa vào tài sản thế chấp và bảo lãnh cho các khoản tín dụng nhưng chưa linh động đủ và chuyên nghiệp hơn để triển khai các nghiệp vụ - sản phẩm như: Tài trợ dự án không cần thế chấp bằng tài sản khác hoặc bảo lãnh khác, tài trợ đa lớp gồm nhiều nguồn vốn khác nhau – thời hạn khác nhau và rủi ro cũng được nhận dạng và được bảo hiểm…

Mong rằng từ năm 2015 về sau sẽ có thêm nhiều ngân hàng sẽ chuyên nghiệp hơn và thay đổi cách tiếp cận để đánh giá và cung cấp nguồn tín dụng và vốn cho các dự án. Nói một cách khác, người thật việc thật, cần đánh giá dự án tốt và khả thi chứ không phải chỉ là tài sản hoặc bảo lãnh. Tóm lại, lĩnh vực ngân hàng cần một thế hệ chuyên viên và chuyên gia quản lý-điều hành có trình độ và chuyên nghiệp hơn.

Xin cảm ơn ông!

Ông Lê Trọng Nhi nổi tiếng là một chuyên gia về tài chính và kinh doanh cao cấp trong lĩnh vực ngân hàng. Ông đã cố vấn và làm việc cho nhiều tổ chức tài chính lớn, bao gồm Ngân hàng Mỹ tại San Francisco, Credit Lyonnais Securities Asia, Deutsche Morgan Grenfell tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Credit Agricole, Ngân hàng Pháp và Hà Lan. Ông Lê Trọng Nhi cũng tham gia vào các chương trình nghiên cứu và phát triển kinh tế và là tác giả của nhiều bài báo kinh tế cho các tờ báo có tiếng của Việt Nam như Saigon Times, Saigon Businessman’s Weekend và Saigon Marketing Newspapers…

Bà Ngô Thị Ánh Dương- Phó Cục trưởng Cục Thống kê Giá, Tổng cục Thống kê: 

Tìm lời giải trong điều hành giá Ở thời điểm này, khi mà xu hướng lạm phát thấp đang được củng cố, nhiều chuyên gia dự báo cho rằng CPI năm 2015 sẽ tăng trên dưới 4%. Năm 2014 là năm yếu tố dịch bệnh, thời tiết, giá xăng dầu dường như đều tác động có lợi vào CPI thì điều này chưa chắc đã lặp lại vào năm 2015. Nếu lạm phát 2015 vẫn ở mức thấp sẽ là cơ hội để ngân hàng tiếp tục hạ lãi suất cho vay. Nếu lãi suất cho vay giảm 1% sẽ có tác động tổng hợp tới nền kinh tế, làm GDP năm 2015 tăng thêm khoảng 0,45% và lạm phát giảm khoảng 0,76%. Với tiêu dùng, khi lãi suất huy động và lãi suất cho vay đều giảm sẽ tạo điều kiện khuyến khích người tiêu dùng nhiều hơn. Cầu tăng lại có tác động tích cực đến mở rộng sản xuất và kéo theo tăng trưởng tốt hơn. Vì vậy, trong mối liên hệ kinh tế liên ngành, giá tăng thấp sẽ vừa là cơ hội, vừa là thách thức.

CPI tăng thấp là thấp so với chính chúng ta, còn trong khu vực thì dự báo CPI Việt Nam vẫn cao hơn Thái Lan, Singapore, Malaysia, Philippines, Brunei, tương đương với Campuchia, thấp hơn Indonesia, Lào, Myanmar. Đây cũng là điều cần phải suy ngẫm, tìm lời giải vì sao cùng phụ thuộc vào giá thế giới, cùng điều kiện mở rộng giao lưu kinh tế, nhưng trong khu vực, biến động giá cả Việt Nam vẫn cao hơn.

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú:

Phải chủ động tự lo các nguyên nhiên vật liệu chính Việt Nam từ năm 2015 trở đi sẽ tiếp tục hội nhập sâu vào nền kinh tế khu vực và thế giới bởi các hiệp định FTA, AEC và sắp tới là TPP, quan hệ thương mại của chúng ta sẽ mở rộng với hàng trăm các nước trong khu vực và thế giới, trong hoàn cảnh nền kinh tế chúng ta còn phụ thuộc khá lớn vào các nước như nguyên, nhiên vật liệu, năng lượng cho sự phát triển. Do đó nếu kinh tế thế giới hồi phục, giá các loại hàng hóa mà ta phụ thuộc sẽ được đẩy lên cao, lúc đó khả năng lạm phát quay trở lại cũng không loại trừ. Chúng ta phải chủ động tự lo từng bước các nguyên nhiên vật liệu chính cho nền sản xuất quốc gia, tăng cường dự trữ chiến lược các mặt hàng thiết yếu để giảm bớt những tác động của kinh tế thế giới khi có biến động phức tạp bất lợi cho nền kinh tế Việt Nam. Một điểm cố hữu mà chúng ta chưa khắc phục được và sắp tới chắc chắn phải khắc phục là tổ chức tốt hệ thống phân phối ở thị trường nội địa nhằm khuyến khích sản xuất và kích cầu tiêu dùng xã hội.

Chuyên gia kinh tế, TS Vũ Đình Ánh:

Năm 2015 môi trường kinh doanh sẽ được cải thiện rõ rệt Cho đến nay, kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng chủ yếu dựa vào tăng vốn đầu tư, sử dụng lao động giá rẻ năng suất thấp và khai thác tài nguyên chứ chưa chuyển sang mô hình tăng trưởng dựa vào tăng năng suất lao động và giá trị gia tăng của mỗi sản phẩm hàng hóa dịch vụ, kể cả tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu. Chính vì vậy, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư rất chậm được cải thiện chưa kể tình trạng thất thoát, lãng phí, tham nhũng trong đầu tư công còn phổ biến. Theo đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn có thể đạt được trong ngắn hạn song tăng trưởng kinh tế chỉ bền vững khi và chỉ khi chúng ta chuyển đổi hẳn sang mô hình tăng trưởng mới.

Năm 2015, nhiều dự án luật sửa đổi đi vào thực thi sẽ tác động đến môi trường đầu tư kinh doanh nói chung, cũng như cơ hội để thu hút các dòng vốn ngoại và vốn đầu tư từ khu vực ngoài nhà nước. Chúng ta đang chuyển động theo hướng này từ năm 2014 và nếu tiếp tục làm tốt hơn trong năm 2015 thì môi trường sản xuất kinh doanh sẽ được cải thiện rõ rệt. Đó cũng chính là cơ hội tốt để thu hút nhiều hơn dòng vốn từ nước ngoài, cả trực tiếp và gián tiếp bên cạnh những bước tiến sâu hơn vào hội nhập kinh tế quốc tế ngay trong năm 2015 tới đây.

Hồ Hương

Phương Hà

dân việt







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Ngân hàng Standard Chartered: GDP quý 1 duy trì mức vừa phải trước lạm phát gia tăng

Ngân hàng Standard Chartered giữ nguyên dự báo tăng trường GDP năm 2024 ở mức 6.7%, trong đó GDP sẽ tăng tốc từ 6.2% trong nửa đầu năm lên 6.9% trong nửa cuối năm.

Vĩnh Long phát triển kinh tế với trọng tâm là các ngành sử dụng đầu vào là sản phẩm nông nghiệp

Sáng 23/3, tại thành phố Vĩnh Long, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư nông...

Thấy gì sau những chỉ số cải cách, sáng tạo của TP.HCM?

Bộ Khoa học -Công nghệ vừa công bố chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII - Provincial Innovation Index: hiện trạng mô hình phát triển kinh tế - xã hội dựa...

Bà Võ Thị Ánh Xuân giữ quyền Chủ tịch nước

Sau khi Quốc hội miễn nhiệm chức Chủ tịch nước với ông Võ Văn Thưởng, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân giữ quyền Chủ tịch nước cho đến khi Quốc hội bầu Chủ tịch...

Quốc hội miễn nhiệm chức Chủ tịch nước với ông Võ Văn Thưởng

Quốc hội đã thông qua Nghị quyết miễn nhiệm chức Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026 và cho thôi làm nhiệm vụ Đại biểu Quốc hội khóa 15 đối với ông Võ Văn Thưởng.

Trung ương đồng ý ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Ban Chấp hành Trung ương đồng ý để ông Võ Văn Thưởng thôi giữ các chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng khóa 13, Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng...

Chủ tịch Quốc hội: Nội dung cấp bách, chuẩn bị được ngay thì đưa vào kỳ họp thứ 7

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu rà soát kỹ lưỡng các nội dung, phân định nội dung cấp bách, chuẩn bị được ngay thì bổ sung vào chương trình nghị sự của kỳ...

Thủ tướng: Việt Nam cam kết '3 bảo đảm', đẩy mạnh '3 đột phá' và thực hiện '3 tăng cường' với nhà đầu tư

Kêu gọi các doanh nghiệp FDI, nhà đầu tư nước ngoài đồng hành cùng Việt Nam thực hiện chuyển đổi xanh, phát triển bền vững với tinh thần "ba tiên phong", Thủ tướng...

Bộ trưởng KH&ĐT nhấn mạnh tăng trưởng xanh, bền vững là lựa chọn tất yếu của Việt Nam và thế giới

Sáng 19/3, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Thủ tướng Chính phủ gặp mặt cộng đồng doanh nghiệp FDI và tham dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF)...

Nền kinh tế nghiện nợ và hệ lụy

Trong nhiều thập niên, tăng trưởng tín dụng đã trở thành động lực chính cho sự phát triển kinh tế ở các quốc gia châu Á, đặc biệt tại Việt Nam, nơi tỷ lệ nợ so với...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98