EIU: Lạm phát ở Việt Nam tiếp tục giảm nhờ nỗ lực bình ổn giá

26/02/2015 08:34
26-02-2015 08:34:30+07:00

EIU: Lạm phát ở Việt Nam tiếp tục giảm nhờ nỗ lực bình ổn giá

Phóng viên TTXVN tại London dẫn nhận định gần đây của Bộ phận dự báo, phân tích và tư vấn rủi ro (EIU) trực thuộc tập đoàn The Economist (Anh) cho biết các biện pháp bình ổn giá tiêu dùng liên quan đến Tết Nguyên đán Ất Mùi mà Chính phủ Việt Nam triển khai vừa qua sẽ góp phần làm giảm tỷ lệ lạm phát trung bình của nền kinh tế trong cả năm 2015.

Người tiêu dùng mua sắm hàng hóa dịp Tết Ất Mùi 2015 tại Co.opMart Vĩnh Long. (Ảnh: Thế Anh/TTXVN)

Theo đánh giá của EIU, thông thường, chi tiêu hộ gia đình tại Việt Nam tăng mạnh vào dịp Tết Nguyên đán hằng năm.

Các gia đình tích trữ thực phẩm và đồ uống để đãi bè bạn đến chơi trong dịp Tết. Vì vậy, các nhà bán lẻ thường tranh thủ dịp mua sắm hàng năm này để tăng cường và mở rộng hoạt động kinh doanh.

Lương tăng trở lại cộng với niềm tin tiêu dùng được cải thiện đã giúp đẩy mạnh nhu cầu mua sắm hàng hóa vào dịp Tết Ất Mùi 2015.

Trong bối cảnh đó, Chính phủ Việt Nam quyết định triển khai hàng loạt biện pháp nhằm đảm bảo giá tiêu dùng vẫn được duy trì ở mức ổn định vào dịp Tết Nguyên đán.

Cũng theo EIU, trong 10 năm qua, giá tiêu dùng của tháng 1 và tháng 2 thường tăng ở mức trung bình 1,6%, cao hơn so với mức 0,6% của những tháng trước và sau đó.

Chính phủ Việt Nam đã chỉ đạo chính quyền các địa phương phải đảm bảo nguồn cung để tránh nguy cơ giá tăng đột biến. Như vậy, việc triển khai các biện pháp bình ổn giá tiêu dùng trong dịp Tết sẽ giúp tỷ lệ lạm phát trung bình của cả năm 2015 tiếp tục giảm./.

Vietnam+



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Những điểm nghẽn làm miền Tây tụt hậu

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng nông nghiệp trọng yếu của cả nước, góp phần quan trọng đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy...

Tăng trưởng kinh tế 2025: Chờ gió đông!

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8% vào năm 2025, việc thúc đẩy tiêu dùng và đầu tư đóng vai trò then chốt, chiếm tới hơn 85% cấu thành GDP. Mặc dù...

Chính quyền hai cấp: Bộ Nội vụ đề xuất cấp huyện dừng hoạt động từ ngày 1/7

Dự thảo luật được Bộ Nội vụ xây dựng theo hướng, HĐND, UBND và các cơ quan chuyên môn trực thuộc cấp huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố và...

Phát triển Trung tâm tài chính sẽ nâng cao uy tín và sức hấp dẫn của Việt Nam

Việc phát triển các Trung tâm tài chính (TTTC) sẽ nâng cao uy tín và sức hấp dẫn của Việt Nam, thu hút vốn đầu tư quốc tế, đóng góp vào GDP, tạo thêm việc làm và...

Brazil công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường

Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva thông báo chính phủ nước này đã quyết định công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, đưa Brazil vào nhóm hơn 70 quốc...

Tổng Bí thư: Dự kiến sau sáp nhập sẽ còn 34 tỉnh, thành và 5.000 xã, phường

Tổng Bí thư cho biết trên cơ sở sắp xếp lại 63 tỉnh, thành phố hiện nay dự kiến sẽ có khoảng 34 tỉnh, thành phố; không tổ chức cấp huyện và sẽ tổ chức lại còn...

Tăng trưởng mà ít lệ thuộc vào mức cung tiền: Hãy học Singapore

Với một nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào ngân hàng như Việt Nam, mức tăng trưởng tín dụng hàng năm luôn đóng một vai trò quan trọng để hỗ trợ tăng trưởng, tuy nhiên...

TP.HCM có kế hoạch khẩn về sáp nhập xã, xây dựng mô hình chính quyền 2 cấp

Sở Nội vụ sẽ tổng hợp, hoàn thiện hồ sơ Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền 2 cấp, tham mưu UBND TP trình...

EVN cần chủ động cho kịch bản tăng trưởng điện rất cao trong năm 2025

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phải chuẩn bị kịch bản tăng trưởng điện rất cao, thậm chí đến 14% để phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế của đất nước từ 8% trở...

Bất ngờ quy mô kinh tế của 11 tỉnh, thành phố không thuộc diện sắp xếp

Hà Nội, Huế, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh là các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương dự kiến giữ...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98