TPHCM: Kinh tế-xã hội tiếp tục tăng trưởng ổn định

26/02/2015 21:18
26-02-2015 21:18:49+07:00

TPHCM: Kinh tế-xã hội tiếp tục tăng trưởng ổn định

Tình hình kinh tế-xã hội tại TPHCM đã vượt qua giai đoạn khó khăn và tiếp tục có sự tăng trưởng ổn định.

Toàn cảnh Hội nghị. Ảnh: VGP/Phan Hoàng

Ngày 26/2, UBND TPHCM tổ chức Hội nghị về tình hình kinh tế-xã hội, quốc phòng an ninh trên địa bàn Thành phố 2 tháng đầu năm 2015 và nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.

Theo báo cáo của UBND TPHCM, đến nay, tình hình kinh tế-xã hội tại TPHCM đã vượt qua giai đoạn khó khăn và tiếp tục có sự tăng trưởng ổn định. Quy mô sản xuất công nghiệp tiếp tục được mở rộng; cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp có bước chuyển dịch tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, giảm dần tỷ trọng ngành công nghiệp khai khoáng.

Bên cạnh đó, tình hình đầu tư của doanh nghiệp trong nước và thu hút vốn FDI trên địa bàn Thành phố cũng tiếp tục có sự tăng trưởng ổn định, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng về cả số lượng và số vốn đầu tư. Đầu tư nước ngoài thu hút được nhiều dự án quốc tế lớn với tổng vốn đầu tư khả quan.

Cụ thể, trong 2 tháng đầu năm 2015, tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn Thành phố đạt 3.690 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu 3.433 triệu USD; tổng thu ngân sách Nhà nước 46.063 tỷ đồng, đạt 17,33% dự toán (tăng 8,58%); chỉ số phát triển công nghiệp tăng 4,8%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ ước đạt 107.554 tỷ đồng (tăng 11,7% so với cùng kỳ năm 2014); chỉ số giá tiêu dùng giảm 0,88% (so với cuối năm 2014) với mức giảm bình quân 0,46%/tháng.

Đáng chú ý là dịp mua sắm Tết Nguyên đán vừa qua, Thành phố đã tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại đầu tư, tăng cường thực hiện có hiệu quả các chương trình bình ổn thị trường, tổ chức tốt việc cung ứng hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán, đảm bảo nguồn hàng đầy đủ, phong phú, không để xảy ra tình trạng tăng giá do thiếu hàng hóa.

Bên cạnh những mặt công tác nêu trên, từ đầu năm đến nay, các ngành du lịch, dịch vụ vận tải, bưu chính viễn thông… cũng tiếp tục có sự tăng trưởng ổn định. Trong 2 tháng đầu năm 2015, tổng lượng khách quốc tế đến Thành phố ước đạt 836.280 lượt khách (tăng 7,5%); doanh thu ngành du lịch (lữ hành, khách sạn, nhà hàng) ước đạt 16.025 tỷ đồng (tăng 9%). Doanh thu vận tải đạt 12.085 tỷ đồng, tăng 20,8% so với cùng kỳ năm 2014…

Theo kế hoạch, để tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội, trong thời gian tới, TPHCM sẽ tập trung tăng cường rà soát tình hình biến động lao động trên địa bàn; tiếp tục kiểm tra về đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong dự án phát triển nhà ở, phát triển khu đô thị theo quy hoạch và dự án được phê duyệt; tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện và xử lý các công trình vi phạm về hoạt động xây dựng theo quy định; kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ công vụ của cán bộ, công chức; tiếp tục theo dõi, kiểm tra công tác cải cách hành chính trên địa bàn năm 2015…

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân đề nghị các sở, ngành, địa phương nỗ lực triển khai các biện pháp đồng bộ, tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.

Chủ tịch UBND TPHCM cũng yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan tiếp tục tăng cường tiếp xúc, nắm bắt tình hình, tập trung tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trên địa bàn, đặc biệt là khó khăn về vốn, mặt bằng, đổi mới công nghệ; đồng thời đẩy mạnh hướng dẫn doanh nghiệp tiếp cận các cơ chế, chính sách của Thành phố như Chương trình kết nối cung-cầu, kết nối ngân hàng-doanh nghiệp… tăng cường hỗ trợ, tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh theo định hướng chung.

Phan Hoàng

Chính phủ



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Những điểm nghẽn làm miền Tây tụt hậu

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng nông nghiệp trọng yếu của cả nước, góp phần quan trọng đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy...

Tăng trưởng kinh tế 2025: Chờ gió đông!

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8% vào năm 2025, việc thúc đẩy tiêu dùng và đầu tư đóng vai trò then chốt, chiếm tới hơn 85% cấu thành GDP. Mặc dù...

Chính quyền hai cấp: Bộ Nội vụ đề xuất cấp huyện dừng hoạt động từ ngày 1/7

Dự thảo luật được Bộ Nội vụ xây dựng theo hướng, HĐND, UBND và các cơ quan chuyên môn trực thuộc cấp huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố và...

Phát triển Trung tâm tài chính sẽ nâng cao uy tín và sức hấp dẫn của Việt Nam

Việc phát triển các Trung tâm tài chính (TTTC) sẽ nâng cao uy tín và sức hấp dẫn của Việt Nam, thu hút vốn đầu tư quốc tế, đóng góp vào GDP, tạo thêm việc làm và...

Brazil công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường

Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva thông báo chính phủ nước này đã quyết định công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, đưa Brazil vào nhóm hơn 70 quốc...

Tổng Bí thư: Dự kiến sau sáp nhập sẽ còn 34 tỉnh, thành và 5.000 xã, phường

Tổng Bí thư cho biết trên cơ sở sắp xếp lại 63 tỉnh, thành phố hiện nay dự kiến sẽ có khoảng 34 tỉnh, thành phố; không tổ chức cấp huyện và sẽ tổ chức lại còn...

Tăng trưởng mà ít lệ thuộc vào mức cung tiền: Hãy học Singapore

Với một nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào ngân hàng như Việt Nam, mức tăng trưởng tín dụng hàng năm luôn đóng một vai trò quan trọng để hỗ trợ tăng trưởng, tuy nhiên...

TP.HCM có kế hoạch khẩn về sáp nhập xã, xây dựng mô hình chính quyền 2 cấp

Sở Nội vụ sẽ tổng hợp, hoàn thiện hồ sơ Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền 2 cấp, tham mưu UBND TP trình...

EVN cần chủ động cho kịch bản tăng trưởng điện rất cao trong năm 2025

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phải chuẩn bị kịch bản tăng trưởng điện rất cao, thậm chí đến 14% để phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế của đất nước từ 8% trở...

Bất ngờ quy mô kinh tế của 11 tỉnh, thành phố không thuộc diện sắp xếp

Hà Nội, Huế, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh là các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương dự kiến giữ...


TIN CHÍNH

Những điểm nghẽn làm miền Tây tụt hậu

Những điểm nghẽn làm miền Tây tụt hậu

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng nông nghiệp trọng yếu của cả nước, góp phần quan trọng đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, khu vực này đóng góp rất khiêm tốn cho tăng trưởng kinh tế chung cả nước, cho thấy có nhiều điểm nghẽn trong thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp (DN) tư nhân, dẫn tới vòng xoáy đi xuống và sự tụt hậu của ĐBSCL.




Hotline: 0908 16 98 98