Bloomberg ví Việt Nam như "con hổ mới" tại châu Á

23/03/2015 14:47
23-03-2015 14:47:00+07:00

Bloomberg ví Việt Nam như "con hổ mới" tại châu Á

Sau một vài năm gây thất vọng, Bloomberg cho rằng kinh tế Việt Nam lại đang nổi lên tại châu Á, với những lợi thế về nguồn nhân lực trẻ và và tốc độ tăng trưởng ấn tượng.

Theo hãng tin, việc những tập đoàn lớn như Samsumg, Intel đổ tiền vào các nhà máy ở Việt Nam đã đưa quốc gia Đông Nam Á này vươn lên trở thành con hổ tiếp theo tại châu Á. Sau đổi mới từ những năm 1980, kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng nhanh chóng, vượt quá 7% trước khi chững lại trong những năm gần đây do sự gia tăng của nợ xấu từ khu vực quốc doanh.

Theo hãng kiểm toán PricewaterhouseCoopers LLP, từ nay đến năm 2050, Việt Nam có thể trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng lớn nhất thế giới. Không chỉ có lợi thế về chi phí gia công rẻ hơn so với công xưởng của thế giới - Trung Quốc, Việt Nam còn có trở thành một điểm đến lý tưởng của các tập đoàn Nhật Bản.

Không chỉ được ví như "con hổ" tại châu Á, nhiều chuyên gia cũng gọi Việt Nam là "ngôi sao" mới tại khu vực sông Mê Kông. Ảnh: Bloomberg.

Ông Vikram Nehru - chuyên gia cấp cao nghiên cứu về khu vực Đông Nam Á của Carnegie Endowment bình luận: "Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành nền kinh tế phát triển nhanh nhất châu Á. Chỉ cần giải quyết được những vấn đề trong khu vực quốc doanh, quốc gia này có đủ khả năng để vươn lên mạnh mẽ".

Bloomberg cũng nêu ra hàng loạt những chỉ báo cho thấy kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng nhanh chóng. Năm 2014, Việt Nam đã trở thành bạn hàng xuất khẩu lớn nhất vào thị trường Mỹ trong khối ASEAN, vượt qua cả những đối thủ có truyền thống lâu đời như Thái Lan, Malaysia.

Giải ngân đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng tăng mạnh suốt 14 năm, riêng năm 2014 đạt mức 12,35 tỷ USD, tăng 7,4% so với 2013 và cao hơn nhiều so với mức 2,4 tỷ USD của năm 2000. Hoạt động của Samsung tại Việt Nam mạnh mẽ tới mức Chính phủ đã cho phép tập đoàn này có một cảng vận chuyển hàng không riêng tại Sân bay quốc tế Nội Bài.

Không chỉ vậy, nhiều công ty lớn khác cũng đang rục rịch chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam. Công ty sản xuất máy in Nhật Bản Kyocera Document Solutions tại Việt nam còn đang tính tăng gấp 4 lần sản lượng lên 2 triệu đơn vị từ nay đến tháng 3/2018. Công ty này cũng cho biết, phần còn lại vận hành ở Trung Quốc sẽ chuyển đến Hải Phòng và đến tháng 8/2015 dự kiến xây một nhà máy tiếp theo tại đây. Động thái này cũng đã đưa Việt Nam trở thành công xưởng sản xuất máy in lớn nhất cho doanh nghiệp này.

Chuyên gia Frederic Neumann HSBC Holdings nhìn nhận Việt Nam là thị trường được lợi nhất khi Trung Quốc bị giảm sức cạnh tranh do chi phí gia tăng và đồng nội tệ lên giá. "Việt Nam đã nổi lên là thị trường thay thế đầu tiên cho Trung Quốc và có thể hưởng lợi nhiều từ điều này", ông nói. Cụ thể, số liệu của Bloomberg cũng cho thấy đồng nhân dân tệ tăng 13% trong 4 năm tính đến năm 2014. Theo hãng tin này, NDT là đồng tiền tăng giá mạnh nhất trong số 24 nền kinh tế mới nổi.

Năm nay, Vn-Index đã tăng 5,5% trong khi các chỉ số chứng khoán tại các thị trường như Indonesia, Malaysia, Thái Lan chỉ lần lượt tăng 4,1%, 2,4% và 2,2%.

Bên cạnh đó, tăng trưởng GDP bình quân năm thực tế của Việt Nam giai đoạn 2014-2050 dự kiến đạt 5,3%. Theo PwC, đây là mức tăng trưởng chỉ đứng sau Nigeria. Ngược lại, tăng trưởng GDP của Trung Quốc được dự báo giảm xuống dưới 4%.

Trên tất cả, theo Bloomberg, nguồn lao động mới là lực lượng hỗ trợ lớn cho kinh tế Việt Nam, nếu so với Trung Quốc. Theo số liệu của Liên Hợp Quốc, đến năm 2012, 13% dân số Trung Quốc đã nhiều hơn 60 tuổi trong khi chỉ 9% người Việt ở độ tuổi đó. Đến năm 2013, hơn 40% dân số Việt Nam, tương đương 90 triệu người, ở độ tuổi lao động từ 15 đến 49.

Ngoài ra, nhân công rẻ cũng là một lợi thế lớn cho Việt Nam. Lương tháng trung bình ở nước này năm 2013 là 197 USD trong khi ở Thái Lan là 391 USD, Trung Quốc là 613 USD. Sự chênh lệch này còn tiếp tục doãng rộng. Theo ước tính của Economist Intelligence Unit, đến năm 2019, chi phí lao động sản xuất mỗi giờ của Trung Quốc sẽ cao hơn 177% so với Việt Nam trong khi con số này năm 2012 là 147%.

"Tôi vẫn nhớ vài năm trước, đôi giày tôi mua ở Trung Quốc hóa ra nó được sản xuất tại Việt Nam", chuyên gia John Hawksworth của PwC nói.

Tuy nhiên, nợ xấu và năng suất lao động vẫn là những điểm yếu của nền kinh tế mà Bloomberg gọi là "con hổ thứ hai" của châu Á này. Trong khi các ngân hàng vẫn phải vật lộn để xử lý những khoản nợ dưới chuẩn thì bản thân Chính phủ cũng đang phải đương đầu với những vấn đề từ các doanh nghiệp Nhà nước làm ăn không hiệu quả. Không chỉ vậy, những vấn đề về cơ sở hạ tầng, tình trạng tham nhũng vẫn còn tồn tại. Việt Nam đứng thứ 119 trong 175 nước trên bảng xếp hạng chỉ số tham nhũng 2014. Chưa kể đến sức ép từ những cạnh tranh giành các hợp đồng sản xuất cho tập đoàn lớn từ các nước láng giềng như Philippines, Malaysia cũng khiến Việt Nam gặp khó khăn.

"Dẫu biêt là nhiều tiềm năng nhưng vẫn chưa chắc Việt Nam đã tận dụng được tất cả để vươn lên", John Hawksworth nói.

Nếu nhìn từ góc độ khác, nhiều chuyên gia cho rằng hầu hết những đầu việc được dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam có giá trị thấp. Ngược lại, Trung Quốc đang tham vọng nâng giá trị các chuỗi sản xuất của mình.

Theo Karel Eloot, Giám đốc chinh nhánh Thượng Hải của McKinsey & Co, năng suất lao động của Việt Nam rất thấp và có thể là cản trở lớn nhất cho việc phát triển kinh tế của đất nước này.

Không chỉ vậy, Việt Nam còn được chuyên gia Tim Condon của ING Groep NV ví như nền kinh tế sẽ thay Thái Lan trở thành ngôi sao của khu vực sông Mê Kông (bao gồm Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam và tỉnh Vân Nam của Trung Quốc). Thái Lan từng được nhìn như một "con hổ" trước cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997-1998 nhưng hai năm gần đây xuất khẩu đã sụt giảm mạnh. Ngược lại, xuất khẩu của Việt Nam năm 2014 đã tăng 14%.

Ngân hàng ANZ dự báo GPD của Việt Nam năm 2014 và 2015 sẽ tăng lên 6,5% nhờ sự gia tăng doanh thu bán lẻ, sản xuất công nghiệp và sự phục hồi của ngành xây dựng.

Ngân Hà (Theo Bloomberg)

vnexpress

 



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thủ tướng: Mở chiến dịch đào tạo nhân lực ngành bán dẫn

Theo Thủ tướng, nhân lực cũng một trong những yếu tố được các đối tác trông chờ ở Việt Nam. Nếu chuẩn bị tốt nguồn nhân lực thì Việt Nam sẽ nhận được tin tưởng của...

“Nghịch lý” trong chỉ số Par Index của TP.HCM

Bộ chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh năm 2023 (Par Index 2023) vừa được công bố. Ở cấp độ chỉ số tổng hợp, TP.HCM tăng 3 bậc, đạt 86.97%, thuộc nhóm B – nhóm gồm...

HSBC: Thiên thời cho nền kinh tế số ASEAN

Nền kinh tế số ASEAN đang bước vào giai đoạn tươi sáng mới. Tuy vậy, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này cần áp dụng chiến lược thông minh để có thể gặt hái quả...

Ngân hàng Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng GDP 2024 của Việt Nam xuống còn 6%

Trong báo cáo kinh tế vĩ mô về Việt Nam vừa được công bố, Ngân hàng Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam xuống mức 6% năm 2024, so với mức dự báo...

Chuyên gia Ngân hàng Thế giới: Kinh tế Việt Nam đang dần phục hồi

Chuyên gia WB cho biết kinh tế Việt Nam đang có những tín hiệu phục hồi khác nhau và dự báo tăng trưởng kinh tế sẽ đạt mức 5,5% vào năm 2024 và tăng dần lên 6% vào...

Chuyên gia IMF: Việt Nam là điểm đến hấp dẫn cho đầu tư nước ngoài

Ông Paulo Medas, Trưởng đoàn tham vấn, giám sát kinh tế Vĩ mô Việt Nam của IMF, nhận định Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn cho FDI trong khi kinh tế toàn cầu biến...

Thủ tướng chỉ thị các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 21/4/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cho cơ sở hạ tầng, dành 5,7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho các dự...

ADB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững vàng dù toàn cầu bất ổn

Theo Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4 năm 2024 được công bố ngày 11/4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng...

Chính phủ yêu cầu nỗ lực hơn nữa để đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu trong năm 2024

Chính phủ vừa ban hảnh Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, trong đó yêu cầu các...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98