Đô la Mỹ tăng giá: Thách thức cho các nền kinh tế mới nổi?

18/03/2015 10:25
18-03-2015 10:25:55+07:00

Đô la Mỹ tăng giá: Thách thức cho các nền kinh tế mới nổi?

Các nền kinh tế mới nổi khắp thế giới đang phải đối mặt với một thách thức mới: đồng đô la Mỹ tăng giá quá nhanh khiến các tài sản của họ bị teo lại, đồng thời gánh nợ vay nước ngoài càng nặng thêm do đồng bản tệ bị mất giá thảm hại so với đô la Mỹ.

USD đang mất dần ảnh hưởng tại thị trường mới nổi?

USD ngày càng mạnh so với các đồng tiền chủ chốt khác!

 

Ở Ấn Độ, đó là một công ty thiết bị điện hàng đầu, Jaiprakash Power Ventures, đang bán tháo trang thiết bị và thương lượng với chủ nợ nhằm tránh vỡ nợ, đã tăng khoản nợ lên đến 30 lần chỉ trong sáu năm.

Ở Trung Quốc, đó là các nhà phát triển bất động sản lớn nhất quốc gia này, tập đoàn Kaisa, dọa chỉ trả 2,4 xu cho mỗi đô la của đối tác đang đối mặt với các điều tra tham nhũng và cuộc tháo chạy hàng loạt của các lãnh đạo tập đoàn, khiến vô số khách hàng mua nhà kẹt lại nửa chừng trong quá trình chi trả hàng tỉ đô la.

Ở Brazil, làn sóng phá sản của các nhà sản xuất đường không chỉ do giá đường, mà còn do các khoản nợ Mỹ bằng đồng đô la ngày càng lớn so với đồng tiền của Brazil.

Tất cả đều là một phần của câu chuyện đô la Mỹ tăng giá trị trên khắp thế giới. Nó đe dọa các nền kinh tế mới nổi, nơi các doanh nghiệp đã vay hàng ngàn tỉ đô la trong những năm qua. Đô la tăng giá từ quyết định của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), nơi bắt đầu phiên họp chính sách hai ngày vào thứ Ba tuần này. Trong thực tế, có thể dự đoán trước quyết định của Fed, nên giá trị đồng đô la Mỹ đã tăng từ vài tuần nay.

Thực sự, khi các nhà làm chính sách của Fed đưa ra các quyết định trên bàn nghị sự của Washington nhằm cố gắng đưa kinh tế Mỹ đi lên, những tác động phụ của những quyết định này trên thị trường thế giới không thể lường được hết, bởi vai trò quan trọng của đồng tiền này trong hệ thống tài chính toàn cầu.

Nhiều năm qua những chính sách lãi suất thấp của Fed đã khuyến khích các doanh nghiệp của các nền kinh tế phát triển nhanh vay bằng đô la vì như thế rẻ hơn giá vay bằng tiền của nước họ. Và quả thật họ đã làm thế: cho đến tháng 9-2014 đã có 9.200 tỉ đô la các khoản vay như thế bên ngoài nước Mỹ, tăng 50% từ năm 2009, theo Ngân hàng International Settlements.

Như Raghuram Rajan, Thống đốc Cục dự trữ Ấn Độ, trả lời kênh truyền bình Bloomberg đầu năm nay, “vay bằng tiền đô la Mỹ cũng giống như chơi dao hai lưỡi, nhất là khi vay ngắn hạn”. Hầu hết là ổn, nhưng khi đồng đô la tăng giá, ngay lập tức công ty sẽ cần thêm đồng tiền của nước mình để trả cho phần giá trị đồng đô đã tăng lên đó.

Và đô la đã tăng giá. Từ khi Fed có dấu hiệu từ mùa hè năm 2013 là sẽ thực hiện chính sách nới lỏng định lượng bằng cách mua hàng tỉ đô la trái phiếu bằng tiền mới bơm vào thị trường thì đô la Mỹ đã tăng đến 25% giá trị trong rổ các đồng tiền quốc tê thông dụng khác.

Bây giờ thì dòng tiền đô la cho vay vẫn chảy vào hệ thống tài chính quốc tế đã bắt đầu chững lại. “Bây giờ giá trị đô la đã tăng và lãi suất cũng sắp sửa tăng, các nước kinh tế mới nổi đang có nguy cơ chịu những món nợ nặng nề khó trả hơn”, Hung Tran, một giám đốc điều hành của Viện Tài chính quốc tế nói, “Thách thức cho các chính phủ các nền kinh tế mới nổi là phải hiểu rõ khối doanh nghiệp nước họ đang ở tình thế khá nhạy cảm và dễ tổn thương”.

Các doanh nghiệp là những nhà xuất khẩu ở các nước này thì vẫn ổn. Dù sao thì lợi nhuận của họ tính bằng đô la, nên vẫn có thể theo kịp đà tăng giá của đồng tiền này nếu có vay nợ. Nhưng những công ty chuyên kinh doanh nội địa, như bất động sản, thiết bị điện, một đồng đô la đắt giá hơn có thể khiến giá vốn vay đắt đỏ hơn nhiều.

Hyun Song Shin, trưởng bộ phận nghiên cứu của Ngân hàng International Settlements, lập luận rằng đô la tăng giá có thể siết chặt nguồn cung tiền trên toàn cầu. Một công ty của Malaysia kinh doanh ở Hàn Quốc sẽ thường xuyên giao dịch bằng đồng đô la chứ không phải ringgit (tiền Malaysia) hay won (tiền Hàn Quốc). Rõ ràng quyết định của Fed đã ảnh hưởng lớn đến các giao dịch trên toàn cầu cho dù chẳng liên quan đến công ty Mỹ nào.

Trở lại với ví dụ công ty bất động sản Trung Quốc Kaisa. Đối với một số nhà kinh tế, chuyện này nghe như tiếng vọng cuộc khủng hoảng đã tấn công các nền kinh tế Đông Á cuối thập niên 1990 và các nền kinh tế Mỹ Latinh đầu những năm 2000. Vào những năm này, cũng chính là sự chênh lệch tiền tệ đã khiến các nền kinh tế Hàn Quốc, Indonesia, Thái Lan, và Argentina phải quay vòng vòng một thời gian.

Cái khác biệt lớn nhất là lần này các công ty tư nhân thọ nạn chứ không phải là các chính phủ. Các công ty này rơi vào cái bẫy của chính những khoản vay không bằng đồng tiền của nước họ. Diễn biến tiếp theo cho những công ty tư nhân đã vay quá mức có thể đoán là những cuộc phá sản, ngưng hoạt động, hoặc phải cắt giảm chi phí mạnh.

Xem tiếp tại đây...

Thanh Hương

tbktsg



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Microsoft cam kết đầu tư 1,7 tỷ USD phát triển hạ tầng AI cho Indonesia

Giám đốc Điều hành Microsoft cho biết hãng sẽ sớm xây dựng các trung tâm dữ liệu ở Indonesia, cũng như giúp quốc gia này đào tạo hàng trăm nghìn lao động trong lĩnh...

Hơn 100 cửa hàng KFC tại Malaysia phải đóng cửa

QSR đã thay đổi chiến lược xây dựng thương hiệu theo hướng mang tính Hồi giáo hơn trên trang web của mình, nhưng nhiều người Malaysia vẫn tiếp tục quay lưng với...

Bất động sản Trung Quốc vẫn gặp khó dù tăng cho vay, nới lỏng hạn chế

Các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc đã phải cắt giảm mạnh mẽ lực lượng lao động khi họ phải gánh chịu các nghĩa vụ nợ ngày càng tăng và doanh số bán hàng sụt...

Nhật Bản: Đồng yen tiếp tục trượt dốc, giảm xuống mức thấp kỷ lục mới

Đồng yen tiếp tục trượt dốc xuống mức thấp kỷ lục khi Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) ngày 26/4 duy trì lãi suất hiện nay sau cuộc họp chính sách tiền tệ kéo dài hai ngày.

Thêm một ngân hàng Mỹ phá sản

Trong ngày 26/04, Quỹ Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) đã thông báo về việc đóng cửa ngân hàng Republic First Bank, đánh dấu vụ sụp đổ ngân hàng đầu tiên tại...

Đồng yen của Nhật Bản trượt giá xuống mức thấp nhất trong 34 năm

Giá đồng yen giảm sau khi Mỹ công bố các dữ liệu lạm phát mới cao hơn dự tính, đẩy giá đồng USD lên mức cao nhất trong 5 tháng và càng củng cố niềm tin rằng Fed sẽ...

Indonesia bất ngờ nâng lãi suất

Ngân hàng Trung ương Indonesia bất ngờ nâng lãi suất trong ngày 24/04 nhằm hỗ trợ đồng Rupiah, sau khi đồng tiền này rơi xuống đáy 4 năm.

Nhiều nước bày tỏ lo ngại trước việc đồng USD tăng giá mạnh

Đồng USD ở mức cao nhất kể từ tháng 11/2023 so với các đồng tiền mạnh khác và trên đà tăng tháng thứ tư liên tiếp khiến các nhà hoạch định chính sách từ Nhật Bản...

IEA dự báo 50% xe điện bán ra trong năm 2024 sẽ đến từ Trung Quốc

Trong báo cáo vừa công bố, Tổ chức Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo doanh số xe điện sẽ tăng mạnh trong năm 2024 và ngày càng gây áp lực lên nhu cầu dầu. Họ cho rằng...

Apple thất thế trước Huawei ở Trung Quốc

Doanh số iPhone rớt mạnh ở Trung Quốc trong quý đầu năm khi công ty đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các dòng điện thoại của Huawei.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98