Lịch sử thăng trầm của Dow Jones và nền kinh tế Mỹ

18/03/2015 20:00
18-03-2015 20:00:00+07:00

Lịch sử thăng trầm của Dow Jones và nền kinh tế Mỹ

Chỉ số Dow Jones Industrial Average (DJIA) là một trong những chỉ số chuẩn của Mỹ được theo dõi chặt chẽ nhất trên các thị trường chứng khoán thế giới.

Đây là chỉ số theo dõi biến động giá cổ phiếu của 30 đại công ty có ảnh hưởng toàn cầu, đại diện cho các ngành công nghiệp tiêu biểu nhất của Mỹ.

Tất nhiên, cần nhắc lại rằng trên thị trường chứng khoán Mỹ còn có các chỉ số khác như NYSE, NASDAQ và S&P 500; và Dow Jones bao hàm 3 chỉ số thuộc 3 nhóm ngành: Công nghiệp DJIA (Dow Jones Industrial Average), Vận tải DJTA (Dow Jones Transportation Average) và Dịch vụ Tiện ích DJUA (Dow Jones Utilities Average).

Những cột mốc soái đoạt ngôi vị kể từ khủng hoảng năm 2008-2009 cho đến 2013

Sau một thế kỷ làm bá chủ công nghiệp xe hơi thế giới, cuối cùng, tập đoàn General Motors (NYSE: GM) của Mỹ tuyên bố vỡ nợ. Sau hãng Chrysler bị phá sản ngày 30/4/2009, General Motors vỡ nợ khi tài sản chỉ còn hơn 82 tỷ USD mà nợ tới gần 173 tỷ USD và không thể thanh toán cho giới đầu tư. General Motors bị loại khỏi chỉ số Công nghiệp Dow Jones và thay thế bằng Cisco Systems Inc (Dow Jones, NASDAQ: CSCO), là doanh nghiệp về thông tin điện tử được thành lập năm 1984 tại vùng Thung lũng điện tử ở miền Bắc California.

Cùng ngày đó, tổ hợp ngân hàng Citigroup (NYSE: C) bị thay thế bởi hãng bảo hiểm Travelers (Dow Jones, NYSE: TRV), xưa kia là công ty vệ tinh của Citigroup, nay là tổ hợp bảo hiểm lớn nhất tại Mỹ.

Tháng 9/2013, tổ hợp ngân hàng đầu tư Goldman Sachs (Dow Jones, NYSE: GS), thế chỗ Alcoa Inc (NYSE: AA); Nike (Dow Jones, NYSE: NKE), thay thế Bank of America (NYSE: BAC), và đại công ty dịch vụ tài chính Visa (Dow Jones, NYSE: V), thay thế Hewlett Packard trên sàn Dow Jones, trong những ngày sắp tới, có thể, chỉ số công nghiệp Dow Jones sẽ kết nạp cổ phiếu hãng công nghệ khổng lồ Apple (NASDAQ: AAPL)...

Lịch sử và chuỗi ngày thăng trầm của Chỉ số Công nghiệp Dow Jones

Sự sụp đổ thị trường chứng khoán năm 1929 là vụ tai nạn lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Chỉ số Dow Jones Industrial Average mất 90% giá trị khi từ đỉnh cao gần 381.2 điểm vào tháng 9/1929 và chỉ còn 41.22 điểm vào ngày 8/7/1932. DJIA đạt mức đỉnh cao nhất của mọi thời đại là 18,288.63 điểm vào ngày 2/3/2015, trong 3 ngày liên tiếp có đến 200 triệu cổ phiếu được giao dịch, một mức cao chưa từng có kể từ năm 1990.

Lịch sử biến động của DJIA – Thang đo Semi-logarithmic Scale

Một số mốc thời gian đáng chú ý khác có thể kể đến:

- Năm 1946, kinh tế Mỹ bị suy thoái, chỉ số Công nghiệp Dow Jones giảm 19.3% từ giữa tháng 6 và tháng 10/1946.

- Năm 1949, chỉ số Công nghiệp Dow Jones giảm 19.3% từ tháng 6/1948 và tháng 6/1949.

- Năm 1953, Dow Jones giảm ít hơn chủ yếu là giảm ở hầu hết trong các tuần, chỉ giảm có 7.5% từ tháng 01/1953 và ngày 01/9/1953.

- Năm 1957, chỉ số Dow Jones giảm 14.1%, từ đỉnh 506.21 điểm vào ngày 01/8/1957 đến đáy 434.71 điểm vào ngày 1/11/1957.

- Năm 1960, chỉ số Dow Jones giảm 13.9% còn 585.24 điểm.

- Năm 1962, cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba, chỉ số Dow Jones giảm 26.5% so với đỉnh sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ là 728.8 điểm vào ngày 01/12/1961, và giảm còn 535.76 trong năm 1962. Căng thẳng tăng cao giữa Mỹ - Liên Xô - Cuba trong tháng 10/1962 khiến chỉ số Dow Jones giảm 2% vào ngày sau bài phát biểu của Tổng thống Kennedy về vấn đề khủng hoảng tên lửa Cuba.

- Năm 1970, chỉ số Dow Jones giảm 30% kể từ năm 1968, khi nó đạt 908.92 điểm, và tại ngày 26/5/1970, chỉ số này chạm đáy tại mức 631.6 điểm.

- Giai đoạn từ năm 1973-1975, chỉ số Dow Jones giảm 45% khi Mỹ chấm dứt can thiệp vào cuộc chiến tranh Việt Nam, so với mức đỉnh của 1,051.7 vào ngày 11/1/1973 và đạt mức thấp nhất là 577.60 điểm vào ngày 04/12/1974.

- Giai đoạn năm 1980-1982, chỉ số Dow Jones giảm 16%, từ mức 903.84 điểm vào ngày 13/2/1980 xuống mức thấp nhất 759.13 điểm vào ngày 21/4/1980. Tháng 07/1979, Paul Volcker được tổng thống Jimmy Carter chỉ định là Chủ tịch Hội đồng thống đốc của Cục Dự trữ Liên bang khi lạm phát đang gia tăng trầm trọng. Dưới sự lãnh đạo của Paul Volcker, các biện pháp kiểm soát lạm phát đã có hiệu quả và tỷ lệ lạm phát đã giảm nhanh chóng trước năm 1986.  Chỉ số Dow Jones tăng lên 1,004.32 vào ngày 28/4/1981. Tuy nhiên, sau đó Fed tăng lãi suất để chống lạm phát, ngày 12/8/1982, chỉ số Dow Jones đã giảm 22.6% còn 776.92 điểm.

Hiện nay, sau kinh nghiệm từ vụ khủng hoảng tài chính năm 2008-2009, chính quyền Mỹ và nhiều nước trên thế giới đã áp dụng "Quy tắc Volcker". Quy tắc Volcker không chỉ quan trọng với Mỹ mà với khu vực tài chính của bất kể nền kinh tế thị trường của bất cứ quốc gia nào hiện nay. Nó tập trung vào: Phân biệt hoạt động rủi ro dựa vào hoạt động đầu tư từ tiền tự có (proprietary trading – tự doanh) không cần bảo hiểm và hoạt động ngân hàng dựa vào vốn huy động của người gửi tiền cần được Nhà nước bảo hiểm.

- Năm 1987, thị trường chứng khoán Mỹ sụp đổ. Ngày 19/10/1987, chỉ số Dow Jones đã giảm 22.6%, từ 2,246.73 điểm xuống còn 1,738.74 điểm. Đến hai năm tiếp theo, chỉ số Dow Jones cũng không thể lấy lại được mốc đỉnh 2,722.42 điểm vào tháng 8/1987 trước đó. Việc mất thanh khoản từ vụ sụp đổ này đã dẫn đến việc tiết kiệm chi tiêu và thắt chặt cho vay đưa đến khủng hoảng vào năm 1989.

- Năm 1990-1991, Iraq xâm chiếm Kuwait vào tháng 7/1990, gây ra cuộc chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất. Chỉ số Dow Jones giảm 18% trong vòng ba tháng, từ 2,911.63 điểm vào ngày 03/7 chỉ còn 2,381.99 điểm vào ngày 16/7/1990.

- Năm 1998, khủng hoảng tiền tệ Đông Á, mà tâm điểm là Thái Lan vì lãi suất tại Mỹ gia tăng, giới đầu tư quốc tế rút tiền của họ về Mỹ hoặc đem sang đầu tư bên Trung Quốc là nơi có thể đem lại mức sinh lời cao hơn. Và khi tư bản tài chính rút vốn khỏi các thị trường này thì cả Đông Bắc lẫn Đông Nam Á rơi vào khủng hoảng vì thiếu hụt ngoại hối.

Đối với Thái Lan, vì quốc gia này muốn giữ giá đồng Bath cho cao, thực tế cao hơn tỷ giá tự do của thị trường, trong khi quốc gia này lại không đủ dự trữ ngoại tệ cho đầu máy tăng trưởng quá nóng, với lượng giao dịch quá lớn.  Đến tháng 7/1997, Thái Lan phải thả nổi đồng Bath, tức là bứt neo và biến động hối đoái cũng là nguyên nhân khiến Đông Á bị khủng hoảng năm 1997-1998 rồi suy trầm nặng. Chỉ số Dow Jones sụt 6.4%, ngày 04/6 đạt mức 9033.22 điểm, các thị trường chứng khoán trên thế giới đã giảm 20%.

- Năm 2001, suy thoái kinh tế Mỹ, chỉ số Dow Jones đạt đỉnh điểm vào ngày 14/1/2000, đóng cửa ở mức 11,722.98 điểm, nhờ sự bùng nổ ở các doanh nghiệp Internet. Tuy nhiên, chỉ số này bắt đầu rơi ngay sau đó, chạm đáy đầu tiên 9,796 điểm vào tháng 7. Chỉ số này tăng lên trở lại cho đến khi thị trường đóng cửa sau vụ tấn công khủng bố vào ngày 11/9/2001. Khi các thị trường mở cửa trở lại vào ngày 17/9/2001, chỉ số Dow Jones giảm xuống 8,920.70 điểm. Các mối đe dọa chiến tranh đã khiến Dow Jones rơi xuống cho đến ngày 09/102002 đóng cửa ở mức 7,286.27 điểm, giảm 37.8% so với mức đỉnh của nó.

- Giai đoạn năm 2008-2009, suy thoái kinh tế Mỹ, chỉ số Dow Jones giảm hơn 50% chỉ trong vòng 17 tháng. Ngày 09/10/2007, chỉ số Dow Jones đóng cửa đạt mức cao nhất trước khủng hoảng 14,164.43 điểm. Tuy nhiên, tăng trưởng GDP quý 4 của Mỹ là âm 1% (vì trước đó GDP của Mỹ được tái ước tính ở mức 2.9%), báo hiệu bắt đầu của cuộc suy thoái kinh tế, Dow Jones bắt đầu giảm dần. Sau thất bại của việc cấp cứu ngân hàng đầu tư Bear Stearns vào tháng 4/2008, và báo cáo GDP âm trong quý 2/2008 , chỉ số Dow Jones giảm xuống còn 11,000 điểm. Nhiều nhà phân tích cho rằng sự sụt giảm 20% này đã tạo đáy của thị trường.

Tuy nhiên, vào thứ Hai, ngày 15/9/2008, ngân hàng đầu tư Lehman Brothers tuyên bố phá sản. Hôm thứ Tư, các ngân hàng hốt hoảng rút 144 tỷ USD từ các quỹ thị trường tiền tệ, gần như gây một sự sụp đổ hệ thống ngân hàng Mỹ. Chỉ số Dow Jones giảm mạnh 13% trong tháng 10. Đến ngày 20/11/2008, nó đã giảm xuống 7,552.29 điểm tạo đáy mới, nhưng đây chưa phải đáy thực sự. Chỉ số Dow Jones tăng lên mức 9,034.69 điểm vào ngày 02/1/2009 trước khi rơi xuống đáy thấp nhất 6,594.44 điểm vào ngày 05/3/2009, đi cùng là đồng USD giảm 20% và giới đầu tư lo ngại vấn đề nợ nần của Mỹ. Ngày 24/7/2009, chỉ số Dow Jones bật tăng lên 9,093.24 điểm.

- Năm 2013, nhu cầu trái phiếu kho bạc tăng lên, lợi  suất trái phiếu kho bạc10 năm đã tăng từ 1.86% trong tháng 01 lên tới 3.04% vào ngày 31/01. Chỉ số Dow Jones tăng lên 3,472.56 điểm, tương ứng 26.5%.

- Năm 2014, chỉ số Dow Jones đóng cửa thiết lập ở mức đỉnh cao nhất là 18,053.71 điểm vào ngày 26/12; trong khi mức đáy thấp nhất là 15,372.80 điểm vào ngày 03/2.

- Từ năm 2015, chỉ số Dow Jones liên tục phá vỡ các đỉnh của năm 2014. Cụ thể, ngày 20/2, Dow Jones đạt mức 18,140.44 điểm; ngày 24/2, Dow Jones đạt 18,209.19 điểm; và ngày 25/2, Dow Jones đạt mức 18,224.57 điểm.

Sau cùng, một thông tin rất đáng lưu ý, tỷ phú nổi tiếng Warren Buffett là nhà đầu tư nắm nhiều cổ phiếu thuộc Dow Jones. Cụ thể, các mã chứng khoán thuộc chỉ số Dow Jones mà Warren Buffett đang đầu tư gồm:

The Coca-Cola Co (KO); American Express Co (AXP); International Business Machines Corp (IBM); Wal-Mart Stores Inc (WMT); Procter & Gamble Co (PG); Goldman Sachs Group Inc (GS); Visa Inc (V); Exxon Mobil Corp (XOM); Verizon Communications Inc (VZ); Johnson & Johnson (JNJ); Intel Corp (INTC),...

Phạm Quốc Hoàng - William D. Dudley





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Sở giao dịch chứng khoán New York lấy ý kiến về phương án giao dịch xuyên ngày đêm

Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE) đang thăm dò ý kiến của những người tham gia thị trường về phương án cho phép giao dịch cổ phiếu suốt ngày đêm khi các cơ...

Phố Wall khởi sắc, S&P 500 đứt mạch 6 phiên giảm liên tiếp

Chứng khoán Mỹ khởi sắc vào ngày thứ Hai (22/04), phục hồi vị thế sau một tuần khó khăn, khi các cổ phiếu công nghệ phục hồi và căng thẳng ở Trung Đông giảm bớt...

Tata muốn mua lại hoạt động sản xuất iPhone của Pegatron

Tata đang mở rộng nhanh chóng với tư cách là đối tác lắp ráp của Apple tại Ấn Độ, giúp công ty công nghệ hàng đầu này giảm bớt phụ thuộc vào Trung Quốc.

Nasdaq Composite mất hơn 2%, giảm 6 phiên liên tiếp

Chỉ số Nasdaq Composite giảm phiên thứ 6 liên tiếp vào ngày thứ Sáu (19/04), ghi nhận chuỗi lao dốc dài nhất trong hơn 1 năm. Xu hướng giảm đến khi cổ phiếu Nvidia...

Chứng khoán toàn cầu bị bán tháo, Dow Jones tương lai giảm hơn 1%, Nikkei 225 sụt hơn 1,200 điểm

Thị trường chứng khoán toàn cầu bị bán tháo sau thông tin xảy ra một vụ nổ ở Iran, nhưng chưa biết nguyên nhân.

Giảm 5 phiên liên tiếp, S&P 500 ghi nhận chuỗi lao dốc dài nhất kể từ tháng 10/2023

Chỉ số S&P 500 giảm phiên thứ 5 liên tiếp vào ngày thứ Năm (18/04), ghi nhận chuỗi lao dốc dài nhất kể từ tháng 10/2023.

Các chỉ số chứng khoán châu Á phục hồi sau chuỗi ngày liên tiếp mất điểm

Phiên 18/4, các nhà đầu tư đã “phớt lờ” đợt bán tháo trong phiên trước ở Phố Wall, nơi các cổ phiếu công nghệ chìm trong sắc đỏ do lo ngại rằng Fed sẽ duy trì lãi...

Thế giới ngày càng rời xa các chính sách thương mại tự do

Ngày càng có nhiều nước ủng hộ các biện pháp tăng cường tính độc lập và an ninh chuỗi cung ứng của họ, một xu hướng mà các nhà kinh tế cảnh báo sẽ hạn chế thương...

S&P 500 và Nasdaq Composite giảm 4 phiên liên tiếp

Chỉ số S&P 500 giảm phiên thứ 4 liên tiếp vào ngày thứ Tư (17/04), khi cổ phiếu Nvidia và các cổ phiếu công nghệ đang gặp khó khăn khác gây áp lực suy giảm cho thị...

Chứng khoán châu Á sắp xóa sạch đà tăng của năm 2024

Chứng khoán châu Á sắp trở lại điểm khởi đầu của năm 2024, khi nỗi lo về lãi suất cao và căng thẳng địa chính trị đeo bám tâm trí nhà đầu tư.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98