Phát hành cổ phần để mua tàu, TJC đang ấp ủ gì?

25/03/2015 08:02
25-03-2015 08:02:00+07:00

Phát hành cổ phần để mua tàu, TJC đang ấp ủ gì?

2 tháng đầu năm vượt 40% kế hoạch lợi nhuận quý 1/2015

Kết quả kinh doanh năm 2014 khả quan với lãi ròng tăng gần 7 lần, tình hình đơn hàng ổn định. Để duy trì và phát triển đơn hàng mạnh hơn, TJC đã bán “tàu già” Hà Tây, đầu tư tàu mới thông qua phát hành 2.4 triệu cổ phần.

Thị trường vận tải biển trong những năm gần đây diễn biến không mấy thuận lợi khi cước phí thấp, chi phí tăng cao do biến động gia tăng của giá dầu và nguyên nhân chính là năng lực cạnh tranh của đội tàu nội trên đấu trường quốc tế không thật sự nổi bật. Nhiều doanh nghiệp trong nước rơi vào trạng thái gần như phá sản, duy trì hoạt động nhờ bán tàu, cắt giảm chi tiêu,…

Là một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực vận tải biển, với hoạt động kinh doanh chính gồm kinh doanh vận tải biển, đại lý tàu biển, đại lý hàng rời và container, sửa chữa tàu biển và thiết bị hàng hải, CTCP Dịch vụ Vận tải và Thương mại (HNX: TJC) cũng bị ảnh hưởng đáng kể khi kết quả kinh doanh những năm trước đây chưa khả quan.

Nhưng từ năm 2013, TJC đã có bước trở mình với mức lãi gần 3 tỷ đồng nhờ những cải cách từ hệ thống và phương pháp kinh doanh khả thi.

Bước chuyển mình thực sự đến vào năm 2014 khi doanh thu ghi nhận 222 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 23 tỷ đồng, tăng gấp 7 lần so với năm 2013. Trong đó, lãi từ vận tải gần 10.4 tỷ đồng, tăng hơn 42% và hoạt động dịch vụ đem về mức lãi hơn 1.6 tỷ đồng.

Bảng kết quả kinh doanh năm 2014 của TJC

Điểm nhấn trong năm là khoản lãi hơn 17 tỷ đồng từ bán tàu Hà Tây. Liệu đây có phải là bước đi lùi của doanh nghiệp không khi tàu Hà Tây đang được khai thác trên tuyến ổn định, đầy tải, có hàng hai chiều hiệu quả? Trong năm 2014, tính riêng tàu Hà Tây đã mang lại doanh thu 33.2 tỷ đồng và lợi nhuận 6.9 tỷ đồng.

Chia sẻ cùng người viết, ông Lê Tất Hưng, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc TJC, cho biết, đây cũng là một bước đi đúng đắn của Ban lãnh đạo khi tàu Hà Tây được đánh giá là đã quá già, không đảo bảo tình trạng kỹ thuật để có thể tiếp tục khai thác.

Việc bán tàu Hà Tây là để công ty hướng đến đà phát triển mới. TJC sẽ đầu tư một tàu mới "trẻ" hơn để đảm bảo duy trì ổn định cả về vận tải và dịch vụ, đồng thời khai thác hiệu quả hơn trong tuyến của tàu Hà Tây cũ.

Cụ thể, HĐQT đã tính toán và đề xuất phương án đầu tư 1 tàu hàng khô trọng tải 8,000-10,000 DWT với giá trị đầu tư khoảng 3-3.5 triệu USD và vốn đầu tư này sẽ huy động từ việc phát hành 2.4 triệu cổ phần với giá 10,000 đồng/cp cho cổ đông hiện hữu.

Phương án mua tàu này cũng đã được Đại hội đồng cổ đông thường niên 2014 chấp thuận. Hiện tại, TJC đang tiến hành xem xét lựa chọn tàu và đàm phán với bên bán cũng như ngân hàng. Toàn bộ số tiền thu được từ đợt phát hành lần này sẽ được dùng để làm vốn đối ứng vay ngân hàng để mua tàu. Công ty đã được ngân hàng Vietinbank - Chi nhánh Hồng Bàng Hải Phòng đồng ý về nguyên tắc xem xét tài trợ 50% vốn cho dự án sau khi TJC thu xếp đủ 50% vốn đối ứng từ nguồn vốn chủ sở hữu để mua tàu.

Bên cạnh việc phát hành 2.4 triệu cổ phần để lấy vốn đối ứng mua tàu mới, TJC cũng phát hành 1.2 triệu cổ phần thưởng cho các cổ đông, nâng tổng vốn sau phát hành lên 96 tỷ đồng. Theo ông Lê Tất Hưng, dự kiến việc phát hành sẽ hoàn thành vào đầu quý 2/2015. Ngoài việc mua tàu mới để tăng tấn trọng tải, đảm bảo năng lực vận tải, đáp ứng kịp yêu cầu của khách hàng. TJC cũng đang nghiên cứu việc đầu tư sà lan trọng tải khoảng 2,000 tấn để phục vụ nhu cầu trung chuyển hàng từ nhà máy ra vùng neo và vận tải tuyến biển ngắn.

Có tàu mới, hoạt động chính sẽ tạo khác biệt?

Hiện tại, TJC đang có mối quan hệ dài lâu với các bạn hàng lớn như Nippon Steel Sumikin Bussan Corp, Mccoy (Thailand) Co, LTD, Teparak Inter Marine LTD, Tongli Shipping Co., LTD Samoa, Công ty xi măng Chinfon, Tập đoàn thép Hoà Phát nên có nguồn hàng và nguồn thu ổn định trong năm 2015.

Ngoài tàu Hà Tây đã nêu trên. Hai tàu Transco Star và Transco Sky của công ty đã có đơn hàng ký kết ổn định trong cả năm và lượng hàng dịch vụ cũng có đều ở các tháng.

Sau khi thay tàu mới, TJC dự kiến tổng sản lượng sẽ đạt 837 ngàn tấn, trong đó, mảng vận tải 357 ngàn tấn; tổng doanh thu 188 tỷ đồng với doanh thu vận tải 98 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế 10 tỷ đồng; kế hoạch cổ tức là 7% cho năm 2015.

Trong năm này, lợi nhuận trước thuế duy trì ở mức 10 tỷ đồng bởi gia tăng áp lực nợ vay khi mua tàu mới. Lợi nhuận ngay năm đầu tiên sẽ không nhiều nhưng lợi nhuận ở các năm sau sẽ tích cực hơn rất nhiều” - Ông Lê Tấn Hưng cho biết.

Được biết, ngoài năm 2013 và 2014, TJC vẫn giữ vững đà tăng trưởng khi bước qua năm 2015. Chỉ qua 2 tháng đầu năm, công ty đã đạt sản lượng 117,735 tấn, doanh thu 28.6 tỷ và lợi nhuận trước thuế 3.5 tỷ đồng. Con số lợi nhuận này đã vượt 40% so với kế hoạch quí 1/2015 (2.5 tỷ đồng).

Trong bối cảnh kinh tế đang cho dấu hiệu cải thiện, những chính sách của Chính phủ đang dần phát huy tác dụng, thêm vào đó, giá nhiện liệu đang giảm, ngành vận tải biển cũng đã trải qua quá trình thanh lọc những đơn vị hoạt động kém hiệu quả... Những vấn đề này sẽ là tiền đề cũng cố hoạt động kinh doanh của TJC nhất là khi xu hướng trẻ hóa đội tàu được công ty thực hiện thành công.

Tàu Transco Sky của TJC

Tàu Transco Star của TJC

Duy Hoàng







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Theo dấu dòng tiền cá mập 29/03: Tự doanh và khối ngoại tiếp tục hành động trái chiều

Tự doanh công ty chứng khoán và khối ngoại có phiên thứ 2 liên tiếp hành động trái ngược nhau. Trong phiên 29/03, tự doanh mua ròng gần 75 tỷ đồng trong khi khối...

Doanh nghiệp liên quan Vạn Thịnh Phát bị phạt gần 100 triệu đồng

Ngày 27 và 28/03, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với...

Vietstock LIVE: Chứng khoán đang đối mặt rủi ro nào lớn nhất?

Chiều 29/03, tại chương trình Vietstock LIVE  với chủ đề “Các rủi ro của thị trường”, các chuyên gia sẽ giúp nhà đầu tư nhận biết các rủi ro có thể tác động đến xu...

Quý 1/2024, vốn hóa thị trường cổ phiếu tăng hơn 12%

Việc nới lỏng chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là động lực dẫn dắt nhà đầu tư trong nước quay trở lại thị trường. Quý 1/2024, vốn hóa thị trường...

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 29/03

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

29/03: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay.

Theo dấu dòng tiền cá mập 28/03: Khối ngoại bán ròng hơn 1 ngàn tỷ đồng

Phiên giao dịch ngày 28/03, khối ngoại bán ròng 1,055 tỷ đồng. Trong đó cổ phiếu VHM bị bán mạnh nhất với giá trị 314 tỷ đồng.

Một công ty lên kế hoạch xóa âm vốn chủ gần ngàn tỷ trong 2 năm

Ngày 26/03, CTCP Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam (UPCoM: VST) đã giải trình nguyên nhân âm vốn chủ và ý kiến ngoại trừ của kiểm toán. VST cũng đưa ra phương án...

Cổ phiếu PIV tăng trần 7 phiên liên tiếp nhờ đâu?

Phiên sáng 28/03, giá cổ phiếu của CTCP PIV (UPCoM: PIV) tiếp tục tăng hết biên độ, đánh dấu chuỗi tăng trần 7 phiên liên tiếp từ 20/03/2024.

Xong vụ VNPT EPAY, cổ phiếu ABC thoát án cảnh báo

Trong thông báo mới đây, HNX quyết định đưa cổ phiếu ABC ra khỏi diện cảnh báo từ ngày 28/03/2024 do tổ chức kiểm toán đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần đối với...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98