Vingroup muốn mua hai cảng biển lớn nhất nước

06/03/2015 11:29
06-03-2015 11:29:21+07:00

Vingroup muốn mua hai cảng biển lớn nhất nước

Tập đoàn của tỷ phú Phạm Nhật Vượng chính thức bày tỏ nguyện vọng được mua lại cảng Sài Gòn và cảng Hải Phòng.

Thông tin này đã được lãnh đạo cấp cao của Bộ Giao thông Vận tải xác nhận với VnExpress chiều qua. Nếu mọi việc suôn sẻ, đây sẽ là thương vụ chuyển nhượng lớn nhất trong lĩnh vực hạ tầng cảng biển từ trước đến nay ở Việt Nam.

Với cảng Sài Gòn, Vingroup đề xuất mua 80% cổ phần trước khi nhà nước thoái vốn với mức không thấp hơn giá IPO dự kiến diễn ra nửa đầu năm nay. Doanh nghiệp này cũng kiến nghị tham gia vào quá trình xây dựng phương án cổ phần hóa của cảng Sài Gòn.

Theo quyết định phê duyệt giá trị doanh nghiệp mới được Bộ chủ quản thông qua, tại thời điểm đầu năm 2014, Cảng Sài Gòn có giá trị xấp xỉ 4.000 tỷ đồng. Riêng giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp là hơn 2.160 tỷ đồng.

Với cảng Hải Phòng, Vingroup đề nghị mua lại 80% phần vốn nhà nước với giá mua không thấp hơn giá đấu bình quân mà các nhà đầu tư đã bỏ ra để trở thành cổ đông của cảng. Cảng biển lớn nhất miền Bắc có vốn điều lệ 3.270 tỷ đã chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần sau khi IPO hồi năm ngoái. Hiện phần vốn Nhà nước tại đây vẫn chiếm gần 95%, do Tổng công ty Hàng hải (Vinalines) nắm giữ.

Theo quyết định của Thủ tướng giữa năm ngoái, doanh nghiệp trong lĩnh quản lý, khai thác vực hạ tầng cảng biển, sân bay thì tỷ lệ cổ phần Nhà nước nắm giữ khi cổ phần hóa không dưới 75%.

Cảng Sài Gòn liệu có về tay Vingroup

Khi phê duyệt quyết định cổ phần hóa Vinalines, tỷ lệ này tại cảng Hải Phòng và Sài Gòn cũng được Bộ giao thông ấn định ở 75%. Nhưng sau một mùa IPO ế ẩm, Chính phủ đã đồng ý giảm tỷ lệ này xuống còn 51% theo đề nghị của Bộ chủ quản và Vinalines.

Thế nên, với đề nghị mua vượt khung, lên đến 80% mà Vingroup đưa ra, lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải cho hay đều phải báo cáo Thủ tướng quyết định.

Với Cảng Sài Gòn, dù chưa phải cạnh tranh với đối tác tiềm năng nào, song trở ngại với Vingroup tại đây là tiêu chí để được chọn làm nhà đầu tư chiến lược.

Khi phê duyệt tiêu chí lựa chọn đối tác chiến lược, Vinalines đặt ra cho các ứng viên phải là doanh nghiệp có lĩnh vực kinh doanh chính trong ngành vận tải hàng hóa. Nếu không cũng phải là doanh nghiệp về dịch vụ logistics hay quản lý và khai thác cảng biển. Kinh nghiệm tối thiểu tham gia trong những lĩnh vực này phải là 5 năm.

Vingroup không phải là cái tên quá xa lạ với lĩnh vực cảng biển hay với chính Vinalines. Doanh nghiệp này tiếp quản cảng Nha Trang từ tay Vinalines khi chuyển giao về cho địa phương theo yêu cầu của Chính phủ. Thế nhưng cuộc đổi chủ này chỉ mới diễn ra từ nửa sau năm 2014.

Công ty cổ phần Đầu tư Việt Nam - Oman (VOI), một thành viên thuộc Quỹ Dự trữ quốc gia Vương quốc Oman đã không ít lần bày tỏ nguyện vọng trở thành nhà đối tác chiến lược của cảng Hải Phòng. Quỹ đầu tư ngoại từng gửi văn bản lên nhà chức trách xin được chuyển nhượng gần 30% vốn điều lệ của cảng này theo phương thức thỏa thuận giá. Đề xuất của đối tác nước ngoài đã không ít lần được các Bộ ngành cho ý kiến và cơ bản đồng thuận.

Dù vậy, lãnh đạo Tập đoàn cho rằng, một khi đề xuất mua lại hai cảng lớn nêu trên được chấp thuận, doanh nghiệp sẽ áp dụng các mô hình quản trị tiên tiến trong quản lý và vận hành để cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này.

Chí Hiếu

vnexpress







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tham vọng kế hoạch lãi 2024 tăng 90%, Eximbank chỉ thực hiện được 13% sau quý 1

BCTC hợp nhất quý 1/2024 của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, HOSE: EIB) cho thấy, Ngân hàng lãi trước thuế chỉ hơn 661 tỷ đồng...

Chủ tịch BAF: Đối thủ cạnh tranh chính là nhỏ lẻ, mảng Food là “sống còn” của tương lai

Chia sẻ tại ĐHĐCĐ 2024, Chủ tịch BAF Trương Sỹ Bá cho biết Doanh nghiệp xác định mảng Food (nằm trong chuỗi 3F Feed - Farm - Food) là yếu tố cạnh tranh ở tương lai...

VietinBank lãi trước thuế quý 1 hơn 6,210 tỷ đồng, nợ dưới chuẩn gấp 2.7 lần

Theo BCTC hợp nhất quý 1/2024 vừa công bố, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank, HOSE: CTG) lãi trước thuế hơn 6,210 tỷ đồng, tăng nhẹ 4% so...

Vietjet đặt kế hoạch vận chuyển 27 triệu lượt khách năm 2024, chia cổ tức 25%

Ngày 26/4/2024, CTCP hàng không Vietjet (HOSE: VJC) đã tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2024 và thông qua kế hoạch kinh doanh với mục tiêu tập trung giữ vững...

ĐHĐCĐ Imexpharm: Tăng cổ tức lên 20%, ETC là kênh rất quan trọng

ĐHĐCĐ 2024 của IMP thông qua mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trên mức nền cao kỷ lục của năm ngoái, đồng thời tăng tỷ lệ cổ tức cho cổ đông.

ĐHĐCĐ SIP: Tranh thủ tạo quỹ nhà xưởng cho thuê, cổ tức 2024 tối thiểu 10%

“Hiện nay, những khu công nghiệp có vị trí tốt gần khu vực TPCHM, nhu cầu thuê nhà xưởng là rất lớn. Mặc dù cần một số vốn lớn nhưng có thể khẳng định việc đầu tư...

Quý 1/2024, lãi sau thuế của GELEX Electric tăng 27.7% so với cùng kỳ

Quý 1/2024, Công ty Cổ phần Điện lực GELEX (mã GEE - GELEX Electric) ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất đạt 3,720 tỷ đồng, tăng 9%; lợi nhuận sau thuế đạt 116 tỷ...

ĐHĐCĐ TPC: Kế hoạch 2024 lãi sau thuế 8 tỷ đồng, thanh lý bất động sản để bù lỗ

Sáng ngày 26/04, ĐHĐCĐ thường niên 2024 của CTCP Nhựa Tân Đại Hưng (HOSE: TPC) đã thông qua nhiều vấn đề quan trọng, gồm việc bán động sản (BĐS) tại Long An để bù...

GELEX: Bất động sản công nghiệp tiếp tục là điểm sáng trong quý 1/2024

CTCP Tập đoàn GELEX (HoSE: GEX) vừa công bố báo cáo tài chính quý 1/2024, cho thấy kết quả kinh doanh đã có những chuyển biến tích cực so với cùng kỳ 2023.

Chủ siêu đô thị The Global City lãi khủng 5.3 ngàn tỷ nửa cuối năm 2023, ôm nợ hơn 102 ngàn tỷ

Sau một năm lỗ hơn 2.9 ngàn tỷ, năm 2023 vừa qua chủ siêu đô thị Sài Gòn Bình An (tên thương mại The Global City) còn lỗ gần 103 tỷ đồng. Kết quả này tương đối bất...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98