Hạn chế tư tưởng trông chờ... ngân sách

12/04/2015 09:02
12-04-2015 09:02:00+07:00

Hạn chế tư tưởng trông chờ... ngân sách

LTS: Phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mỗi cấp trong bộ máy chính quyền địa phương theo hướng vừa tăng cường quyền hạn, trách nhiệm cho cấp dưới, vừa bảo đảm sự quản lý tập trung, thống nhất và thông suốt của chính quyền thành phố là mục tiêu trong phân cấp quản lý kinh tế - xã hội đã được TP Hà Nội thực hiện trên 3 lĩnh vực: Kinh tế, hạ tầng kỹ thuật, văn hóa - xã hội. Dù đã tạo tính chủ động cho mỗi ngành, địa phương, nhưng thực tiễn 5 năm qua cho thấy, một số nội dung vẫn chưa bảo đảm quản lý thống nhất; không ít bất cập đã bộc lộ, cần sớm có giải pháp tháo gỡ.

Hạn chế tư tưởng trông chờ... ngân sách

Được trung ương cho phép thực hiện thí điểm phân cấp mạnh một số lĩnh vực, TP Hà Nội đã ban hành các quyết định phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn, góp phần nâng cao tính chủ động của các cấp, các ngành. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai đã xuất hiện nhiều vấn đề cần điều chỉnh.

Trung tâm Thương mại thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, một trong những công trình được phân cấp quản lý, xây dựng. Ảnh: Bá Hoạt

Tăng tính chủ động cho cơ sở

Ngay sau khi có Nghị quyết của HĐND TP Hà Nội về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách và định mức phân bổ chi ngân sách TP Hà Nội giai đoạn 2011-2015, UBND thành phố đã ban hành Quyết định số 55/2011/QĐ-UBND quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách; tỷ lệ phần trăm phân chia từ nguồn thu giữa các cấp ngân sách và định mức phân bổ dự toán chi ngân sách thuộc TP Hà Nội giai đoạn 2011-2015. Các đơn vị đều cơ bản chấp hành nghiêm túc quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi gắn với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội (KT-XH) trên địa bàn. UBND thành phố cũng đã ban hành các quy định phân cấp quản lý KT-XH một số lĩnh vực cụ thể như: Quản lý doanh nghiệp, đất đai, quy hoạch, quản lý tài nguyên khoáng sản, quản lý hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung…; đồng thời rà soát, đề xuất điều chỉnh, bổ sung quy định phân cấp quản lý KT-XH của địa phương. Sở Tài chính và Sở KH&ĐT đã tham mưu cho UBND thành phố phân bổ dự toán chi ngân sách giữa các cấp và giữa các sở, ngành của thành phố cơ bản phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ sau phân cấp.

Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội Nguyễn Doãn Toản đánh giá, việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi đã góp phần thúc đẩy tính chủ động, tích cực của chính quyền địa phương. Việc quy định cụ thể nguồn thu, nhiệm vụ chi và ổn định tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu ngân sách đã tạo điều kiện cho các quận, huyện, thị xã chủ động hơn trong việc xác định và phân bổ, sử dụng nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ chi đã được phân cấp; hạn chế một phần tư tưởng trông chờ hay phụ thuộc vào ngân sách cấp trên. Cũng qua phân cấp, đã tăng tính chủ động cho các địa phương trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu theo phân cấp, bảo đảm cho cấp huyện thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Theo số liệu tổng hợp, trong 5 năm (2011-2015), tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) toàn thành phố khoảng 121 nghìn tỷ đồng, trong đó vốn phân cấp cho quận, huyện, thị xã chiếm 24%. Ngoài 7 quận tự cân đối ngân sách (có tỷ lệ điều tiết về thành phố), 23 quận, huyện, thị xã còn lại đều được ngân sách thành phố bổ sung cân đối và bổ sung hỗ trợ có mục tiêu để thực hiện các nhiệm vụ chi đầu tư, chi thực hiện chế độ, chính sách mới phát sinh trong thời kỳ ổn định ngân sách.

Phân cấp rõ việc, rõ trách nhiệm

Không chỉ tăng tính chủ động cho cơ sở, việc phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực KT-XH còn giảm tải một phần công việc cho các sở chuyên ngành để tập trung nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách và tăng cường kiểm tra, giám sát sau phân cấp. Giai đoạn 2011-2015, TP Hà Nội đã thực hiện nguyên tắc, việc cấp nào sát thực tế hơn, giải quyết kịp thời hơn và phục vụ tốt hơn yêu cầu của tổ chức và nhân dân thì giao cho cấp đó thực hiện; phân cấp rõ việc, rõ địa chỉ, rõ trách nhiệm gắn với chức năng, nhiệm vụ của mỗi cấp; đồng thời gắn phân cấp nguồn thu với nhiệm vụ chi.

Có thể nói việc phân cấp nhiệm vụ chi đầu tư XDCB đã tạo tính chủ động cho các địa phương trong phân bổ cho các dự án, giúp họ chủ động huy động các nguồn thu để tạo nguồn chi cho đầu tư XDCB và hạn chế việc phân bổ kế hoạch XDCB dàn trải. Từ kết quả này, các quận, huyện, thị xã thuận lợi hoàn thiện thủ tục đầu tư XDCB, công tác giải ngân, thanh quyết toán dự án đầu tư. Nhận định về hiệu quả trong phân cấp, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Dương Đức Tuấn cho rằng, việc thành phố phân cấp nhiệm vụ chi rõ ràng (bao gồm cả chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên) cho từng cấp ngân sách đã tránh được tình trạng chồng chéo. Nhất là trong định mức chi ngân sách, thành phố quy định rõ ràng, dễ hiểu, tạo điều kiện cho việc giám sát, kiểm tra của HĐND và UBND quận, phường đối với thực hiện dự toán ngân sách của đơn vị.

Theo đánh giá của Ban Kinh tế - Ngân sách của HĐND thành phố, cơ chế phân cấp không chỉ giảm bớt công việc cho cấp thành phố mà còn khuyến khích các địa phương chăm lo nuôi dưỡng nguồn thu, đồng thời phấn đấu tăng thu ngân sách để có nguồn chi... Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, qua quá trình thực hiện cho thấy, việc phân cấp của TP Hà Nội cũng đang bộc lộ những bất cập đòi hỏi cần có sự điều chỉnh cho phù hợp trong thời kỳ ổn định nguồn thu, nhiệm vụ chi giai đoạn 2016-2020...

Việt Tuấn

HÀ Nội mới



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thu ngân sách từ xuất, nhập khẩu trong 4 tháng đầu năm đạt gần 125 ngàn tỷ đồng

Lũy kế 4 tháng đầu năm 2024, từ ngày 1/1/2024 đến ngày 30/4/2024, số thu ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất, nhập khẩu (XNK) đạt 124,740 tỷ đồng.

Tổng cục Thuế yêu cầu tăng cường quản lý thuế TNCN từ cổ tức bằng cổ phiếu

Tổng cục Thuế vừa có công văn yêu cầu cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tăng cường quản lý thuế thu nhập cá nhân từ đầu tư vốn đối với thu nhập...

Bộ Tài chính lần thứ 4 đề xuất giảm 2% thuế VAT

Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm thuế VAT 2% và gia hạn thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập cá nhân.

VCCI: Doanh nghiệp ra nước ngoài mở công ty vì bị áp thuế VAT 10%

VCCI phản ánh không ít doanh nghiệp Việt lập thêm công ty ở nước ngoài để cung cấp dịch vụ cho khách hàng nhằm giảm nghĩa vụ thuế.

Ngành thuế yêu cầu đánh giá hiệu quả thực hiện hóa đơn điện tử bán lẻ xăng dầu

Tổng cục Thuế cho biết đã có công văn đề nghị các Cục Thuế có các kế hoạch cụ thể tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định về hóa đơn điện tử...

Vụ án Thuduc House: Cựu Phó cục trưởng cục Thuế TP.HCM được giảm 1 năm tù

Liên quan đến vụ án Thuduc House, phiên phúc thẩm, bị cáo Nguyễn Thị Bích Hạnh (cựu Phó cục trưởng Cục Thuế TP.HCM) được giảm từ 4 năm xuống còn 3 năm tù giam.

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế GTGT 6 tháng cuối năm

Chính phủ vừa có Tờ trình trình Quốc hội xem xét, cho phép tiếp tục thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với một số nhóm hàng...

Tiếp thị liên kết chịu thuế thu nhập hàng tỉ đồng: Tồn thuế hay bị truy thu oan?

Nhiều cá nhân làm tiếp thị liên kết (affiliate) cho các sàn thương mại điện tử và một số mạng lưới gần đây kiểm tra thuế thu nhập cá nhân (TNCN) trên ứng dụng eTax...

4 tháng đầu năm, ngân sách Nhà nước bội thu hơn 211 nghìn tỷ đồng

Số liệu từ Tổng Cục Thống kê, thu ngân sách Nhà nước 4 tháng đầu năm 2024 ước tăng 10.1% so với cùng kỳ năm trước, chi ngân sách Nhà nước ước tăng 4.4%. Như vậy...

Đề xuất giảm thuế GTGT đến hết năm 2024

Chính phủ vừa có tờ trình gửi Quốc hội về kết quả thực hiện việc giảm 2% thuế GTGT, đồng thời đề xuất tiếp tục giảm thuế này trong 6 tháng cuối năm 2024.

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98