Hiệp định VPA/FLEGT: Để gỗ Việt Nam vươn xa

06/04/2015 06:43
06-04-2015 06:43:58+07:00

Hiệp định VPA/FLEGT: Để gỗ Việt Nam vươn xa

Hiệp định Đối tác tự nguyện (VPA) thuộc Chương trình Thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản (FLEGT) (gọi tắt là VPA/FLEGT) giữa Việt Nam và EU dự kiến sẽ kết thúc vào cuối năm 2015. Việc VPA được ký kết không chỉ mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp xuất khẩu gỗ Việt Nam vào thị trường EU mà kèm theo đó là những thách thức cũng như rất nhiều công việc mà cả phía Chính phủ, các cơ quan quản lý và doanh nghiệp phải làm.

 

Công cụ cho ngành gỗ Việt Nam phát triển bền vững

VPA/FLEGT là hiệp định thương mại song phương được ký kết giữa EU với quốc gia đối tác xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ. Theo đó, quốc gia đối tác cam kết xây dựng hệ thống kiểm soát gỗ hợp pháp và cấp phép FLEGT, đồng thời bảo đảm rằng chỉ có gỗ và sản phẩm gỗ có nguồn gốc hợp pháp mới được xuất khẩu vào thị trường EU.

Theo bà Nguyễn Tường Vân - Chánh văn phòng Ban chỉ đạo VPA/FLEGT, Tổng cục Lâm nghiệp: Mục đích của việc đàm phán Hiệp định VPA/FLEGT giữa Việt Nam và EU là nhằm đạt được một thỏa thuận tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam mở rộng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vào thị trường EU và tăng khả năng thích ứng của họ với quy định về trách nhiệm giải trình tại Quy chế gỗ hợp pháp của EU (EUTR) có hiệu lực từ tháng 3/2013. Nội dung chính của hiệp định là Việt Nam phải xây dựng hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp (gọi tắt là TLAS). Một hệ như vậy sẽ bao gồm 5 thành phần chính, gồm: Định nghĩa gỗ hợp pháp; kiểm soát chuỗi cung ứng; xác minh tính tuân thủ về định nghĩa gỗ hợp pháp của các tổ chức và hộ gia đình; hệ thống cấp phép FLEGT và đánh giá độc lập.

Bà Vân nhấn mạnh: Thách thức lớn nhất trong quá trình đàm phán là hệ thống TLAS của ta vừa phải đáp ứng được yêu cầu theo quy định quốc tế về truy suất nguồn gốc gỗ lại vừa không phát sinh thêm thủ tục hành chính, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Muốn làm được điều đó, cần có sự vào cuộc của các doanh nghiệp, hiệp hội ngay trong tiến trình đàm phán để góp ý, nâng cao hiểu biết về nội dung cam kết và dễ dàng tuân thủ hiệp định sau khi ký kết.

Thách thức và cơ hội cho các doanh nghiệp

Hiện Việt Nam có hơn 3.500 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực gỗ với trên 300.000 lao động (theo báo cáo “Tiến trình đàm phán Hiệp định VPA/FLEGT giữa Việt Nam và EU” của Tổng cục Lâm nghiệp - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tháng 7/2014), trong đó, lượng gỗ, sản lượng gỗ xuất khẩu sang EU chiếm 20% trên tổng sản lượng gỗ xuất khẩu của Việt Nam. Một điều chắc chắn rằng, sau khi Việt Nam ký VPA/FLEGT, xuất khẩu gỗ vào thị trường 28 nước EU sẽ thuận lợi hơn, kỳ vọng sản lượng gỗ xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ tăng lên đáng kể.

Vấn đề đặt ra là hiện nay gỗ trong nước mới đáp ứng được khoảng 40-50% nhu cầu nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu, phần còn lại các doanh nghiệp phải nhập khẩu từ nhiều quốc gia trên thế giới. Việc xác định xem thị trường gỗ nhập khẩu nào đáng tin cậy, có nguồn gốc gỗ hợp pháp để các doanh nghiệp ký hợp đồng nhập khẩu đang là vấn đề khó khăn đối với các doanh nghiệp của Việt Nam.

VPA là từ viết tắt của Voluntary Partnership Agreement, nghĩa là Hiệp định Đối tác tự nguyện nhằm thực thi Chương trình Thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản (FLEGT) của châu Âu. VPA là hiệp định thương mại song phương cấp Chính phủ giữa EU và Việt Nam, theo đó hai bên thỏa thuận Việt Nam sẽ thiết lập hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp (TLAS) để xác minh và cấp phép FLEGT cho các chuyến hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu vào EU, nhằm tránh phải thực hiện trách nhiệm giải trình theo quy chế gỗ của EU. Tìm hiểu thêm thông tin tại: http://flegtvpa.com/

Ông Huỳnh Văn Hạnh - Phó Chủ tịch thường trực Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.Hồ Chí Minh (HAWA) - cho rằng: Đối với gỗ nhập khẩu, doanh nghiệp phải tìm hiểu rõ đâu là thị trường có nhiều rủi ro, đâu là thị trường gỗ đã được cấp chứng chỉ FSC (chứng chỉ quản lý rừng bền vững). Đồng thời, doanh nghiệp gỗ cũng cần thiết lập một hệ thống quản lý để điều tra hành trình sản phẩm và cung cấp cam kết bảo  đảm trên văn bản rằng không sử dụng, mua bán gỗ có nguồn gốc bất hợp pháp. Thêm vào đó, khi lập hợp đồng, doanh nghiệp nhập khẩu gỗ có thể yêu cầu bên cung cấp cho thêm một điều khoản xử phạt vào hợp đồng liên quan đến vấn đề bồi thường thiệt hại đối với bất kỳ sự thiệt hại về tài chính phát sinh từ các hoạt động kiểm tra của nước mà doanh nghiệp xuất khẩu sang.

Đối với gỗ có nguồn gốc nội địa, hiện nay đã có một số văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn về vấn đề trồng rừng, khai thác, lập hồ sơ lâm sản, như: Luật Đất đai 2013; Thông tư 35/2011/TT-BNNPTNT, ngày 20/5/2011, hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ; Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT, ngày 4/1/2012, quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản; Thông tư 42/2012/TT-BNNPTNT, ngày 21/8/2012, sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT,…

Theo ông Hạnh, với vai trò là hiệp hội, thời gian tới, hội sẽ nắm bắt thông tin về các thị trường như châu Âu, Mỹ, Úc, Nhật… để truyền tải đến các doanh nghiệp cũng như diễn biến tình hình đàm phán VPA. Đồng thời đưa ra các thông tin để cảnh báo thị trường gỗ nhập khẩu có nhiều rủi ro và thông tin lại cho các cơ quan quản lý nhà nước những vấn đề nào doanh nghiệp đã sẵn sàng thực thi theo VPA, vấn đề nào cần phải có lộ trình để doanh nghiệp chuẩn bị. Rõ ràng đây là cơ hội để chúng ta loại bỏ hoàn toàn gỗ lậu tại Việt Nam.

Thu Hường

CÔNG THƯƠNG





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tổng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển giai đoạn 2021 - 2025 của tập đoàn EVN là 479 ngàn tỷ đồng

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 345/QĐ-TTg ngày 26/4/2024 phê duyệt Kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển 5 năm giai đoạn 2021 - 2025...

Giá vé máy bay Hà Nội - TPHCM giảm mạnh

Sau khi các hãng hàng không tăng chuyến, giá vé chặng bay vàng Hà Nội - TPHCM bắt đầu hạ nhiệt, giảm một nửa so với đợt sau Tết Âm lịch.

Bắt cựu chủ tịch tỉnh Bình Thuận Lê Tiến Phương 

Ngày 26/04, nguồn tin từ Bộ Công an, cho biết Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01), đã ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam ông Lê Tiến...

Quý 1/2024, doanh thu của Viettel Global tiếp tục tăng trưởng ấn tượng 22%, lợi nhuận sau thuế tăng 175%

Tổng Công ty CP Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global - VGI) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 1 năm 2024. Theo đó, doanh thu của Viettel Global tiếp tục...

Đốn hơn 400 cây xanh để xây metro số 2: TPHCM trồng số lượng lớn cây thay thế

Thông tin về việc đốn hạ hơn 400 cây xanh làm Metro Bến Thành - Tham Lương, đại diện Sở Xây dựng khẳng định TPHCM sẽ trồng mới cây xanh sau khi hoàn tất việc thi...

Bộ trưởng Công Thương: Mua giá 0 đồng điện mặt trời mái nhà dư thừa để ngăn trục lợi chính sách

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã giải thích về giải pháp giá 0 đồng đối với điện mặt trời mái nhà trong trường hợp phát lên lưới điện quốc gia. Bộ trưởng Công Thương...

Doanh nghiệp giảm được gần 15% tiền điện từ việc điều chỉnh phụ tải

Một số doanh nghiệp tham gia chương trình điều chỉnh phụ tải điện đã tiết giảm được 25-30% tổng công suất tiêu thụ điện từ đó tiết kiệm được gần 15% tiền điện.

Việt Nam chỉ có 18 tháng để tham gia cuộc đua bán dẫn

Đây là phát biểu của ông Trương Gia Bình – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT tại “Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn”, tổ chức vào chiều ngày...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là "đột phá của đột phá"

Kết luận tại “Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn” tổ chức vào chiều ngày 24/04, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quan điểm phải coi...

Đề xuất 'gói' giải pháp gỡ khó cho dự án BOT giao thông triển khai trước khi có Luật PPP

Đây là kiến nghị của một số bộ, ngành tại cuộc làm việc về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án BOT giao thông, do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98