Huyền thoại con đường tiền tệ

16/04/2015 15:34
16-04-2015 15:34:06+07:00

Huyền thoại con đường tiền tệ

Huyền thoại con đường tiền tệ với những câu chuyện lần đầu tiên sẽ được hé mở qua lời kể của những người trong cuộc vào đêm 17/4 tại Hội trường Thống Nhất, TP Hồ Chí Minh, đêm hội ngộ của những nhân chứng lịch sử cùng những thế hệ cán bộ của ngành Ngân hàng Việt Nam.

“Gắn liền với cuộc kháng chiến của đân tộc ta là những con đường huyền thoại như: “đường mòn Hồ Chí Minh”, “đường Hồ Chí Minh trên biển”. Thế nhưng không nhiều người biết còn có một con đường quan trọng khác đó là “con đường tiền tệ” với nhiều câu chuyện về hoạt động tài chính ngân hàng trong chiến tranh mà đến nay vẫn chưa được biết đến vì những lý do đặc biệt”, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Kim Anh cho biết.

Từ năm 1945 đến năm 1954 được gọi là giai đoạn ngân hàng không khóa, khi ngành Ngân hàng thực hiện các nhiệm vụ của mình mà không có trụ sở Ngân hàng. Tất cả tiền bạc đều gửi nhân dân giữ hộ, khi cần mới lấy lại, không bao giờ thiếu hụt một xu, một cắc, khi thiếu tiền thì viết giấy vay của nhân dân, hẹn kháng chiến thành công sẽ trả…

Giai đoạn 1954 -1975 chứng kiến những câu chuyện kỳ lạ về đồng đô la trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Lúc đó, Việt Nam gặp vô vàn khó khăn trong nhiệm vụ nhận viện trợ, chế biến tiền và phân phối tiền, dùng tiền mua vũ khí chuyển cho chiến trường Miền Nam. Cũng từ đó một đường dây bí mật, một con đường huyền thoại đã được hình thành để vận chuyển các khoản ngoại tệ chi viện cho chiến trường miền Nam. Cho tới ngày nay, nhiều người vẫn chưa thể hiểu nổi, làm sao chỉ với số lượng người ít ỏi, mọi thứ máy móc đều lạc hậu, quá trình vận chuyển thô sơ mà hàng trăm triệu đô la của bạn bè quốc tế viện trợ cho nhân dân Việt Nam vẫn kịp thời vượt qua bom đạn, qua sự kiểm soát gắt gao của địch để đến các chiến trường ác liệt nhất ở Miền Nam, phục vụ cuộc kháng chiến giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

Đội vận chuyển tiền C.100 thuộc Đ.559 vận chuyển hàng và tiền vào Trường Sơn

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Chính trị và Trung ương Cục miền Nam mang bí số B29 (Trung ương), C32 (bộ phận kho quỹ của Ban Kinh – Tài thuộc Trung ương Cục) và B6 (Ban tài chính đặc biệt với các phiên hiệu: B68, D270, N2683…) đã vượt qua sự kiểm soát gắt gao của địch để chi viện cho chiến trường.

Từ những phương thức vận chuyển tiền mặt (AM) hết sức thô sơ, tốn kém, sau đó các cán bộ chiến sĩ ngân hàng đã chuyển đổi sang phương thức chuyển khoản (FM). Phương thức này giúp cho việc vận chuyển tiền từ quỹ đặc biệt ở Hà Nội vào Nam đã rút từ 30 ngày xuống còn 6 ngày và sau đó chỉ còn 30 phút. Bên cạnh đó, còn có một “đường dây” bí mật làm nhiệm vụ đổi ngoại tệ và tiếp nhận các nguồn viện trợ của bạn bè quốc tế. Sau 10 năm làm nhiệm vụ, đến tháng 4/1975, các cán bộ chiến sĩ ngành Ngân hàng đã chi viện cho chiến trường miền Nam khoảng 1 tỷ USD, hàng tỷ tiền Sài Gòn và hàng trăm triệu tiền Campuchia, Kíp Lào, Bath Thái Lan… Tất cả số viện trợ đó đều được vận chuyển, bảo quản an toàn, cấp phát theo quy định, không thiếu một xu.

Theo đánh giá của nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết: “Những đóng góp của cán bộ, chiến sĩ ngành Ngân hàng rất âm thầm, lặng lẽ bởi mọi thứ luôn nằm trong tình trạng tuyệt đối bí mật, thế nhưng lại đóng góp rất quan trọng góp nên thành công của sự nghiệp giải phóng miền Nam lịch sử năm 1975”.

Sau giải phóng, “Con đường tiền tệ” vẫn được tiếp tục. Không còn chiến tranh, không còn bom rơi, đạn nổ, song hoạt động ngân hàng cũng không kém phần khó khăn, gian khổ. Tuy nhiên, các thế hệ cán bộ ngành Ngân hàng đã lập được nhiều thành tích, góp phần đưa Việt Nam từ một nước lạc hậu, nghèo nàn sau chiến tranh trở thành một nước có thu nhập trung bình và phát triển ngang tầm với các nước trong khu vực, hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới.

Đặc biệt, từ năm 2011 đến nay, bám sát chủ trương, chính sách của Đảng, Quốc Hội và Chính phủ, ngành Ngân hàng đã nỗ lực vượt qua khó khăn do những tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và những khó khăn nội tại tích tụ từ nhiều năm qua để duy trì được sự ổn định của thị trường tiền tệ, giảm nhanh được mặt bằng lãi suất, ổn định tỷ giá và tăng nhanh dự trữ ngoại hối nhà nước; thị trường vàng được quản lý chặt chẽ, các ngân hàng yếu kém và nợ xấu được xử lý một cách căn bản. Như một mạch nguồn xuyên suốt thời gian, ngành Ngân hàng đã và đang tiếp tục nỗ lực tạo nên những huyền thoại mới trên con đường tiền tệ.

Anh Đức (Theo SBV)





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tỉ giá lại có diễn biến mới

Trong khi giá USD ngân hàng lao dốc mạnh thì trên thị trường tự do lại nhảy vọt.

NHNN đề xuất chứng chỉ tiền gửi được phát hành và thanh toán bằng đồng Việt Nam 

Tại dự thảo Thông tư quy định về phát hành chứng chỉ tiền gửi trong nước của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN) đề...

Hơn 77% người Việt Nam trưởng thành có tài khoản ngân hàng

Ngày 25/04/2023, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Họp báo Công bố sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024. 

Xếp hạng tín nhiệm của VPBank duy trì ở mức Ba3, triển vọng ổn định

Tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s Ratings (Moody’s) mới đây đã công bố giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm Ba3, triển vọng ổn định, cho Ngân hàng TMCP Việt Nam...

NHNN khẳng định chưa đặt vấn đề điều chỉnh lãi suất, dù tăng hay giảm

Đó là chia sẻ của Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2024 do Báo Người Lao Động tổ chức sáng ngày 25/4.

Năm 2024 – năm bản lề chuyển đổi đưa SHB vươn Tầm

Với chiến lược phát triển bền vững, SHB đang tiếp bước trên con đường đồng hành cùng người dân và đất nước. Ngân hàng đang chuyển đổi mạnh mẽ, vươn tầm trở thành...

Tăng cung ngoại tệ - Kiềm chế lãi suất

Trước tình hình lãi suất đang có dấu hiệu nhấp nhổm tăng trở lại, thể hiện qua việc một số nhà băng tăng lãi suất tiền gửi gần đây, cũng như lãi suất trên thị...

Tổng Giám đốc OCB gửi đơn từ nhiệm 

Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) vừa công bố thông tin về việc ông Nguyễn Đình Tùng gửi đơn từ nhiệm vị trí Tổng Giám đốc.

Bank of America: Châu Á bước vào kỷ nguyên tiền tệ hỗn loạn, dự báo tỷ giá VND lên 25,600 vào cuối quý 2

Bank of America (BofA) tỏ ra bi quan về hàng loạt đồng tiền châu Á, cho rằng đây là điểm khởi đầu của “kỷ nguyên hỗn loạn”. Đáng chú ý, họ dự báo tỷ giá USD/VND sẽ...

Giá USD tự do lao dốc, về mốc 25.700 đồng

Giá USD trên thị trường tự do hôm nay tiếp đà giảm. Giá USD bán ra đã giảm về mốc 25.700 đồng/USD. Giá USD trên thị trường chính thức cũng hạ nhiệt.

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98