Những hệ lụy ẩn giấu của giá dầu 'lao dốc'

03/04/2015 07:02
03-04-2015 07:02:00+07:00

Những hệ lụy ẩn giấu của giá dầu 'lao dốc'

Bản thân hệ quả của việc giảm giá dầu cũng tạo ra những hệ quả phái sinh khác mà bây giờ mới bắt đầu cho thấy dấu hiệu rõ ràng.

Nga, Exxon Mobil và ISIS có điểm gì chung? Tất nhiên là không, ngoại trừ việc tất cả đang vật lộn với một thực tế phiền phức nhưng rất hiển nhiên: giá dầu biến động lớn, đột ngột và kéo dài sẽ làm thay đổi thế giới.

Thực tế đó đã xảy ra năm 1974 và hiện nay đang tái diễn. Chỉ trong một vài tháng giai đoạn 1973 – 1974, giá dầu đã tăng vọt từ 3 USD lên đến 12 USD/thùng. Giá dầu mới đã tạo ra quyền lực kinh tế toàn cầu mới: trước tiên là các nước sản xuất dầu ở Trung Đông và Bắc Phi. Nó cũng ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế của Mỹ, châu Âu (EU), Nhật Bản và các nước nhập khẩu dầu khác.

Giá dầu phi mã cũng thay đổi mối quan hệ quyền lực giữa các nước đóng vai trò địa chính trị lớn của thế giới và tạo ra một sự liên kết mới. Nó dẫn đến nhiều hậu quả không mong đợi, từ việc gây ra các cuộc chiến dầu lửa, cho đến tiếp "nhiên liệu" cho sự mở rộng quốc tế của trào lưu chính thống hồi giáo nhờ nguồn quỹ từ các nước siêu giầu mới như Saudi Arabia.

Tình trạng rớt giá dầu hiện nay vốn bắt đầu từ mùa hè năm 2014, có thể cũng gây ra tác động ngang với cú sốc giá dầu tăng gấp 4 lần vào năm 1974.

Một số tác động của việc giảm giá dầu là rất rõ ràng và tức thời. Nó khiến người dân Mỹ tỏ ra hài lòng, trong khi giới chức các nước xuất khẩu dầu lại đau đầu hơn khi buộc phải cắt giảm ngân sách công, và do vậy có nguy cơ dẫn đến rối loạn xã hội, chính trị.

Còn tại Nga đồng rúp đang bị sụt giá mạnh, thị trường chứng khoán cũng giảm điểm, dự trữ của Ngân hàng trung ương dần bó hẹp, dòng vốn đầu tư đang rời bỏ nước này, lợi nhuận của việc xuất khẩu đang giảm và đầu tư nước ngoài cũng sụt mạnh. Cơ quan đánh giá tín dụng đánh giá trái phiếu quốc gia Nga đã giảm giá trị đáng kể.

Theo các nhà phân tích, nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do hợp đồng xuất khẩu dầu và khí đốt - nguồn thu mang lại 68% tổng giá trị xuất khẩu của Nga và 50% nguồn thu ngân sách liên bang -  giảm mạnh do các lệnh trừng phạt kinh tế mà Mỹ và EU áp đặt lên Moscow.

Nước Nga chịu ảnh hưởng mạnh khi giá dầu giảm. Ảnh minh họa

Tuy nhiên, bản thân những hệ quả này cũng tạo ra những hệ quả phái sinh khác mà bây giờ mới chỉ bắt đầu rõ ràng.

Tháng 12/2014, Chevron hoãn một dự án thăm dò khí đốt từ đá phiến tại Ukraine trị giá 10 tỷ USD. Đây là dự án mà chính phủ Ukraine cho rằng sẽ kích thích nền kinh tế đang rơi vào khủng hoảng, thậm chí là bớt phụ thuộc hơn vào nguồn cung khí đốt từ Nga.

Theo Goldman Sachs, đầu tư trong các dự án năng lượng có trị giá 1 nghìn tỷ USD hiện sẽ gặp nhiều rủi ro. Trong dài hạn, điều này có nghĩa là sản phẩm dầu mỏ ít đi và giá năng lượng cao hơn. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, sự biến mất bất ngờ của dòng vốn đầu tư khổng lồ sẽ khiến các công ty năng lượng bị thiệt hại và đặc biệt là nhà cung ứng thiết bị của họ và các công ty xây dựng, công trình đã lên kế hoạch triển khai các dự án đó.

Giá dầu thấp cũng làm giảm động cơ khai thác các loại dầu nặng nhiều tạp chất đã được tìm thấy tại một số khu vực có trữ lượng dầu lớn nhất thế giới như vùng sông Orinoco của Venezuela. Do chi phí sản xuất cao, việc sử dụng các nguồn dự trữ này sẽ bị hoãn lại. Giá dầu giảm cũng sẽ làm giảm tính kinh tế của các nguồn năng lượng sạch như năng lượng mặt trời, gió…

Tuy nhiên, một số người lạc quan cho rằng giá dầu và khí đốt lao dốc sẽ khuyến khích các nhà sản xuất năng lượng tái tạo cải tiến phương thức sản xuất và công nghệ khiến nguồn năng lượng này rẻ hơn và kinh tế hơn, đồng thời cũng làm nguồn năng lượng này hấp dẫn hơn về mặt thương mại khi giá dầu phục hồi.

Giá dầu giảm cũng làm thay đổi thị trường tài chính do làm mất cân đối tài chính của các công ty năng lượng, khi tổng khối lượng dự trữ dầu giảm sẽ là nhân tố chủ yếu làm giảm giá trị tài sản đang sở hữu của các công ty này. Khi giá dầu giảm nhưng chi phí sản xuất dầu lại tăng tại một số mỏ dầu sẽ làm lượng dự trữ bất khả thi về thương mại. Sự biến động giá trị của các công ty sẽ dẫn đến làn sóng sáp nhập và mua lại công ty, làm thay đổi cơ cấu của ngành công nghiệp năng lượng.

Một số quỹ tài chính quốc gia lớn nhất thế giới, hoặc các công ty quốc doanh đều phụ thuộc vào các nước sản xuất dầu. Ví dụ Nauy sở hữu khoảng 1,3% tổng chứng khoán toàn cầu. Giá dầu sụt giảm lâu dài sẽ khiến nước này phải bù phần thâm hụt ngân sách từ các nguồn vốn của các quỹ đầu tư quốc gia. Điều này sẽ dẫn đến việc phải thanh lý một khối lượng lớn các khoản đầu tư và do vậy sẽ giảm áp lực trên thị trường cổ phiếu toàn cầu. Thực tế là quỹ trị giá 840 tỷ USD của Nauy đã phải thành lập một nhóm chuyên gia để đánh giá việc hủy bỏ khoản đầu tư vào các công ty nhiên liệu hóa thạch do giá trị tài sản của lĩnh vực hydrocarbon đang giảm mạnh.

Về mặt địa chính trị, quan hệ giữa Nga và EU đã bị gián đoạn do giá dầu thấp và khủng hoảng chính trị tại Ukraine. Việc công ty Gazprom từ bỏ dự án đường ống khí đốt phía Nam đi qua biển Đen và Đông nam châu Âu thể hiện hành động trả đũa. Tuy nhiên, quan hệ Nga-Trung đang tiến triển, các chuyên gia phân tích cho rằng quan hệ kinh tế chặt chẽ giữa hai quốc gia là “sự tính toán của Trung Quốc với các thỏa thuận năng lượng là dựa trên lợi thế mặc cả do giá dầu thấp… còn Nga hiện đang bị áp đặt lệnh trừng phạt trong bối cảnh giá dầu giảm mạnh thì lại rất cần có đối tác”

Không ở đâu, ảnh hưởng phái sinh của giá dầu thấp lại đa dạng, quan trọng và khó dự đoán như ở Trung Đông. Một bài báo trên tờ Financial Times vào tháng 2 ước tính, doanh thu từ bán dầu của nhóm chiến binh ISIS đã giảm 300.000 USD mỗi ngày, từ mức 1 triệu - 2 triệu USD/ một ngày năm 2014. "Tôi không nghĩ [sự suy giảm doanh thu dầu] sẽ dẫn đến sự sụp đổ [của Nhà nước Hồi giáo tự xưng]...  Nhưng nó có thể đẩy nhanh sự suy sụp của họ”, chuyên gia Torbjorn Soltvedt phân tích trong bài báo.

Mai Linh (lược dịch theo The Atlantic)

vietnamnet

-------------------------------------

Tác giả bài viết, Moises Naism, là biên tập viên của tờ Atlantic, một chuyên gia uy tín của chương trình kinh tế quốc tế thuộc Quỹ tài năng Carnegie vì hòa bình. Naism chuyên phụ trách trang quốc tế của một số tờ báo hàng đầu Tây Ban Nha và Italy.





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Nhật Bản: Đồng yen có thể suy yếu xuống mức kỷ lục của 38 năm trước

Đồng yen của Nhật Bản là “nạn nhân” rõ ràng nhất của sự chênh lệch lãi suất ngày càng lớn giữa Nhật Bản với Mỹ, và thậm chí cả hoạt động đầu cơ.

Các đồng tiền châu Á sắp có tuần tăng giá mạnh nhất trong 2 tháng

Các đồng tiền châu Á sắp ghi nhận tuần tăng tốt nhất trong 2 tháng, khi các nhà hoạch định chính sách ở các nước đẩy mạnh can thiệp để hỗ trợ tỷ giá.

Nikkei: Báo động đỏ về biên lãi ròng của các ngân hàng Trung Quốc

Theo kết quả khảo sát 58 ngân hàng thương mại được niêm yết tại Trung Quốc đại lục và Khu hành chính đặc biệt Hong Kong của tờ Nikkei, biên lãi ròng của 39 ngân...

Microsoft cam kết đầu tư 1,7 tỷ USD phát triển hạ tầng AI cho Indonesia

Giám đốc Điều hành Microsoft cho biết hãng sẽ sớm xây dựng các trung tâm dữ liệu ở Indonesia, cũng như giúp quốc gia này đào tạo hàng trăm nghìn lao động trong lĩnh...

Hơn 100 cửa hàng KFC tại Malaysia phải đóng cửa

QSR đã thay đổi chiến lược xây dựng thương hiệu theo hướng mang tính Hồi giáo hơn trên trang web của mình, nhưng nhiều người Malaysia vẫn tiếp tục quay lưng với...

Bất động sản Trung Quốc vẫn gặp khó dù tăng cho vay, nới lỏng hạn chế

Các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc đã phải cắt giảm mạnh mẽ lực lượng lao động khi họ phải gánh chịu các nghĩa vụ nợ ngày càng tăng và doanh số bán hàng sụt...

Nhật Bản: Đồng yen tiếp tục trượt dốc, giảm xuống mức thấp kỷ lục mới

Đồng yen tiếp tục trượt dốc xuống mức thấp kỷ lục khi Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) ngày 26/4 duy trì lãi suất hiện nay sau cuộc họp chính sách tiền tệ kéo dài hai ngày.

Thêm một ngân hàng Mỹ phá sản

Trong ngày 26/04, Quỹ Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) đã thông báo về việc đóng cửa ngân hàng Republic First Bank, đánh dấu vụ sụp đổ ngân hàng đầu tiên tại...

Đồng yen của Nhật Bản trượt giá xuống mức thấp nhất trong 34 năm

Giá đồng yen giảm sau khi Mỹ công bố các dữ liệu lạm phát mới cao hơn dự tính, đẩy giá đồng USD lên mức cao nhất trong 5 tháng và càng củng cố niềm tin rằng Fed sẽ...

Indonesia bất ngờ nâng lãi suất

Ngân hàng Trung ương Indonesia bất ngờ nâng lãi suất trong ngày 24/04 nhằm hỗ trợ đồng Rupiah, sau khi đồng tiền này rơi xuống đáy 4 năm.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98