'CPI đang ổn, tăng lương quá đổ dầu vào lửa'

27/05/2015 08:21
27-05-2015 08:21:20+07:00

'CPI đang ổn, tăng lương quá đổ dầu vào lửa'

"Nếu điều chỉnh lương trong khi chỉ số giá (CPI) đang ổn định thế này thì quá bằng chuyện anh đổ dầu vào lửa. Hai yếu tố tác động chưa đòi hỏi phải tăng lương trong giai đoạn hiện nay" - Phó chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội Bùi Sỹ Lợi trả lời báo chí ngày 26/5.

Rất nhiều ĐBQH đặt vấn đề nguồn tăng thu ngân sách rất lớn, đạt 80.000 tỷ. Theo ông, điều này tạo cơ sở bố trí cho việc tăng lương không, bởi một trong những lý do năm trước hoãn tăng lương vì không bố trí được nguồn?

Thực ra chỉ số giá năm 2014 chỉ có hơn 1,8%, quý 1 vừa rồi lại giảm nên chưa đặt ra vấn đề điều chỉnh lương.

Phó chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội Bùi Sỹ Lợi. Ảnh: Minh Thăng

 

Ông có thể giải thích cụ thể, vì sao chỉ số giá thấp chưa thể đặt ra vấn đề điều chỉnh lương?

Chỉ số giá không tăng quá mức nên ảnh hưởng đến giá trị lương, giá trị thực tế của đồng tiền không lớn. Nếu điều chỉnh lương trong khi chỉ số giá đang ổn định thế này thì quá bằng chuyện anh đổ dầu vào lửa. Tăng lương thì tăng tiền lưu thông, dẫn đến gia tăng. Tăng lương theo đó không có giá trị.

Điều chỉnh lương tối thiểu và điều chỉnh lương cơ sở phụ thuộc hai việc: tốc độ tăng trưởng tăng lên, chỉ số giá sinh hoạt tăng lên, làm ảnh hưởng giá trị thực tế của lương dẫn đến việc phải điều chỉnh lương đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu của người lao động. Hai yếu tố này chưa đòi hỏi phải tăng lương trong giai đoạn hiện nay.

Tăng trưởng mới có cơ tăng lương

Đòi hỏi của cử tri có căn cứ vì 2 năm vừa rồi đã hoãn lộ trình tăng lương với lý do không đủ nguồn, ngân sách khó khăn, thậm chí là không cân đối được dự toán. Bây giờ vượt thu lớn như vậy lại không đề cập đến tăng lương để bù đắp lộ trình có hợp lý, thưa ông?

UB cải cách chính sách tiền lương nhà nước đã họp và xem xét, nếu từ nay đến 6 tháng cuối năm hoặc cuối năm, nếu nguồn thu tăng trưởng đạt được tốc độ như quý 1 thì chắc chắn sẽ xem xét để điều chỉnh lộ trình tăng lương cơ sở. Hôm trước từ 1.050 triệu đồng tăng lên được 1.150, bây giờ vẫn đang nợ công chức cái đó.

Lộ trình từ nay đến năm 2020, lương cơ sở phải đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu của công chức, viên chức.

Khu vực có quan hệ lao động cho đến giờ phút này cứ 1/1 hàng năm chúng ta điều chỉnh, chỉ còn lương cơ sở thì Chính phủ phải xem xét khả năng tăng trưởng như thế nào. Nếu khả năng tăng trưởng được như quý 1 và 2, 3 nhích lên thì mới có cơ. Phần tiền thu ngân sách tăng lên mới có cơ để cải cách chính sách lương.

Còn nếu xét điều kiện thứ 2 là về chỉ số giá sinh hoạt hiện nay đang giữ mức cân bằng, thậm chí còn giảm hơn, đời sống cũng chưa bị tác động bởi yếu tố giá nên việc tăng lương chưa cần thiết.

Báo cáo của Bộ trưởng Nội vụ vừa mới gửi đến QH nói rõ mức lương cơ sở của khối công chức mới chỉ bằng 44% lương tối thiểu của khu vực doanh nghiệp. Người ra trường chỉ khoảng 3, 5 triệu đồng/tháng, bộ trưởng cũng chưa được 15 triệu đồng, như vậy không có lý do gì để trì hoãn lộ trình tăng lương được nữa?

Kinh tế quý 1 mới tăng 6,03%, nhìn ra cũng chưa đủ căn cứ để nâng lương. Bởi theo nguyên tắc lương, tốc độ tăng năng suất lao động phải tăng nhanh hơn tốc độ tăng lương bình quân thì mới giữ được giá tiêu dùng.

Mục tiêu điều chỉnh lương tối thiểu vẫn là mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta nhưng nó phải xuất phát từ thực trạng phát triển kinh tế và khả năng ngân sách cân đối để chi cho lương, để làm sao khi cải cách lương hay nói cách khác nâng lương tối thiểu không tác động đến đời sống, không làm ảnh hưởng đến giá cả sinh hoạt.

Hồng Nhì (ghi)

vietnamnet







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Trung ương đồng ý ông Vương Đình Huệ thôi chức Chủ tịch Quốc hội

Trung ương họp bất thường đồng ý cho ông Vương Đình Huệ thôi giữ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng khóa 13, Chủ tịch Quốc hội khóa 15, theo nguyện vọng...

Thủ tướng: Mở chiến dịch đào tạo nhân lực ngành bán dẫn

Theo Thủ tướng, nhân lực cũng một trong những yếu tố được các đối tác trông chờ ở Việt Nam. Nếu chuẩn bị tốt nguồn nhân lực thì Việt Nam sẽ nhận được tin tưởng của...

“Nghịch lý” trong chỉ số Par Index của TP.HCM

Bộ chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh năm 2023 (Par Index 2023) vừa được công bố. Ở cấp độ chỉ số tổng hợp, TP.HCM tăng 3 bậc, đạt 86.97%, thuộc nhóm B – nhóm gồm...

HSBC: Thiên thời cho nền kinh tế số ASEAN

Nền kinh tế số ASEAN đang bước vào giai đoạn tươi sáng mới. Tuy vậy, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này cần áp dụng chiến lược thông minh để có thể gặt hái quả...

Ngân hàng Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng GDP 2024 của Việt Nam xuống còn 6%

Trong báo cáo kinh tế vĩ mô về Việt Nam vừa được công bố, Ngân hàng Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam xuống mức 6% năm 2024, so với mức dự báo...

Chuyên gia Ngân hàng Thế giới: Kinh tế Việt Nam đang dần phục hồi

Chuyên gia WB cho biết kinh tế Việt Nam đang có những tín hiệu phục hồi khác nhau và dự báo tăng trưởng kinh tế sẽ đạt mức 5,5% vào năm 2024 và tăng dần lên 6% vào...

Chuyên gia IMF: Việt Nam là điểm đến hấp dẫn cho đầu tư nước ngoài

Ông Paulo Medas, Trưởng đoàn tham vấn, giám sát kinh tế Vĩ mô Việt Nam của IMF, nhận định Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn cho FDI trong khi kinh tế toàn cầu biến...

Thủ tướng chỉ thị các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 21/4/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cho cơ sở hạ tầng, dành 5,7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho các dự...

ADB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững vàng dù toàn cầu bất ổn

Theo Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4 năm 2024 được công bố ngày 11/4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98