Mua nợ xấu như tách ‘con nghiện’ ra khỏi cộng đồng

27/05/2015 08:11
27-05-2015 08:11:15+07:00

Mua nợ xấu như tách ‘con nghiện’ ra khỏi cộng đồng

Đó là cách ví von gần gũi của TS. Trần Du Lịch - Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM, khi nói về việc xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng hiện nay. Tuy nhiên, ông cho rằng, để xử lý dứt điểm nợ xấu đòi hỏi nhiều yếu tố liên quan khác.

PV. VietNamNet đã có cuộc trao đổi cụ thể hơn với TS. Trần Du Lịch xung quanh vấn đề này.

Lo nhất là tái cơ cấu và xử lý nợ xấu

- Trong điều hành kinh tế vĩ mô những tháng đầu năm, ông đánh giá thế nào về hệ thống ngân hàng và chính sách tiền tệ? Điều gì ông thấy băn khoăn nhất?

TS. Trần Du Lịch: Thời gian qua, ngành ngân hàng đã có nhiều nỗ lực và thực thi nhiệm vụ hiệu quả góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, ổn định thị trường vàng, ngoại tệ, giảm mặt bằng lãi suất hợp lý và quyết tâm thực hiện tái cấu trúc và xử lý nợ xấu.

Lần đầu tiên trong nhiều năm, dư nợ tín dụng tăng trên 4%, điều mà 3 năm qua hệ thống ngân hàng không làm được. NHNN đã đưa ra nhiều chương trình tín dung mang tính sáng tạo, như chương trình cho vay theo mô hình liên kết, tập trung vào 5 lĩnh vực tín dụng ưu tiên như nông nghiệp, xuất khẩu, DN nhỏ và vừa,... Những nỗ lực đó đã góp phần khơi thông nguồn vốn tín dụng, giúp nhiều DN phục hồi sản xuất.

 

TS. Trần Du Lịch

Điều tôi băn khoăn nhất là việc tái cơ cấu và xử lý nợ xấu còn đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, nhưng về tổng thể đã chứng minh sự quyết tâm và nỗ lực của hệ thống ngân hàng để giải quyết vấn đề này.

- Vẫn còn ý kiến cho rằng việc tái cơ cấu ngân hàng và xử lý nợ xấu còn chậm và chỉ sự gom lại một cách cơ học, chưa giải quyết đươc tận gốc vấn đề, ông nghĩ sao?

Việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng là vô cùng cần thiết để chúng ta loại khỏi hệ thống những ngân hàng yếu kém,bảo đảm tính an toàn của cả hệ thống. Việc mua lại, sáp nhập giảm 9 ngân hàng là sự nỗ lực và đảm bảo được các nguyên tắc trên.

Còn câu chuyện xử lý nợ xấu là một việc khó đòi hỏi thời gian và quyết tâm cao, nếu làm không tốt sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống ngân hàng và nền kinh tế.

VAMC (Công ty Quản lý tài sản) mua nợ xấu giống như tách "con nghiện" ra khỏi cộng đồng, xét về lợi ích tổng thể làm lành mạnh hệ thống ngân hàng và vẫn đảm bảo nguyên tắc chi phí tối thiểu. Tuy nhiên, để xử lý dứt điểm được nợ xấu như kỳ vọng đòi hỏi nhiều yếu tố khác.

Tổ chức tín dụng bao giờ cũng có tâm lý che giấu nợ xấu.

- Về vấn đề nợ xấu có ý kiến cho rằng, con số nợ xấu được đưa ra không thống nhất và thiếu minh bạch. Ý kiến của ông về vấn đề này ra sao?

 

Trên thực tế có như vậy. Tỷ lệ nợ xấu mỗi đơn vị đưa ra lại dựa trên tiêu chí và mục tiêu khác nhau. Tổ chức tín dụng bao giờ cũng có tâm lý che giấu nợ xấu.

Thực tế, có ngân hàng báo cáo tỷ lệ nợ xấu chỉ dưới 3% nhưng kết quả thanh tra cao gấp nhiều lần, thậm chí hàng chục lần. Vì sao các tổ chức tín dụng làm như vậy? Vì nợ xấu ra tăng có nghĩa là TCTD phải trích lập dự phòng rủi ro cao hơn, từ đó ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và cổ tức.

Thông qua công tác thanh tra, giám sát, NHNN trong những năm qua công bố tỷ lệ nợ xấu thường cao hơn tỷ lệ do NHTM công bố. Thực tế đã có sự chênh lệch lớn giữa tỷ lệ nợ xấu của TCTD báo cáo (khoảng 3% đến 4%) với đánh giá của NHNN thời điểm 2012 (khoảng 17%). Không phải có sự đột biến nào về số liệu nợ xấu mà chẳng qua là con số nợ xấu, chất lượng tín dụng được đánh giá, soi xét quan lăng kính thanh tra, giám sát.

Ví dụ năm 1999-2000 tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng khoảng 13% trong khi đó theo đánh giá của IMF tỷ lệ nợ xấu của TCTD thời điểm đó không dưới 30% theo chuẩn mực quốc tế. Điều quan trọng hiện nay chúng ta không phải là sự khác nhau của các con số mà tập trung tìm các giải pháp thực thi.

Nợ xấu khoảng 3% là khả quan

- Ông có tin rằng việc đặt mục tiêu đưa nợ xấu về mức 3% năm 2015 là đạt được?

Tôi kỳ vọng như vậy. Kết quả giám sát mới đây trên địa bàn TP.HCM của đoàn ĐBQH cho thấy, 12 ngân hàng TMCP có hội sở tại TP.HCM thì tỷ lệ nợ xấu chỉ 2,45%. Nhưng nếu tính cả các công ty tài chính và một vài NHTM đang được NHNN giám sát đặt biệt, thì tỷ lệ nợ xấu vẫn còn 5,53%.

Với quyết tâm cao của hệ thống ngân hàng trong thời gian vừa qua tôi tin là việc đưa nợ xấu về khoảng 3% là khả quan và thực tế, nhưng việc xử lý căn cơ vấn đề nợ xấu và "hậu nợ xấu" chắc chắn phải mất nhiều năm.

- Đâu là khó khăn lớn nhất trong việc tái cơ cấu và xử lý nợ xấu hệ thống ngân hàng thời gian qua, thưa ông?

Khó khăn lớn nhất tôi nghĩ là cơ chế để xử lý nợ xấu còn nhiều vướng mắc. VAMC đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Việc xử lý khối tài sản đã mua và sẽ mua đang là thách thức lớn, nhưng dù sao VAMC cũng là một sự lựa chọn tốt nhất trong bối cảnh nguồn lực tài chính còn hạn chế và không được sử dụng ngân sách.

Song, để xử lý dứt điểm nợ xấu cần thời gian và sự hoàn thiện cơ chế pháp lý cho hoạt động của VAMC, đặc biệt liên quan đến hình thành cơ chế cho thị trường mua bán nợ, trong đó tháo gỡ những vướng mặc liên quan đến quyền của chủ nợ theo Luật dân sự, thủ tục phát mãi tài sản thế chấp,... đang là trở ngại rất lớn trong quá trình thanh lý tài sản thế chấp.

- Xin cảm ơn ông!

Minh Hải (thực hiện)

vietnamnet







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Ngân hàng SCB ‘đòi’ toàn bộ tài sản của bà Trương Mỹ Lan để khắc phục hậu quả

Khi phiên xét xử đang diễn ra, Ngân hàng SCB có kiến nghị tòa giao tòa nhà 127 Pasteur và toàn bộ tài sản của bị cáo Trương Mỹ Lan cho SCB toàn quyền sử dụng.

Ví điện tử còn sống khỏe giữa “rừng” Mobile Banking?

Không chỉ phải cạnh tranh gay gắt với các đối thủ cùng ngành, giờ đây các nhà phát triển ví điện tử còn “đau đầu” giải bài toán thu hút khách hàng khi các nhà băng...

VietABank công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023

Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank) vừa công bố báo cáo kiểm toán năm 2023 với những điểm tích cực như huy động vốn, dư nợ, thu nhập từ chứng khoán đầu tư (TPCP) đều...

Người dân giảm gửi tiền vào ngân hàng

Xu hướng giảm lãi suất huy động tiếp tục được duy trì trong quý 1/2024 khiến người dân không còn mặn mà với việc gửi tiết kiệm vào ngân hàng.

Bắt nữ Giám đốc Ngân hàng MSB chi nhánh Thanh Xuân lừa đảo 338 tỷ đồng

Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó giám đốc Công an TP. Hà Nội cho biết, Cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam bà Bùi Thị Hoài Anh, Giám đốc ngân hàng MSB...

Thêm khách hàng tố tài khoản tại MSB 'bốc hơi' gần 28 tỷ đồng

Vụ việc một tài khoản tại Ngân hàng MSB bị "bốc hơi" hơn 58 tỷ đồng chưa hết ồn ào thì lại có thêm một khách hàng phản ánh cũng bị rút sạch số tiền 27,7 tỷ đồng.

Đang thi hành 4 bản án, ông Trần Phương Bình tiếp tục hầu tòa

Dù đang thi hành 4 bản án, với tổng hình phạt chung là tù chung thân nhưng ông Trần Phương Bình tiếp tục phải hầu tòa vì làm thất thoát của Ngân hàng Đông Á 981 tỷ...

Giá USD ngân hàng lập đỉnh mới

Giá USD tại các ngân hàng thương mại hôm nay lập đỉnh mới, có ngân hàng đưa giá bán vượt mốc 25.000 đồng/USD. Còn giá USD trên thị trường tự do lại hạ nhiệt.

Nam A Bank được Moody’s nâng bậc xếp hạng, dự kiến tăng vốn mạnh mẽ

Nam A Bank (mã chứng khoán NAB - HOSE) vừa được Tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới Moody’s nâng bậc đánh giá tín nhiệm nhiều chỉ số xếp hạng quan trọng.

Tiên phong xu hướng ngân hàng mở, OCB hướng đến giải pháp tài chính xanh 

Với chiến lược hướng đến mô hình quản trị  bền vững, Ngân hàng Phương Đông (OCB) đã và đang tiên phong trong cuộc đua triển khai Open API theo xu hướng ngân hàng mở...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98