Thử phác họa diện mạo báo chí

28/05/2015 11:14
28-05-2015 11:14:39+07:00

Thử phác họa diện mạo báo chí

Nếu đề án quy hoạch báo chí được triển khai, những tờ báo như VnEconomy hay Dân Trí phải tìm cơ quan chủ quản khác mới được tiếp tục tồn tại. Vì sao như thế?

Theo thông tin tổng hợp từ nhiều nguồn, có thể hình dung việc sắp xếp lại làng báo Việt Nam sẽ diễn ra trong thời gian tới với những nét chính dần dần lộ diện.

Đằng sau mỗi thương hiệu là niềm tin của độc giả gửi gắm cho tờ báo và chính niềm tin này trở thành sức mạnh cho tờ báo. Ảnh: Minh Khuê

Gom cơ quan chủ quản báo

Điều đáng chú ý đầu tiên của đề án quy hoạch báo chí là áp dụng mô hình một cơ quan báo chí chỉ có một ấn phẩm chính, còn lại là ấn phẩm phụ. Ví dụ Bộ Giao thông Vận tải có lúc có đến 2 tờ báo và 9 tạp chí nay bộ này chủ trương chỉ còn lại 1 tờ báo và 1 tạp chí khoa học. Hay Bộ Y tế hiện nay có 2 tờ báo và 15 tạp chí - nếu theo tinh thần của đề án thì cũng phải sắp xếp lại, chỉ còn 1 cơ quan báo chí, có thể có nhiều ấn phẩm nhưng ở chung dưới một nhà, một cơ quan.

Ở đây đề án đã nhìn báo chí theo con mắt hành chính, cơ học một cách máy móc. Người đọc họ đâu cần biết tờ nào là chính, tờ nào là phụ; thậm chí với báo điện tử, đơn vị đọc của họ là bài báo chứ không còn là tờ báo nữa.

Đây sẽ là một điểm gây tranh cãi và sẽ là lực cản lớn cho đề án này. Ví dụ Bộ Kế hoạch và Đầu tư hiện có 2 tờ báo và 5 tạp chí, sẽ phải chọn tờ nào làm tờ chính, biến tờ nào thành tờ phụ và - quan trọng hơn - vì sao phải làm như thế? Ngoài tờ Đầu Tư, báo Đấu thầu của bộ này ra đời là do Luật Đấu thầu yêu cầu phải có.

Và khi đề án minh họa với trường hợp TPHCM thì sẽ không ai hình dung nổi vì sao những tờ báo có tên tuổi trong làng báo và bạn đọc hàng chục năm qua nay thành ấn phẩm phụ.

Tài sản lớn nhất của một tờ báo chính là tên tuổi của tờ báo đó, phải dày công xây dựng trong nhiều năm - đó chính là thương hiệu của tờ báo. Đằng sau mỗi thương hiệu là niềm tin của độc giả gửi gắm cho tờ báo và chính niềm tin này trở thành sức mạnh cho tờ báo. Xưa nay báo chí được sắp xếp, quản lý theo thương hiệu, chứ không phải theo cơ quan chủ quản.

Điểm thứ hai đáng chú ý là đề án đưa ra định hướng các sở, ngành ở các tỉnh thành sẽ không xuất bản báo in nữa. Điều đó có nghĩa các tờ báo như Tuổi Trẻ hiện trực thuộc Thành Đoàn TPHCM hay báo Pháp Luật TPHCM trực thuộc Sở Tư Pháp TPHCM sẽ phải đi tìm cơ quan chủ quản mới hay trở thành ấn phẩm phụ của một tờ báo chính nào khác.

Đề án nói rõ mỗi tổ chức chính trị - xã hội thì được quyền có một cơ quan báo in và một cơ quan tạp chí in nhưng mỗi tổ chức xã hội - nghề nghiệp thì chỉ được có một cơ quan tạp chí in mà thôi. Điều đó có nghĩa tờ VnEconomy của Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam và tờ Dân Trí của Hội Khuyến học Việt Nam phải đi tìm “chủ quản” mới bằng không phải tự giải thể!

Ở đây phải nói lại một cách cơ bản về vai trò của báo chí. Một trong những vai trò được kỳ vọng của báo chí là làm con mắt, lỗ tai của công luận nhằm giám sát các cơ quan nhà nước xem có thực hiện đúng chức năng của họ hay không. Thử tưởng tượng báo chí hoàn thành vai trò này như thế nào nếu tất cả báo chí đều là của các bộ, ban, ngành... Thử tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra nếu báo của các bộ bắt tay nhau, ký kết các hợp đồng phối hợp tác chiến, báo bộ này khen bộ kia, báo bộ kia khen bộ nọ để tất cả được đánh bóng lên, mọi thiếu sót, khuất tất được lấp liếm?

Chính vì thế đã có nhiều ý kiến từ nhiều năm nay cho rằng tốt nhất là báo chí nên đưa về các hội đoàn trong một lộ trình “xã hội hóa” báo chí. Nay đề án đi ngược lại xu hướng đó thì không hy vọng gì chúng ta sẽ xây dựng được một làng báo mạnh.

Cắt bầu sữa ngân sách

Một nội dung khác thoạt trông sẽ nhận được sự đồng tình của nhiều người - đó là việc Nhà nước sẽ mạnh dạn cắt bỏ bầu sữa trợ cấp cho các báo. Đề án đưa ra cột mốc đến năm 2020 tất cả các cơ quan báo chí phải tự chủ về mặt tài chính. Đây là điều trước sau gì cũng phải làm vì không lẽ ngân sách nhà nước lại đi cấp tiền cho các bộ, ngành để báo của bộ, ngành đó nói tốt cho mình, bảo vệ cho lợi ích của chính bộ, ngành đó.

Xem tiếp tại đây...

Nguyễn Vạn Phú

tbktsg





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98