Thủ tướng chỉ thị xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 2016

29/05/2015 21:19
29-05-2015 21:19:49+07:00

Thủ tướng chỉ thị xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 2016

Ngày 29/5, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Chỉ thị số 11/CT-TTg về xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2016, yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước (các Bộ, ngành trung ương và địa phương) tập trung chỉ đạo xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2016.

May xuất khẩu tại Công ty May Tiên Sơn Thanh Hóa. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)

Chỉ thị nêu rõ, mục tiêu tổng quát của Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2016 là tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm tốc độ tăng trưởng hợp lý, kinh tế phát triển bền vững; đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược, tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; thực hiện tốt các mục tiêu an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường và cải thiện đời sống nhân dân; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế; củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia, an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội; thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả, hiệu lực bộ máy quản lý nhà nước; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng.

Phấn đấu GDP trên 6,5%

Về định hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2016, Chỉ thị nêu rõ, tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng và các đề án tái cơ cấu ngành, lĩnh vực theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) trên 6,5%.

Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, khuyến khích nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp; thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; thực hiện đồng bộ các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu đối với những mặt hàng không thiết yếu; tiếp tục đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020.

Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, bảo đảm thực hiện có hiệu quả, đúng tiến độ các giải pháp, mục tiêu được nêu tại Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đặc biệt là trong các lĩnh vực thuế, hải quan, kho bạc nhà nước, bảo hiểm xã hội theo hướng tạo thuận lợi ở mức cao nhất cho người dân và doanh nghiệp; tiếp tục thực hiện tái cơ cấu và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước; điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt.

Phát triển hệ thống an sinh xã hội đa dạng

Cùng với đó là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển giáo dục đào tạo, khoa học và công nghệ; phát triển hệ thống an sinh xã hội đa dạng; chủ động, tích cực phòng chống dịch bệnh, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực y tế; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh; thực hiện tốt chính sách dân tộc và tôn giáo.

Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; tăng cường công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí; thực hiện có hiệu quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu, vi phạm pháp luật trong hoạt động công vụ; tập trung xử lý dứt điểm các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài.

Thu từ xuất nhập khẩu tăng 6-8%

Về nhiệm vụ xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2016, Chỉ thị nêu rõ, đối với dự toán thu ngân sách nhà nước, đặt mục tiêu huy động vào ngân sách nhà nước năm 2016 từ thuế, phí khoảng 18-19% GDP.

Dự toán thu nội địa (không kể thu từ sử dụng đất) phấn đấu tăng bình quân tối thiểu từ 15% trở lên so với đánh giá ước thực hiện năm 2015 (loại trừ các yếu tố tăng, giảm thu do thay đổi chính sách).

Dự toán thu từ hoạt động xuất nhập khẩu phấn đấu tăng bình quân tối thiểu 6-8% so với đánh giá ước thực hiện năm 2015. Mức tăng thu cụ thể tùy theo điều kiện, đặc điểm và phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn của từng địa phương.

Chi ở mức hợp lý

Đối với dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2016, Chỉ thị nêu rõ, chi đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước năm 2016 phải phục vụ mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2016 và giai đoạn 5 năm 2016-2020; chi đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước giữ tỷ trọng trên tổng chi ngân sách nhà nước ở mức hợp lý, phấn đấu bố trí tổng mức theo nguyên tắc vay bù đắp bội chi từ nguồn vốn trong nước và vốn vay ODA cho đầu tư phát triển theo cam kết với các nhà tài trợ; tiền thu sử dụng đất, một phần tiền thu từ sử dụng tài nguyên theo tinh thần Kết luận số 63-KL/TW ngày 27/5/2013 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XI...

Các Bộ, ngành và địa phương cần xây dựng dự toán chi thường xuyên các lĩnh vực theo đúng định mức phân bổ dự toán chi ngân sách nhà nước và các chính sách, chế độ, định mức hiện hành; ưu tiên tăng chi cho quốc phòng, an ninh đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới; ưu tiên bố trí chi ngân sách cho một số lĩnh vực quan trọng theo các nghị quyết của Đảng, Quốc hội.../

Vietnam+



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thủ tướng: Mở chiến dịch đào tạo nhân lực ngành bán dẫn

Theo Thủ tướng, nhân lực cũng một trong những yếu tố được các đối tác trông chờ ở Việt Nam. Nếu chuẩn bị tốt nguồn nhân lực thì Việt Nam sẽ nhận được tin tưởng của...

“Nghịch lý” trong chỉ số Par Index của TP.HCM

Bộ chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh năm 2023 (Par Index 2023) vừa được công bố. Ở cấp độ chỉ số tổng hợp, TP.HCM tăng 3 bậc, đạt 86.97%, thuộc nhóm B – nhóm gồm...

HSBC: Thiên thời cho nền kinh tế số ASEAN

Nền kinh tế số ASEAN đang bước vào giai đoạn tươi sáng mới. Tuy vậy, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này cần áp dụng chiến lược thông minh để có thể gặt hái quả...

Ngân hàng Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng GDP 2024 của Việt Nam xuống còn 6%

Trong báo cáo kinh tế vĩ mô về Việt Nam vừa được công bố, Ngân hàng Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam xuống mức 6% năm 2024, so với mức dự báo...

Chuyên gia Ngân hàng Thế giới: Kinh tế Việt Nam đang dần phục hồi

Chuyên gia WB cho biết kinh tế Việt Nam đang có những tín hiệu phục hồi khác nhau và dự báo tăng trưởng kinh tế sẽ đạt mức 5,5% vào năm 2024 và tăng dần lên 6% vào...

Chuyên gia IMF: Việt Nam là điểm đến hấp dẫn cho đầu tư nước ngoài

Ông Paulo Medas, Trưởng đoàn tham vấn, giám sát kinh tế Vĩ mô Việt Nam của IMF, nhận định Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn cho FDI trong khi kinh tế toàn cầu biến...

Thủ tướng chỉ thị các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 21/4/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cho cơ sở hạ tầng, dành 5,7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho các dự...

ADB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững vàng dù toàn cầu bất ổn

Theo Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4 năm 2024 được công bố ngày 11/4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng...

Chính phủ yêu cầu nỗ lực hơn nữa để đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu trong năm 2024

Chính phủ vừa ban hảnh Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, trong đó yêu cầu các...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98